Siêu tăng Armata Nga có thể hạ tên lửa bằng… súng máy

(Kiến Thức) - Nga có kế hoạch sử dụng súng máy trên xe tăng chiến đấu chủ lực tương lai Armata để chống lại các quả đạn (pháo, tên lửa) nhắm vào xe tăng.

Siêu tăng Armata Nga có thể hạ tên lửa bằng… súng máy
Đây là thông tin mới được tờ Izvestia tiết lộ trên cơ sở tài liệu có được.
Theo văn bản phát triển cơ sở thử nghiệm của trường bắn mà tờ Izvestia sở hữu thì, các cuộc thử nghiệm cần thiết sẽ được thực hiện ở trường bắn thử nghiệm đạn dược quốc gia ở Privolga ngay trong năm nay. Theo các chuyên gia, cho đến nay súng máy trên xe tăng chưa bao giờ được sử dụng cho việc như vậy.
Trong tương lai sắp tới các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga sẽ được trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến bậc nhất thế giới Armata. Trong một lần phát biểu, Phó thủ tướng Nga Dmitriy Rogozin, thời gian dự kiến trang bị Armata trong giai đoạn 2014-2015.
Phác họa xe tăng chiến đấu tương lai Armata.
Phác họa xe tăng chiến đấu tương lai Armata.
Cũng theo các chuyên gia, xe tăng Armata sẽ trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Afganit với lượng nổ chuyên dùng cho phép đánh chặn đạn pháo, tên lửa tự dẫn ở cự ly gần, không quá 15-20m.
Công nghệ mà bài báo này đề cập đến được thử nghiệm để chống lại đạn pháo và tên lửa ở cự ly xa hơn. Theo nhiệm vụ kỹ thuật, có kế hoạch mô phỏng tác động của đạn súng máy trên xe tăng với một số cỡ đạn với thân qủa đạn chống tăng. Có dự đoán là nếu bắn trúng quả đạn chống tăng thì quỹ đạo của nó sẽ bị thay đổi.
Trước đó, Izvestia từng đưa tin là có kế hoạch trang bị cho Armata radar sử dụng công nghệ tương tự radar của siêu tiêm kích Sukhoi T-50, cũng như trang bị súng máy bắn tự động hoàn toàn.
Đại tá đã xuất ngũ/nghỉ hưu Victor Murakhovskiy - Tổng biên tập tạp chí Arsenal (Kho súng đạn) kể cho báo Izvestia: “Radar của xe tăng hoạt động trong chế độ tự động sẽ phát hiện ra quả đạn đang bay tới. Bộ thiết bị tính toán sẽ đánh giá các thông số của quả đạn đó và ra quyết định sử dụng vũ khí có trên xe tăng”.
Súng máy tự động lắp trên xe tăng T-90MS.
 Súng máy tự động lắp trên xe tăng T-90MS.
Theo vị chuyên gia này, hiện nay “lá chắn” Trophy của Israel là hệ thống bảo vệ xe tăng chủ động thành công duy nhất. Nhưng hệ thống này hoạt động theo nguyên lý khác: quả đạn nổ tạo ra trên chiếc xe bán cầu bảo vệ, bán cầu này tiêu diệt quả đạn chống tăng đang bay tới.
Phó Chủ tịch Ủy ban của Duma Quốc gia về Quốc phòng Frants Klintsevich nói: “Vũ khí mà chúng ta nói đến ở đây có nhiệm vụ bắn trúng quả đạn chống tăng, và nếu không tiêu diệt được nó thì cũng buộc quả đạn thay đổi quỹ đạo và không trúng được mục tiêu. Đương nhiên có thể xảy ra việc quả đạn bị lệch khỏi xe tăng sẽ trúng vào bộ binh đi bên cạnh”.
Theo ông Klintsevich, cũng có ý định sử dụng các loại vũ khí khác để bảo vệ tích cực xe tăng.
Đại biểu Duma Quốc gia này thông báo: “Có nhiều ý tưởng về việc này, đã có nhiều thử nghiệm. Ví dụ, đó là vũ khí lade. Chúng ta chưa đạt tới mức độ có thể bố trí gọn gàng vũ khí này. Nhưng vũ khí này rất có triển vọng. Vũ khí tương tự sẽ có thể tiêu diệt một cách hiệu quả các quả đạn chống tăng”.
Đáng tiếc, tại xí nghiệp của nhà nước “Trường bắn thử nghiệm đạn dược Privolga”, các quan chức đã không đưa ra bình luận về tin này.

Phác họa hình dáng siêu xe tăng Armata của Nga

Phác họa hình dáng siêu xe tăng Armata của Nga
Armata là thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực mới do Công ty Uralvagonzavod (Nga) nghiên cứu phát triển cho Quân đội Nga. Theo một số nguồn tin, mẫu thử đầu tiên sẽ được giới thiệu vào năm 2015. Vì thế, cho tới nay hình dạng thật của Armata khó có thể đoán định. Một số nhà thiết kế 3D của Nga đã cố gắng phác họa về hình dạng xe tăng Armata dựa trên những suy đoán của giới phân tích quân sự.
Armata là thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực mới do Công ty Uralvagonzavod (Nga) nghiên cứu phát triển cho Quân đội Nga. Theo một số nguồn tin, mẫu thử đầu tiên sẽ được giới thiệu vào năm 2015. Vì thế, cho tới nay hình dạng thật của Armata khó có thể đoán định. Một số nhà thiết kế 3D của Nga đã cố gắng phác họa về hình dạng xe tăng Armata dựa trên những suy đoán của giới phân tích quân sự.

Điểm dễ nhận thấy trên thiết kế 3D xe tăng Armata là kiểu dáng tháp pháo khác hoàn toàn truyền thống xe tăng Nga. Tháp pháo này có hình hộp hơn là kiểu bo tròn như trước đây.
Điểm dễ nhận thấy trên thiết kế 3D xe tăng Armata là kiểu dáng tháp pháo khác hoàn toàn truyền thống xe tăng Nga. Tháp pháo này có hình hộp hơn là kiểu bo tròn như trước đây.

Kích thước tháp pháo cho thấy có thể nó là tháp pháo điều khiển tự động, không có người bên trong.
Kích thước tháp pháo cho thấy có thể nó là tháp pháo điều khiển tự động, không có người bên trong.

Trên tháp pháo được trang bị một pháo chính nòng trơn cỡ 125mm tiêu chuẩn hiện nay hoặc có lẽ là loại cỡ nòng 152mm uy lực hơn. Tháp pháo còn có một khẩu súng máy lắp trên giá điều khiển vũ khí tự động.
Trên tháp pháo được trang bị một pháo chính nòng trơn cỡ 125mm tiêu chuẩn hiện nay hoặc có lẽ là loại cỡ nòng 152mm uy lực hơn. Tháp pháo còn có một khẩu súng máy lắp trên giá điều khiển vũ khí tự động.

Xe tăng Armata có thể trang bị động cơ diesel đa nhiên liệu công suất 1.400-1.600 mã lực.
Xe tăng Armata có thể trang bị động cơ diesel đa nhiên liệu công suất 1.400-1.600 mã lực.

Kíp lái có thể vẫn là 3 người điều khiển (trưởng xe, lái xe và pháo thủ). Theo một số nguồn tin, kíp lái ngồi tách biệt trong khoang bọc thép.
Kíp lái có thể vẫn là 3 người điều khiển (trưởng xe, lái xe và pháo thủ). Theo một số nguồn tin, kíp lái ngồi tách biệt trong khoang bọc thép.

Hệ thống phòng vệ của xe ngoài giáp chính có thể trang bị thêm module giáp phản ứng nổ, hệ thống phòng vệ chủ động.
Hệ thống phòng vệ của xe ngoài giáp chính có thể trang bị thêm module giáp phản ứng nổ, hệ thống phòng vệ chủ động.

Siêu tăng Armata được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép tấn công mục tiêu tĩnh và động với phát bắn đầu tiên đạt độ chính xác rất cao.
Siêu tăng Armata được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép tấn công mục tiêu tĩnh và động với phát bắn đầu tiên đạt độ chính xác rất cao.

Dẫu sao đây vẫn chỉ là những hình ảnh được phác họa về siêu tăng Armata dựa theo suy đoán của chuyên gia quân sự. Nó chưa thể là hình ảnh chính thức về siêu tăng Armata.
Dẫu sao đây vẫn chỉ là những hình ảnh được phác họa về siêu tăng Armata dựa theo suy đoán của chuyên gia quân sự. Nó chưa thể là hình ảnh chính thức về siêu tăng Armata.

Tận mắt “quái vật tăng” T-84 Oplot của Thái Lan

Tận mắt “quái vật tăng” T-84 Oplot của Thái Lan
Nhà máy Malyshev (Ukraine) vừa tổ chức buổi giới thiệu xe tăng T-84 Oplot đầu tiên được sản xuất theo hợp đồng ký kết với Quân đội Thái Lan vào tháng 9/2011. Theo đó, Thái Lan sẽ mua tổng cộng 49 xe tăng T-84 Oplot với đơn giá 200 triệu USD.
Nhà máy Malyshev (Ukraine) vừa tổ chức buổi giới thiệu xe tăng T-84 Oplot đầu tiên được sản xuất theo hợp đồng ký kết với Quân đội Thái Lan vào tháng 9/2011. Theo đó, Thái Lan sẽ mua tổng cộng 49 xe tăng T-84 Oplot với đơn giá 200 triệu USD.

Xe tăng T-84 Oplot cho Quân đội Hoàng gia Thái Lan hiện ra trước mắt với kiểu dáng “hầm hố”.
Xe tăng T-84 Oplot cho Quân đội Hoàng gia Thái Lan hiện ra trước mắt với kiểu dáng “hầm hố”.

Theo những thông tin ban đầu, T-84 Oplot trang bị hệ thống phòng vệ đa lớp gồm: giáp thụ động (giáp chính của xe); giáp phản ứng nổ ERA và hệ thống đối phó điện tử Varta. Tất nhiên, xe tăng xuất khẩu cho Thái Lan có trang bị đầy đủ giáp phòng vệ này hay không, vẫn còn là dấu hỏi lớn.
Theo những thông tin ban đầu, T-84 Oplot trang bị hệ thống phòng vệ đa lớp gồm: giáp thụ động (giáp chính của xe); giáp phản ứng nổ ERA và hệ thống đối phó điện tử Varta. Tất nhiên, xe tăng xuất khẩu cho Thái Lan có trang bị đầy đủ giáp phòng vệ này hay không, vẫn còn là dấu hỏi lớn.

Tháp pháo xe được cho là thiết kế theo kiểu xe tăng phương Tây.
Tháp pháo xe được cho là thiết kế theo kiểu xe tăng phương Tây.

Xe tăng T-84 Oplot trang bị pháo nòng trơn KBA-3 cỡ 125mm (cơ số đạn 43 viên) tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng dẫn đường bằng lade có tầm bắn tới 5.000m.
Xe tăng T-84 Oplot trang bị pháo nòng trơn KBA-3 cỡ 125mm (cơ số đạn 43 viên) tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng dẫn đường bằng lade có tầm bắn tới 5.000m.

Buổi giới thiệu chiếc T-84 Oplot có sự tham gia của nhiều quan chức công nghiệp quốc phòng Ukraine và Quân đội Hoàng gia Thái Lan.
Buổi giới thiệu chiếc T-84 Oplot có sự tham gia của nhiều quan chức công nghiệp quốc phòng Ukraine và Quân đội Hoàng gia Thái Lan.

Quan chức Thái Lan tham quan “tương lai” lực lượng tăng – thiết giáp quân đội hoàng gia. So với xe tăng hiện đại ở Đông Nam Á như Leopard 2 (Indonesia, Singapore) hay PT-91M (Malaysia) thì T-84 Oplot không hề thua kém về giáp, hỏa lực, cơ động.
Quan chức Thái Lan tham quan “tương lai” lực lượng tăng – thiết giáp quân đội hoàng gia. So với xe tăng hiện đại ở Đông Nam Á như Leopard 2 (Indonesia, Singapore) hay PT-91M (Malaysia) thì T-84 Oplot không hề thua kém về giáp, hỏa lực, cơ động.

Hai bên sườn xe đều tăng cường thêm tấm giáp che chắn, bảo vệ.
Hai bên sườn xe đều tăng cường thêm tấm giáp che chắn, bảo vệ.

Những chiếc T-84 thế hệ mới sẽ thay thế hoàn toàn xe tăng hạng nhẹ M41A3 lỗi thời trong Quân đội Hoàng gia Thái Lan. 49 chiếc này dự kiến sẽ phân phối cho các tiểu đoàn kị binh số 2, số 4, số 8 và số 9 (Lục quân Thái Lan).
Những chiếc T-84 thế hệ mới sẽ thay thế hoàn toàn xe tăng hạng nhẹ M41A3 lỗi thời trong Quân đội Hoàng gia Thái Lan. 49 chiếc này dự kiến sẽ phân phối cho các tiểu đoàn kị binh số 2, số 4, số 8 và số 9 (Lục quân Thái Lan).

Siêu tăng Armata sẽ trang bị “robot súng máy”

Siêu tăng Armata sẽ trang bị “robot súng máy”
Tờ Izvestia dẫn lời Phó Giám đốc Tập đoàn Tractor Plants Mikhail Levshunov, xe chiến đấu bộ binh hiện đại nhất Kurganets và xe tăng Armata sẽ được trang bị “robot súng máy” có thể tự động tiêu diệt mục tiêu đã chọn và “nó sẽ tự bắn cho đến khi mục tiêu bị tiêu diệt”.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới