Siêu hạm Gorshkov Nga xả khói đen kịt trên biển

Siêu hạm Gorshkov Nga xả khói đen kịt trên biển

(Kiến Thức) - Trong lần chạy thử nghiệm gần đây, siêu hạm Gorshkov đã xả khói đen mù mịt khiến người ta đặt dấu hỏi lớn vấn đề động lực lớp tàu này.

Một số trang mạng Nga gần đây đăng tải hình ảnh chuyến đi biển thử nghiệm của tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất nước này - Đô đốc Gorshkov (417) - chiếc đầu tiên thuộc Project 22350 do Cục thiết kế Severnoye phát triển. Đây được xem là tàu hộ vệ tàng hình hiện đại nhất Hải quân Nga, hàng đầu trên thế giới về sức mạnh hỏa lực.
Một số trang mạng Nga gần đây đăng tải hình ảnh chuyến đi biển thử nghiệm của tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất nước này - Đô đốc Gorshkov (417) - chiếc đầu tiên thuộc Project 22350 do Cục thiết kế Severnoye phát triển. Đây được xem là tàu hộ vệ tàng hình hiện đại nhất Hải quân Nga, hàng đầu trên thế giới về sức mạnh hỏa lực.
Để hoàn thành chiếc Gorshkov này, người Nga đã đóng mất 10 năm, từ 2006 tới tận cuối năm 2014 mới chính thức hoàn thiện, sẵn sàng chạy thử nghiệm. Nó có lượng giãn nước 4.550 tấn, dài 135m, rộng 16,4m, thủy thủ đoàn khoảng 180-210 người.
Để hoàn thành chiếc Gorshkov này, người Nga đã đóng mất 10 năm, từ 2006 tới tận cuối năm 2014 mới chính thức hoàn thiện, sẵn sàng chạy thử nghiệm. Nó có lượng giãn nước 4.550 tấn, dài 135m, rộng 16,4m, thủy thủ đoàn khoảng 180-210 người.
Dù được đóng trong thời gian dài, đầu tư chi phí lớn về mặt công nghệ tuy nhiên trong lần chạy thử này, Gorshkov lại trình diễn bộ mặt “khá tệ” khi ống xả động cơ tàu liên tục “xì” khói đen. Điều này thường rất hiếm thấy trên các tàu chiến hiện đại trên thế giới, kể cả những tàu lớn hơn Gorshkov nhiều lần. Vấn đề này đặt dấu hỏi lớn với hệ thống động lực của tàu, cũng như là vấn đề tàng hình tàu.
Dù được đóng trong thời gian dài, đầu tư chi phí lớn về mặt công nghệ tuy nhiên trong lần chạy thử này, Gorshkov lại trình diễn bộ mặt “khá tệ” khi ống xả động cơ tàu liên tục “xì” khói đen. Điều này thường rất hiếm thấy trên các tàu chiến hiện đại trên thế giới, kể cả những tàu lớn hơn Gorshkov nhiều lần. Vấn đề này đặt dấu hỏi lớn với hệ thống động lực của tàu, cũng như là vấn đề tàng hình tàu.
Đây là lớp tàu hộ vệ đầu tiên của Nga được trang bị cỡ pháo 130mm. Trước đây loại pháo cỡ này chỉ có thể lắp trên tàu khu trục, tuần dương. Nhưng nhờ cải tiến về mặt công nghệ đã giúp giảm trọng lượng để đưa A-192 130mm lên Gorshkov.
Đây là lớp tàu hộ vệ đầu tiên của Nga được trang bị cỡ pháo 130mm. Trước đây loại pháo cỡ này chỉ có thể lắp trên tàu khu trục, tuần dương. Nhưng nhờ cải tiến về mặt công nghệ đã giúp giảm trọng lượng để đưa A-192 130mm lên Gorshkov.
Ngoài ra, con tàu còn được trang bị kho vũ khí "khủng" gồm 16 tên lửa diệt hạm phóng đứng P-800 Oniks hoặc 3M-54 Kalibr-NK; 32 tên lửa phòng không tầm trung - xa 9M96; 2 tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palash và 8 ống phóng ngư lôi 324mm.
Ngoài ra, con tàu còn được trang bị kho vũ khí "khủng" gồm 16 tên lửa diệt hạm phóng đứng P-800 Oniks hoặc 3M-54 Kalibr-NK; 32 tên lửa phòng không tầm trung - xa 9M96; 2 tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palash và 8 ống phóng ngư lôi 324mm.
Cận cảnh 2 bệ pháo – tên lửa phòng không tầm thấp, phản ứng nhanh Palash đặt ở hai bên hangar chứa trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27.
Cận cảnh 2 bệ pháo – tên lửa phòng không tầm thấp, phản ứng nhanh Palash đặt ở hai bên hangar chứa trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27.

GALLERY MỚI NHẤT