Siêu tuần dương hạm Moskva của Nga tỏa sáng sau đại tu

Siêu tuần dương hạm Moskva của Nga tỏa sáng sau đại tu

Siêu tuần dương hạm Moskva của Nga vừa hoàn tất quá trình đại tu lớn tại nhà máy sau nhiều năm, nhiều khả năng sẽ được phục vụ thêm một thời gian dài.
 

 Siêu tuần dương hạm Moskva của Nga vừa hoàn tất quá trình đại tu lớn tại nhà máy. Con tàu đã thực hiện các chiến dịch quân sự tại Syria từ năm 2015 và sau khi hoàn thành nhiệm vụ vào năm 2016, nó bước vào quá trình đại tu nâng cấp để gia tăng sức mạnh.
Siêu tuần dương hạm Moskva của Nga vừa hoàn tất quá trình đại tu lớn tại nhà máy. Con tàu đã thực hiện các chiến dịch quân sự tại Syria từ năm 2015 và sau khi hoàn thành nhiệm vụ vào năm 2016, nó bước vào quá trình đại tu nâng cấp để gia tăng sức mạnh.
Việc nâng cấp đại tu tuần dương hạm Moskva của Nga lần này giúp tàu gia tăng đáng kể khả năng tác chiến điện tử và sức mạnh chiến đấu nhằm đáp ứng yêu cầu của các cuộc chiến tranh công nghệ cao thời đại mới.
Việc nâng cấp đại tu tuần dương hạm Moskva của Nga lần này giúp tàu gia tăng đáng kể khả năng tác chiến điện tử và sức mạnh chiến đấu nhằm đáp ứng yêu cầu của các cuộc chiến tranh công nghệ cao thời đại mới.
Tuần dương hạm Moskva với tên gọi ban đầu là Slava thuộc đề án 1164 được hạ thủy ngày 27/7/1979 và đi vào phục vụ trong hải quân Liên Xô từ năm 1983. Sau khi Liên Xô tan rã, con tàu tiếp tục phục vụ trong Hải quân Nga và là soái hạm chỉ huy của hạm đội biển Đen. Đến năm 2000 thì nó được đổi tên mới giống như ngày nay.
Tuần dương hạm Moskva với tên gọi ban đầu là Slava thuộc đề án 1164 được hạ thủy ngày 27/7/1979 và đi vào phục vụ trong hải quân Liên Xô từ năm 1983. Sau khi Liên Xô tan rã, con tàu tiếp tục phục vụ trong Hải quân Nga và là soái hạm chỉ huy của hạm đội biển Đen. Đến năm 2000 thì nó được đổi tên mới giống như ngày nay.
Hiện nay, Hải quân Nga đang có trong biên chế 3 tàu thuộc đề án này với một chiếc là Moskva của hạm đội biển Đen, một chiếc là Đô đốc Ustinov của hạm đội phương Bắc và một chiếc Varyag của hạm đội Thái Bình Dương.
Hiện nay, Hải quân Nga đang có trong biên chế 3 tàu thuộc đề án này với một chiếc là Moskva của hạm đội biển Đen, một chiếc là Đô đốc Ustinov của hạm đội phương Bắc và một chiếc Varyag của hạm đội Thái Bình Dương.
Tàu tuần dương Moskva có chiều dài 186.4m, rộng 20.8m, mớn nước 8.4m, lượng giãn nước đầy tải hơn 11.000 tấn và tầm hoạt động lên tới 3.000 hải lý khi chạy với vận tốc kinh tế 18 hải lý/h. Vận tốc tối đa 32 hải lý/h.
Tàu tuần dương Moskva có chiều dài 186.4m, rộng 20.8m, mớn nước 8.4m, lượng giãn nước đầy tải hơn 11.000 tấn và tầm hoạt động lên tới 3.000 hải lý khi chạy với vận tốc kinh tế 18 hải lý/h. Vận tốc tối đa 32 hải lý/h.
Vũ khí mạnh nhất của tàu là 16 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm tốc độ siêu âm P-1000 Vulcan, phiên bản nâng cấp của P-500 Bazalt. Ngoài ra, tàu còn trang bị 64 ống phóng tên lửa phòng không S-300F tầm xa làm ô che đầu cho biên đội tác chiến cùng 40 ống phóng tên lửa phòng không Osa-M tầm ngắn.
Vũ khí mạnh nhất của tàu là 16 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm tốc độ siêu âm P-1000 Vulcan, phiên bản nâng cấp của P-500 Bazalt. Ngoài ra, tàu còn trang bị 64 ống phóng tên lửa phòng không S-300F tầm xa làm ô che đầu cho biên đội tác chiến cùng 40 ống phóng tên lửa phòng không Osa-M tầm ngắn.
Tuần dương Moskva còn có một hải pháo AK-130 nòng đôi cỡ 130mm, 6 pháo cao tốc AK-630, 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 và 10 ống phóng ngư lôi chống ngằm hạng nặng 533mm.
Tuần dương Moskva còn có một hải pháo AK-130 nòng đôi cỡ 130mm, 6 pháo cao tốc AK-630, 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 và 10 ống phóng ngư lôi chống ngằm hạng nặng 533mm.
Nhìn chung, dù cho đã phục vụ trong biên chế gần 40 năm nhưng với khả năng chiến đấu từ đối hạm, phòng không cho đến chống ngầm đều mạnh mẽ của mình, Moskva vẫn là một tàu chiến vô cùng toàn diện của hải quân Nga hiện nay khiến đối phương phải dè chừng.
Nhìn chung, dù cho đã phục vụ trong biên chế gần 40 năm nhưng với khả năng chiến đấu từ đối hạm, phòng không cho đến chống ngầm đều mạnh mẽ của mình, Moskva vẫn là một tàu chiến vô cùng toàn diện của hải quân Nga hiện nay khiến đối phương phải dè chừng.
Qua quá trình nâng cấp, người ta đã thay thế radar trinh sát tầm thấp MR-710 Fregat-M cồng kềnh bằng radar Fregat-M2M, thay thế radar trinh sát tầm xa MR-600 Voskhod bằng radar MR-650 hiện đại hơn rất nhiều. Hệ thống định vị thủy âm (sonar) MGK-335 Platina cũng bị tháo bỏ để nhường chỗ cho loại Zarya-SK. Ảnh: Tuần dương hạm Moskva thời điểm chưa nâng cấp.
Qua quá trình nâng cấp, người ta đã thay thế radar trinh sát tầm thấp MR-710 Fregat-M cồng kềnh bằng radar Fregat-M2M, thay thế radar trinh sát tầm xa MR-600 Voskhod bằng radar MR-650 hiện đại hơn rất nhiều. Hệ thống định vị thủy âm (sonar) MGK-335 Platina cũng bị tháo bỏ để nhường chỗ cho loại Zarya-SK.
Ảnh: Tuần dương hạm Moskva thời điểm chưa nâng cấp.
Có thể nói rằng, sau quá trình nâng cấp, tuần dương hạm Moskva sẽ được nâng cấp rất nhiều về khả năng trinh sát phát hiện mục tiêu mặt nước, trên không và dưới lòng biển, nâng cao khả năng tác chiến điện tử và phù hợp với môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Có thể nói rằng, sau quá trình nâng cấp, tuần dương hạm Moskva sẽ được nâng cấp rất nhiều về khả năng trinh sát phát hiện mục tiêu mặt nước, trên không và dưới lòng biển, nâng cao khả năng tác chiến điện tử và phù hợp với môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh tuần dương hạm Moskva của Nga trước khi được nâng cấp.

GALLERY MỚI NHẤT