Siêu tàu Hải cảnh: Công cụ bắt nạt của TQ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Không một nước nào "bảo kê" cho tàu cá đánh bắt trái phép như Trung Quốc  và tàu Hải cảnh CCG3210 chính là công cụ đặc biệt hiếu chiến ở Biển Đông.

Siêu tàu Hải cảnh: Công cụ bắt nạt của TQ ở Biển Đông
Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc hùng hậu hơn so với hầu hết các lực lượng tuần duyên trên toàn thế giới. Lực lượng này có một con tàu đặc biệt hiếu chiến mang tên tàu Hải cảnh 3210 (CCG3210), một con tàu trước đây gọi là Ngư chính 310.
Sieu tau Hai canh: Cong cu bat nat cua TQ o Bien Dong
Tàu Ngư chính 310 (tiền thân của CCG3210) đối đầu với tàu Hải quân Philippines ở bãi cạn Scarborough. Ảnh wordpress.com
Tàu CCG3210 đặc biệt hiếu chiến ở Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ diện tích vùng biển này.
Mới đây, trong tháng 5/2016, Indonesia đã phải sử dụng tàu khu trục Oswald Siahaan-354 để chặn bắt tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Indonesia gần quần đảo Natuna.
Một trong những lý do mà Indonesia phải triển khai tàu khu trục trang bị vũ khí hạng nặng ở Biển Đông để đối phó tàu cá là những lần đối mặt với CCG3210, một tàu Hải cảnh Trung Quốc 2.580 tấn trang bị súng máy, pháo cỡ nhỏ và hệ thống gây nhiễu thông tin.
Được đóng trong năm 2010, tàu Ngư chính 310 (sau này đổi tên thành CCG3210) đã hộ tống một đội tàu đánh cá đối đầu với Hải quân Philippines trong tranh chấp bãi cạn Scarborough trên Biển Đông trong năm 2012. Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu.
Hồi tháng 3/2013, tàu tuần tra Hiu Macan 001 của Indonesia chặn bắt một tàu cá Trung Quốc ở vùng biển của nước này, cách quần đảo Natuna khoảng 200 km về phía tây bắc.
Tàu đánh cá Trung Quốc đã hoạt động trái phép trong vùng biển của Indonesia. Vì vậy, tàu tuần tra Hiu Macan 001 bắt giữ thủy thủ đoàn và đưa về Indonesia. Thật kỳ lạ, một tàu nghiên cứu Trung Quốc xuất hiện và bám theo tàu tuần tra Hiu Macan 001.
Vài giờ sau, một tàu Trung Quốc lớn hơn nhiều được điều đến và đó chính là tàu Hải cảnh CCG3210.
Tàu Hải cảnh CCG 3210 phát tín hiệu cho tàu khăn tuần tra Hiu Macan 001 và yêu cầu trao trả các ngư dân Trung Quốc. Thuyền trưởng tàu Hiu Macan 001 sau đó phát hiện ra rằng thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh trên tàu tuần tra không còn hoạt động. Bị một tàu Trung Quốc lớn gấp bội đe dọa và không thể liên lạc với cấp trên, thuyền trưởng tàu Hiu Macan 001 đành phải tuân thủ đòi hỏi của tàu Hải cảnh CCG3210.
Thiết bị thông tin liên lạc trên tàu tuần tra Hiu Macan 001 đã hoạt động trở lại sau khi tàu Hải cảnh CCG 3210 bỏ đi ... với thủy thủ đoàn tàu cá Trung Quốc.
Chưa đầy ba năm sau, con tàu hay gây gổ CCG3210 này đã tham gia một cuộc đối đầu bạo lực.
Hồi tháng 3/2016, một tàu tuần tra Indonesia bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc Kway Fey đánh bắt chỉ cách quần đảo Natuna có 3 hải lý. Trong khi đó, Liên Hợp Quốc qui định vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở ven biển.
Cũng như trước đây, phía Indonesia bắt giữ thủy thủ đoàn của tàu cá Kway Fey và đưa lên tàu tuần tra và kéo theo tàu cá Kway Fey bị bắt. Trên đường kéo tàu Kway Fey về căn cứ, tàu tuần tra Indonesia bị hai tàu Hải cảnh Trung Quốc chặn lại, trong đó có một tàu rất giống Hải cảnh CCG 3210.
Tạp chí The Diplomat viết: “So sánh hình ảnh bên ngoài của con tàu Hải cảnh lớn với những tàu hoạt động của Chi nhánh Cảnh sát Biển Đông của Trung Quốc cho thấy đó chính là CCG3210".
Con tàu giống CCG3210 sau đó đã giải thoát tàu cá Kway Fey. Về vụ này, Bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti nói: "Chúng tôi muốn tránh một sự cố nghiêm trọng hơn nhiều, vì vậy chúng tôi quyết định chỉ bắt giữ 8 thủy thủ. Con tàu đã bị giải thoát nhưng chúng tôi giam giữ 8 thủy thủ để điều tra vụ việc này”.
Bắc Kinh tuyên bố rằng các vùng biển xung quanh quần đảo Natuna là một phần của "một ngư trường truyền thống của Trung Quốc”.
Hành động của Indonesia diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Natuna, chồng chéo với cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” phi lý mà người Trung Quốc tự vẽ trong thế kỷ 20, trái với luật pháp quốc tế.
Không một quốc gia nào ngang nhiên "bảo kê" cho tàu cá đánh bắt trái phép ở vùng biển của nước khác như Trung Quốc và tàu Hải cảnh CCG3210 đã làm điều đó ở những nơi cách xa Trung Quốc đại lục hàng nghìn cây số.
Chính vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên, khi Indonesia phải đem tàu khu trục bảo vệ ngư trường của nước này.

Bí thư Đà Nẵng: Tai nạn không giảm, cách chức lãnh đạo quận

Sau khi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo, nếu tai nạn giao thông liên quan đến xe ben không giảm, thì lãnh đạo các cơ quan chức năng của quận Cẩm Lệ sẽ bị chuyển công tác hoặc cách chức.

Bí thư Đà Nẵng: Tai nạn không giảm, cách chức lãnh đạo quận
Ngày 7/3, ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã điện thoại yêu cầu Giám đốc Sở GTVT TP Đà Nẵng, Bí thư quận ủy và Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ cùng các lực lượng chức năng có giải pháp kịp thời chấn chỉnh hoạt động của xe ben.

Bí thư Thăng yêu cầu cách chức Trưởng phòng TN-MT Hóc Môn

"Việc này phải cách chức Trưởng phòng TN-MT Hóc Môn.... Các anh bảo vệ tài nguyên môi trường như thế à?" - Bí thư Thăng truy Trưởng phòng TN-MT Hóc Môn.

Bí thư Thăng yêu cầu cách chức Trưởng phòng TN-MT Hóc Môn
Chiều 19/5, Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng làm việc với huyện uỷ Hóc Môn, chủ yếu tập trung giải quyết các phản ánh của cử tri tại 6 cuộc tiếp xúc của ông và 4 ứng cử viên ĐBQH.

Nghẹn lòng làng hoa nổi tiếng HN lao đao mất mùa

Sau nhiều ngày nắng gắt 41 - 42 độ C, trời chuyển mưa to gió lớn bất thường khiến nhiều loại hoa tại làng hoa Tây Tựu (Hà Nội) bị khô héo, nông dân không kịp trở tay.

Nghẹn lòng làng hoa nổi tiếng HN lao đao mất mùa
Đầu tháng 6, nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội có lúc lên đến 41 – 42 độ C, nắng gắt chuyển mưa to gió lớn bất thường khiến nhiều loại hoa và rau màu ở làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khô héo, nông dân không kịp trở tay.
Đầu tháng 6, nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội có lúc lên đến 41 – 42 độ C, nắng gắt chuyển mưa to gió lớn bất thường khiến nhiều loại hoa và rau màu ở làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khô héo, nông dân không kịp trở tay. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.