Siêu tên lửa hành trình cận âm gần 40 tuổi của Mỹ cuối cùng đã về hưu

Siêu tên lửa hành trình cận âm gần 40 tuổi của Mỹ cuối cùng đã về hưu

(Kiến Thức) - Tên lửa hành trình phóng từ trên không AGM-86 phiên bản C/D mới đây đã được quân đội Mỹ cho nghỉ hưu. Đây là loại tên lửa đã khiến Liên Xô phải gấp rút thiết kế tổ hợp phòng không Tor để đối phó.

Vừa mới đây, Mỹ đã quyết định cho loại tên lửa không đối đất "kỳ phùng địch thủ" của tổ hợp phòng không Tor nghỉ hưu. Đây là loại tên lửa từng được coi là "cặp bài trùng" với  pháo đài bay B-52 của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Vừa mới đây, Mỹ đã quyết định cho loại tên lửa không đối đất "kỳ phùng địch thủ" của tổ hợp phòng không Tor nghỉ hưu. Đây là loại tên lửa từng được coi là "cặp bài trùng" với pháo đài bay B-52 của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Có tên đầy đủ là AGM-86 ALCM. Đây là loại tên lửa hành trình cận siêu âm được Boeing phát triển dành riêng cho không quân Mỹ. Loại tên lửa này được ra đời để tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ nội địa của đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Có tên đầy đủ là AGM-86 ALCM. Đây là loại tên lửa hành trình cận siêu âm được Boeing phát triển dành riêng cho không quân Mỹ. Loại tên lửa này được ra đời để tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ nội địa của đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Trong khi phiên bản AGM-86 C và D đã được không quân Mỹ cho về hưu, phiên bản AGM-86B hiện vẫn được tiếp tục sử dụng. Phiên bản AGM-86B có giá 1 triệu USD cho mỗi quả trong khi đó với AGM-86C là 160.000 USD và AGM-86D là 900.000 USD. Nguồn ảnh: Sina.
Trong khi phiên bản AGM-86 C và D đã được không quân Mỹ cho về hưu, phiên bản AGM-86B hiện vẫn được tiếp tục sử dụng. Phiên bản AGM-86B có giá 1 triệu USD cho mỗi quả trong khi đó với AGM-86C là 160.000 USD và AGM-86D là 900.000 USD. Nguồn ảnh: Sina.
Có trọng lượng tổng cộng 1,4 tấn, loại tên lửa này dài 6,3 mét, đường kính 62 cm và tuỳ từng phiên bản nó sẽ có đầu đạn nặng từ 900 kg cho tới 1,4 tấn. Nguồn ảnh: Sina.
Có trọng lượng tổng cộng 1,4 tấn, loại tên lửa này dài 6,3 mét, đường kính 62 cm và tuỳ từng phiên bản nó sẽ có đầu đạn nặng từ 900 kg cho tới 1,4 tấn. Nguồn ảnh: Sina.
Tên lửa sử dụng một động cơ phản lực loại F107 cùng sải cánh 3,7 mét được triển khai sau khi nó rời bệ phóng. Tầm hoạt động của loại tên lửa này tối đa có thể từ 1000 km cho tới 2400 km tuỳ phiên bản. Nguồn ảnh: Sina.
Tên lửa sử dụng một động cơ phản lực loại F107 cùng sải cánh 3,7 mét được triển khai sau khi nó rời bệ phóng. Tầm hoạt động của loại tên lửa này tối đa có thể từ 1000 km cho tới 2400 km tuỳ phiên bản. Nguồn ảnh: Sina.
Là loại tên lửa cận siêu âm, tốc độ bay của tên lửa AGM-86 vào khoảng 890 km/h. Tuy nhiên riêng phiên bản AGM-86C, tốc độ của nó có thể vượt siêu âm nhưng phía Mỹ không tiết lộ chính xác là bao nhiêu. Nguồn ảnh: Sina.
Là loại tên lửa cận siêu âm, tốc độ bay của tên lửa AGM-86 vào khoảng 890 km/h. Tuy nhiên riêng phiên bản AGM-86C, tốc độ của nó có thể vượt siêu âm nhưng phía Mỹ không tiết lộ chính xác là bao nhiêu. Nguồn ảnh: Sina.
Loại tên lửa này sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa dẫn đường quán tính và dẫn đường GPS. Do có tốc độ khá chậm, tên lửa hành trình AGM-86 có độ chính xác gần như tuyệt đối trong tầm bắn của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Loại tên lửa này sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa dẫn đường quán tính và dẫn đường GPS. Do có tốc độ khá chậm, tên lửa hành trình AGM-86 có độ chính xác gần như tuyệt đối trong tầm bắn của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù đã ra đời từ thập niên 80 của thế kỷ trước, AGM-86 chỉ tương thích với duy nhất pháo đài bay B-52. Loại tên lửa này không thể được triển khai từ máy bay ném bom B-1 Lancer hay B-2 Spirit dù đây là các loại máy bay ném bom chiến lược hiện đại hơn B-52 rất nhiều. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù đã ra đời từ thập niên 80 của thế kỷ trước, AGM-86 chỉ tương thích với duy nhất pháo đài bay B-52. Loại tên lửa này không thể được triển khai từ máy bay ném bom B-1 Lancer hay B-2 Spirit dù đây là các loại máy bay ném bom chiến lược hiện đại hơn B-52 rất nhiều. Nguồn ảnh: Sina.
Khi được triển khai cùng các loại máy bay ném bom B-52, tên lửa AGM-86 sẽ được treo bên ngoài cánh máy bay chứ không thể "chui" vừa vào trong khoang bom của những máy bay này. Nguồn ảnh: Sina.
Khi được triển khai cùng các loại máy bay ném bom B-52, tên lửa AGM-86 sẽ được treo bên ngoài cánh máy bay chứ không thể "chui" vừa vào trong khoang bom của những máy bay này. Nguồn ảnh: Sina.
Với việc AGM-86 được cho về hưu, máy bay ném bom B-52 của không quân Mỹ sẽ thiếu đi loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm này trong tương lai. Việc giữ lại một phiên bản duy nhất của AGM-86 cũng được cho là cách thức để duy trì hoả lực tên lửa hành trình tầm xa cho loại pháo đài bay này. Nguồn ảnh: Sina.
Với việc AGM-86 được cho về hưu, máy bay ném bom B-52 của không quân Mỹ sẽ thiếu đi loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm này trong tương lai. Việc giữ lại một phiên bản duy nhất của AGM-86 cũng được cho là cách thức để duy trì hoả lực tên lửa hành trình tầm xa cho loại pháo đài bay này. Nguồn ảnh: Sina.
Trong tương lai, Mỹ đang phối hợp cùng nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin và Raytheon để nghiên cứu phát triển một loại tên lửa hành trình cận âm đời mới. Dự án trị giá 900 triệu USD này dự kiến sẽ có nguyên mẫu đầu tiên ra đời năm 2022. Nguồn ảnh: Sina.
Trong tương lai, Mỹ đang phối hợp cùng nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin và Raytheon để nghiên cứu phát triển một loại tên lửa hành trình cận âm đời mới. Dự án trị giá 900 triệu USD này dự kiến sẽ có nguyên mẫu đầu tiên ra đời năm 2022. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa hành trình AGM-86 của Mỹ được triển khai từ pháo đài bay B-52.

GALLERY MỚI NHẤT