Siêu tăng T-14 Armata của Nga liệu có chịu được tên lửa TOW?

Siêu tăng T-14 Armata của Nga liệu có chịu được tên lửa TOW?

Dù đã có tuổi đời nửa thế kỷ, tên lửa chống tăng TOW vẫn được coi là loại vũ khí cực kỳ lợi hại, có khả năng hạ gục mọi loại xe tăng hiện đại ngày nay.

Mặc dù ra đời đã hơn nửa thế kỷ, nhưng  tên lửa chống tăng TOW vẫn là vũ khí chống chống tăng nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay. Nhưng liệu nó có đủ khả năng chống lại T-14 Armata, siêu tăng bí ẩn mới của Nga? Hãy so sánh các đặc điểm của TOW với khả năng phòng thủ của Armata và xem chúng có xứng là đối thủ của nhau.
Mặc dù ra đời đã hơn nửa thế kỷ, nhưng tên lửa chống tăng TOW vẫn là vũ khí chống chống tăng nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay. Nhưng liệu nó có đủ khả năng chống lại T-14 Armata, siêu tăng bí ẩn mới của Nga? Hãy so sánh các đặc điểm của TOW với khả năng phòng thủ của Armata và xem chúng có xứng là đối thủ của nhau.
Tên lửa BGM-7 TOW là tên lửa chống tăng tầm xa nổi tiếng của Mỹ, được triển khai lần đầu tiên vào năm 1970 và hiện có nhiều phiên bản như: dẫn đường không dây, dẫn đường bằng dây, tấn công kiểu đột nóc, phá công sự. Hiện tại có hai mẫu chủ yếu là TOW-2A và TOW-2B.
Tên lửa BGM-7 TOW là tên lửa chống tăng tầm xa nổi tiếng của Mỹ, được triển khai lần đầu tiên vào năm 1970 và hiện có nhiều phiên bản như: dẫn đường không dây, dẫn đường bằng dây, tấn công kiểu đột nóc, phá công sự. Hiện tại có hai mẫu chủ yếu là TOW-2A và TOW-2B.
Tên lửa TOW sử dụng phương pháp dẫn đường bán tự động (SACLOS); tức là trắc thủ điều khiển tên lửa, trong quá trình phóng, phải liên tục giữ đường tin chữ thập của kính ngắm quang học trên mục tiêu; khối điều khiển sẽ tự động tính toán độ lệch và lái tên lửa bay đúng quỹ đạo mục tiêu.
Tên lửa TOW sử dụng phương pháp dẫn đường bán tự động (SACLOS); tức là trắc thủ điều khiển tên lửa, trong quá trình phóng, phải liên tục giữ đường tin chữ thập của kính ngắm quang học trên mục tiêu; khối điều khiển sẽ tự động tính toán độ lệch và lái tên lửa bay đúng quỹ đạo mục tiêu.
Tên lửa TOW-2A có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly cách xa tới 3.750 mét; tên lửa bay với tốc độ trung bình 180 m/s; tức là tên lửa phải mất tối đa 21 giây để bắn trúng mục tiêu ở cự ly tối đa. Thời gian dài như vậy, đủ để tạo cơ hội cảnh báo cho kíp xe tăng, thực hiện hành động phòng vệ.
Tên lửa TOW-2A có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly cách xa tới 3.750 mét; tên lửa bay với tốc độ trung bình 180 m/s; tức là tên lửa phải mất tối đa 21 giây để bắn trúng mục tiêu ở cự ly tối đa. Thời gian dài như vậy, đủ để tạo cơ hội cảnh báo cho kíp xe tăng, thực hiện hành động phòng vệ.
Khi TOW chạm vào xe tăng, đầu đạn sẽ được kích nổ; TOW sử dụng đầu đạn theo nguyên lý nổ lõm (HEAT); khả năng xuyên thép của đầu đạn không phụ thuộc vào cự ly bắn, mà phụ thuộc vào góc chạm của đầu đạn. Khả năng xuyên lớn nhất, là khi đầu đạn chạm vào mục tiêu ở góc 90º. Ở góc chạm như vậy, đầu đạn TOW-2A có khả năng xuyên 900 mm thép đồng nhất (RHA).
Khi TOW chạm vào xe tăng, đầu đạn sẽ được kích nổ; TOW sử dụng đầu đạn theo nguyên lý nổ lõm (HEAT); khả năng xuyên thép của đầu đạn không phụ thuộc vào cự ly bắn, mà phụ thuộc vào góc chạm của đầu đạn. Khả năng xuyên lớn nhất, là khi đầu đạn chạm vào mục tiêu ở góc 90º. Ở góc chạm như vậy, đầu đạn TOW-2A có khả năng xuyên 900 mm thép đồng nhất (RHA).
Nhưng bắt đầu từ những năm 1980, các nhà thiết kế đã bắt đầu chế tạo những chiếc xe tăng có khả năng chống đầu đạn HEAT. Xe tăng phương Tây sử dụng giáp composite Chobham, còn xe tăng Nga sử dụng giáp phản ứng nổ (ERA).
Nhưng bắt đầu từ những năm 1980, các nhà thiết kế đã bắt đầu chế tạo những chiếc xe tăng có khả năng chống đầu đạn HEAT. Xe tăng phương Tây sử dụng giáp composite Chobham, còn xe tăng Nga sử dụng giáp phản ứng nổ (ERA).
Giáp ERA gồm những khối thuốc nổ hình hộp, lắp bên ngoài xe tăng; khi tên lửa tiếp cận, gây kích nổ khối thuốc nổ, làm lệch góc chạm của tên lửa. Đây là phương pháp chống tên lửa rẻ tiền, nhưng không làm tăng trọng lượng xe lên quá nhiều như giáp Chobham. Nhược điểm của ERA là gây những tiếng nổ ngoài xe rất lớn và gây nguy hiểm cho bộ binh đi gần xe.
Giáp ERA gồm những khối thuốc nổ hình hộp, lắp bên ngoài xe tăng; khi tên lửa tiếp cận, gây kích nổ khối thuốc nổ, làm lệch góc chạm của tên lửa. Đây là phương pháp chống tên lửa rẻ tiền, nhưng không làm tăng trọng lượng xe lên quá nhiều như giáp Chobham. Nhược điểm của ERA là gây những tiếng nổ ngoài xe rất lớn và gây nguy hiểm cho bộ binh đi gần xe.
Giáp ERA đã làm vô hiệu hóa những đầu đạn của tên lửa TOW đời cũ, để có thể vượt qua ERA, TOW đã sử dụng đầu đạn nổ nối tiếp (Tandem); tức là một đầu đạn nhỏ phía trước đầu đạn chính, có nhiệm vụ phá hủy khối ERA, để đầu đạn chính xuyên qua lớp giáp chính của xe tăng.
Giáp ERA đã làm vô hiệu hóa những đầu đạn của tên lửa TOW đời cũ, để có thể vượt qua ERA, TOW đã sử dụng đầu đạn nổ nối tiếp (Tandem); tức là một đầu đạn nhỏ phía trước đầu đạn chính, có nhiệm vụ phá hủy khối ERA, để đầu đạn chính xuyên qua lớp giáp chính của xe tăng.
Trong quân đội Mỹ, tên lửa TOW được sử dụng trong các trung đội chống tăng, thường được gắn trên các phương tiện cơ giới hạng nhẹ đã được sửa đổi như Humvees, Stryker, M113, LAV hoặc trên xe chiến đấu bộ binh M2 và M3 Bradley và trực thăng tấn công AH-1 Cobra của Thủy quân lục chiến.
Trong quân đội Mỹ, tên lửa TOW được sử dụng trong các trung đội chống tăng, thường được gắn trên các phương tiện cơ giới hạng nhẹ đã được sửa đổi như Humvees, Stryker, M113, LAV hoặc trên xe chiến đấu bộ binh M2 và M3 Bradley và trực thăng tấn công AH-1 Cobra của Thủy quân lục chiến.
Còn xe tăng T-14 Armata của Nga, là chiếc xe tăng thế hệ 4 đầu tiên, xuất hiện lần đầu năm 2015. T-14 có các tính năng phòng thủ vượt trội hơn nhiều so với các phiên bản tiền nhiệm, bằng cả lớp giáp chính của xe, lớp giáp ERA và các hệ thống bảo vệ chủ động.
Còn xe tăng T-14 Armata của Nga, là chiếc xe tăng thế hệ 4 đầu tiên, xuất hiện lần đầu năm 2015. T-14 có các tính năng phòng thủ vượt trội hơn nhiều so với các phiên bản tiền nhiệm, bằng cả lớp giáp chính của xe, lớp giáp ERA và các hệ thống bảo vệ chủ động.
Về hệ thống bảo vệ chủ động, T-14 được trang bị hệ thống Afganit, có thể đánh chặn được cả đầu đạn xuyên giáp có lõi bằng uranium nghèo, có tốc độ siêu thanh; hệ thống được trang bị 5 mảng radar AESA bước sóng milimet tiên tiến, bao phủ mọi góc của xe, cảnh báo về những quả đạn đang bay đến gần.
Về hệ thống bảo vệ chủ động, T-14 được trang bị hệ thống Afganit, có thể đánh chặn được cả đầu đạn xuyên giáp có lõi bằng uranium nghèo, có tốc độ siêu thanh; hệ thống được trang bị 5 mảng radar AESA bước sóng milimet tiên tiến, bao phủ mọi góc của xe, cảnh báo về những quả đạn đang bay đến gần.
Hệ thống phòng thủ mềm đơn giản nhất của T-14 Armata là các ống phóng lựu đạn khói, không chỉ giúp ngụy trang xe tăng, mà còn che dấu bộc lộ tia hồng ngoại của xe, chặn các tia laser và radar đang chiếu xạ vào mục tiêu.
Hệ thống phòng thủ mềm đơn giản nhất của T-14 Armata là các ống phóng lựu đạn khói, không chỉ giúp ngụy trang xe tăng, mà còn che dấu bộc lộ tia hồng ngoại của xe, chặn các tia laser và radar đang chiếu xạ vào mục tiêu.
Tên lửa TOW được dẫn đường bằng kính ngắm quang học, nhưng nếu trắc thủ điều khiển không thể nhìn thấy xe tăng, thì sẽ có nhiều khả năng bị mất mục tiêu; đặc biệt là khi xe tăng phóng đạn khói ngụy trang và kết hợp di chuyển.
Tên lửa TOW được dẫn đường bằng kính ngắm quang học, nhưng nếu trắc thủ điều khiển không thể nhìn thấy xe tăng, thì sẽ có nhiều khả năng bị mất mục tiêu; đặc biệt là khi xe tăng phóng đạn khói ngụy trang và kết hợp di chuyển.
Nếu trắc thủ TOW sử dụng kính hồng ngoại ảnh nhiệt, có thể vẫn bám sát và tiếp tục lái tên lửa đến mục tiêu, thì lúc này radar của hệ thống phòng thủ chủ động Afganit tự động quay tháp pháo về phía tên lửa đang bay tới, để phóng đạn sát thương đánh chặn tên lửa.
Nếu trắc thủ TOW sử dụng kính hồng ngoại ảnh nhiệt, có thể vẫn bám sát và tiếp tục lái tên lửa đến mục tiêu, thì lúc này radar của hệ thống phòng thủ chủ động Afganit tự động quay tháp pháo về phía tên lửa đang bay tới, để phóng đạn sát thương đánh chặn tên lửa.
Khi vượt được qua hai lớp bảo vệ chủ động là đạn khói và hệ thống đánh chặn Afganit của T-14; lúc này TOW sẽ phải đối mặt với giáp ERA thế hệ mới nhất của Nga là Relikt. ERA Relikt được cho là đủ tốt trước để vô hiệu hóa các đầu đạn song song.
Khi vượt được qua hai lớp bảo vệ chủ động là đạn khói và hệ thống đánh chặn Afganit của T-14; lúc này TOW sẽ phải đối mặt với giáp ERA thế hệ mới nhất của Nga là Relikt. ERA Relikt được cho là đủ tốt trước để vô hiệu hóa các đầu đạn song song.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu tên lửa TOW tránh được tất cả các hệ thống phòng thủ này? Liệu nó có thể đâm xuyên vào thân xe? Về mặt giáp thông thường, Armata vẫn được cho là có khả năng bảo vệ kém hơn một chút so với M1A2 Abrams hoặc Leopard 2, nếu xét theo trọng lượng (50 và 60/70 tấn).
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu tên lửa TOW tránh được tất cả các hệ thống phòng thủ này? Liệu nó có thể đâm xuyên vào thân xe? Về mặt giáp thông thường, Armata vẫn được cho là có khả năng bảo vệ kém hơn một chút so với M1A2 Abrams hoặc Leopard 2, nếu xét theo trọng lượng (50 và 60/70 tấn).
Theo những thông tin của Nga, lớp giáp gốm tổng hợp của T-14, có độ dày tương đương từ 1.200mm đến 1.400mm RHA của bán cầu trước và khoang chứa kíp xe. Điều đó có vẻ hiệu quả khi chống lại sức xuyên 900 mm RHA của TOW-2A; nhưng vẫn chưa có thông tin về lớp giáp bảo vệ trên tháp pháo và thân xe như thế nào.
Theo những thông tin của Nga, lớp giáp gốm tổng hợp của T-14, có độ dày tương đương từ 1.200mm đến 1.400mm RHA của bán cầu trước và khoang chứa kíp xe. Điều đó có vẻ hiệu quả khi chống lại sức xuyên 900 mm RHA của TOW-2A; nhưng vẫn chưa có thông tin về lớp giáp bảo vệ trên tháp pháo và thân xe như thế nào.
Với tháp pháo không người của Armata, sẽ đảm bảo an toàn cho kíp xe, cả trong trường hợp tháp pháo bị trúng đạn. Ngay cả khi tháp pháo ngừng hoạt động và xe tăng cần rút lui để sửa chữa, việc giữ cho kíp xe sống sót là ưu điểm mà chưa loại xe tăng nào có.
Với tháp pháo không người của Armata, sẽ đảm bảo an toàn cho kíp xe, cả trong trường hợp tháp pháo bị trúng đạn. Ngay cả khi tháp pháo ngừng hoạt động và xe tăng cần rút lui để sửa chữa, việc giữ cho kíp xe sống sót là ưu điểm mà chưa loại xe tăng nào có.
Vậy cơ hội của TOW-2A với T-14 như thế nào? Phiên bản này, tên lửa được dẫn đường bằng dây; do vậy, nếu các radar của Armata hoạt động đúng tính năng, kích hoạt đúng thời điểm hệ thống phóng đạn khói của T-14 và tổ lái đủ nhanh, để di chuyển xe tăng đến vị trí mới, thì hoàn toàn tránh được tên lửa.
Vậy cơ hội của TOW-2A với T-14 như thế nào? Phiên bản này, tên lửa được dẫn đường bằng dây; do vậy, nếu các radar của Armata hoạt động đúng tính năng, kích hoạt đúng thời điểm hệ thống phóng đạn khói của T-14 và tổ lái đủ nhanh, để di chuyển xe tăng đến vị trí mới, thì hoàn toàn tránh được tên lửa.
Nếu TOW-2A vượt qua được hệ thống khói mù, lúc này hệ thống đánh chặn Afganit sẽ ít cho TOW cơ hội; nhưng nếu giả sử tên lửa TOW tiếp tục vượt qua được, thì giáp phản ứng nổ Relikt sẽ tiếp tục làm giảm cơ hội xuyên thủng giáp xe của TOW. Và nếu vượt qua tất cả, thì đầu đạn của TOW chạm lớp giáp chính của T-14 , lúc này đầu đạn của TOW cũng chẳng khác gì đạn ria bắn vào da hà mã.
Nếu TOW-2A vượt qua được hệ thống khói mù, lúc này hệ thống đánh chặn Afganit sẽ ít cho TOW cơ hội; nhưng nếu giả sử tên lửa TOW tiếp tục vượt qua được, thì giáp phản ứng nổ Relikt sẽ tiếp tục làm giảm cơ hội xuyên thủng giáp xe của TOW. Và nếu vượt qua tất cả, thì đầu đạn của TOW chạm lớp giáp chính của T-14 , lúc này đầu đạn của TOW cũng chẳng khác gì đạn ria bắn vào da hà mã.
Còn với phiên bản TOW-2B sử dụng phương pháp dẫn đường không dây, tiến công xe tăng theo kiểu "đột nóc" thì có khả quan hơn, khi hệ thống bảo vệ chủ động Afganit, được gắn ở phía tháp pháo, dường như không thể sử dụng được để đối với nó. Relikt ERA cũng sẽ kém hiệu quả hơn và lớp giáp trên cùng có thể sẽ dễ xuyên thủng.
Còn với phiên bản TOW-2B sử dụng phương pháp dẫn đường không dây, tiến công xe tăng theo kiểu "đột nóc" thì có khả quan hơn, khi hệ thống bảo vệ chủ động Afganit, được gắn ở phía tháp pháo, dường như không thể sử dụng được để đối với nó. Relikt ERA cũng sẽ kém hiệu quả hơn và lớp giáp trên cùng có thể sẽ dễ xuyên thủng.
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc TOW phá hủy được tháp pháo của T-14 sẽ làm mất khả năng tấn công của xe, nhưng vẫn cho phép thân xe cùng tổ lái trở về an toàn. Và điều quan trọng là Quân đội Nga có khả năng trang bị T-14 Armata với số lượng nhiều hay không mà thôi.
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc TOW phá hủy được tháp pháo của T-14 sẽ làm mất khả năng tấn công của xe, nhưng vẫn cho phép thân xe cùng tổ lái trở về an toàn. Và điều quan trọng là Quân đội Nga có khả năng trang bị T-14 Armata với số lượng nhiều hay không mà thôi.
Cuối cùng, T-14 dường như có ưu thế về khả năng phòng thủ tốt trước tên lửa TOW, đặc biệt là TOW-2A; nhưng chúng sẽ hoạt động tốt như thế nào trong môi trường chiến đấu, là một câu hỏi mà ngay cả các nhà sản xuất Mỹ hay Nga cũng chỉ có thể dự đoán mà thôi. Chỉ kết quả trên chiến trường, mới là câu trả lời chính xác nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuối cùng, T-14 dường như có ưu thế về khả năng phòng thủ tốt trước tên lửa TOW, đặc biệt là TOW-2A; nhưng chúng sẽ hoạt động tốt như thế nào trong môi trường chiến đấu, là một câu hỏi mà ngay cả các nhà sản xuất Mỹ hay Nga cũng chỉ có thể dự đoán mà thôi. Chỉ kết quả trên chiến trường, mới là câu trả lời chính xác nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng T-14 Armata của Nga có xứng đáng là phương tiện chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo? Nguồn: Armies.

GALLERY MỚI NHẤT