Siêu dự án khiến Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị bắt

(Vietnamdaily) - Ông Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị bắt về tội nhận hối lộ, liên quan đến dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh.

Mới đây, ông Nguyễn Ngọc Ánh - Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03- Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội nhận hối lộ.

Theo báo chí, ông Ánh liên quan đến sai phạm tại dự án xây dựng Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh làm chủ đầu tư) khi tiến hành thanh tra dự án này.

Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Khu đô thị Đại Ninh) được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 30/12/2010 cho Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh làm chủ đầu tư (Công ty Sài Gòn Đại – Ninh) với mục tiêu đầu tư xây dựng, kinh doanh Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái.

Dự án tọa lạc trên 4 xã thuộc huyện Đức Trọng (gồm Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan), có tổng diện tích hơn 3.595 ha, tổng vốn đầu tư 25.243 tỷ đồng.

Siêu dự án làm mất 257 ha diện tích rừng

Theo tìm hiểu của PV, vào tháng 10/2021, Sở Nông nghiêp - Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 1976 gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư nêu ý kiến về một số nội dung liên quan đến dự án Khu đô thị Đại Ninh của Công ty Sài Gòn – Đại Ninh làm chủ đầu tư.

Theo đó, việc chấp hành nghĩa vụ tài chính về thuê rừng của chủ đầu tư, theo Sở Nông nghiêp - Phát triển nông thôn, chủ đầu tư được UBND tỉnh cho thuê rừng để triển khai dự án với tổng diện tích hơn 1.050 ha từ 2011. Đến nay doanh nghiệp này đã ký hợp đồng thuê rừng và nộp tiền thuê rừng đến năm 2020.

Vấn đề mất 257 ha rừng trong diện tích dự án theo kiểm kê hiện trạng tại các thời điểm 2011 (mất 117 ha) và 2016 (mất 140 ha), Sài Gòn - Đại Ninh trước đó đã đền bù 6,7 tỷ đồng cho diện tích 140 ha ghi nhận năm 2016.

Riêng phần diện tích 116 ha được xác định trữ lượng 3.449 m3, giá trị bồi thường hơn 12 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sài Gòn - Đại Ninh không thống nhất về diện tích, trữ lượng và có đơn kiến nghị.

Theo Sở Nông nghiêp - Phát triển nông thôn, đến nay Sài Gòn Đại Ninh đã thống nhất với số liệu mất rừng theo Kết luận thanh tra số 2094 của UBND tỉnh và đơn vị đã chấp hành nộp đủ số tiền bồi thường vào ngân sách nhà nước theo quy định. Như vậy, để bồi thường 257 ha rừng bị mất tại dự án, Sài Gòn - Đại Ninh đã bồi thường khoảng 18,7 tỷ đồng.

Do đó, việc kiểm kê tài nguyên rừng để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh diện tích rừng được thuê có thể tiến hành song song với việc triển khai thực hiện dự án.

Sở Nông nghiêp - Phát triển nông thôn đề nghị Sài Gòn - Đại Ninh phải cam kết và thống nhất nếu kết quả kiểm kê tài nguyên rừng trong lần kế tiếp mà bị mất rừng thì phải có trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Sieu du an khien Chanh Thanh tra tinh Lam Dong bi bat
 Phối cảnh dự án Sài Gòn - Đại Ninh.

Nếu được tiếp tục thực hiện dự án, Sài Gòn - Đại Ninh cam kết phải khắc phục các tồn tại, hạn chế, sai phạm tại dự án: Ký hợp đồng thuê rừng năm 2021 và nộp tiền thuê rừng theo quy định; Cam kết trồng rừng rừng, trồng cây xanh trên diện tích đất trống và trên diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.

Đối với diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm chưa giải tỏa thì chủ đầu tư phải lập phương án giải tỏa và báo cáo, đề nghị chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan hỗ trợ giải tỏa thu hồi đất và cam kết khôi phục rừng, sử dụng đất đúng mục đích theo quy định.

Trước đó, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng có văn bản số 2349 để báo cáo tình hình thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về dự án trên.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn được giao kiểm tra, xác định thiệt hại tài nguyên rừng tại khu vực dự án của doanh nghiệp, cung cấp số liệu để Sở Tài chính xác định giá trị thiệt hại tài nguyên rừng.

Trên cơ sở đó, Sở Tài chính xác định giá trị thiệt hại, yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền bồi thường.

Theo báo của Sở Tài chính, diện tích rừng bị mất của dự án là 257 ha. Trong đó, 140 ha được Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn xác định trữ lượng ngày 5/1/2016 và 117 ha được xác định trữ lượng ngày 25/2/2011.

Đối với diện tích 140 ha rừng bị mất xác định trữ lượng vào năm 2016, Sở đã có văn bản phê duyệt giá trị bồi thường tài nguyên rừng với số tiền gần 6,7 tỷ đồng và Sài Gòn - Đại Ninh đã nộp đủ.

Diện tích 116 ha được xác định trữ lượng 3.449 m3, Sở xác định giá trị bồi thường hơn 12 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sài Gòn – Đại Ninh không thống nhất về diện tích, trữ lượng và có đơn kiến nghị.

Được chuyển đổi hơn 166 ha đất ở nhưng 6 năm không đóng tiền

Cũng trong tháng 10/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo về dự án Sài Gòn - Đại Ninh.

Theo Sở này, tháng 2/2012, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định cho phép Sài Gòn - Đại Ninh chuyển mục đích sử dụng hơn 166,5 ha đất ở theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Quyết định trên căn cứ Khoản 2, Điều 57 của Luật Đất đai năm 2013: "Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật".

Tuy nhiên, đến tháng 8/2018, doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (bao gồm cả tiền chậm nộp đối) với phần diện tích được chuyển sang đất ở để thực hiện dự án nêu trên.

Theo Kết luận thanh tra của Bộ Tài chính tại văn bản số 2987 ngày 9/1/2018: "Tiền sử dụng đất Sài Gòn – Đại Ninh hơn 158 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thực hiện, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, đánh giá trên cơ sở thực tế thực hiện dự án, chuyển sang thực hiện phương thức cho thuê đất, thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu hồi dự án".

Sieu du an khien Chanh Thanh tra tinh Lam Dong bi bat-Hinh-2
 Siêu dự án 25.000 tỷ tọa lạc trên 4 xã thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Tại các cuộc làm việc với Sở Tài chính và Sở Tài nguyên Môi Trường vào tháng 4 và tháng 5/2018, Sài Gòn – Đại Ninh cho biết, dự án có tổng mức đầu tư và nguồn vốn lớn; tiến độ dự án chia ra nhiều giai đoạn (đến năm 2018 hoàn thành).

Số tiền giao quyền sử dụng đất khá lớn cùng thời điểm công ty này đầu tư xây dựng nhiều hạng mục khác. Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ áp lực về tài chính và tập trung tài chính vào đầu tư hạ tầng cho toàn dự án.

Sài Gòn – Đại Ninh đề nghị được xem xét, tạo điều kiện trước mắt cho chuyển hình thức giao quyền sử dụng đất đối với diện tích đất có thu tiền là 166,5 ha sang hình thức thuê đất trả tiền hàng năm nhưng không thay đổi quy mô, mục tiêu của dự án đã được cấp phép.

Công ty này cam kết sau khi đầu tư hạ tầng cho toàn dự án sẽ báo cáo xin chuyển lại hình thức giao quyền sử dụng đất tính theo khung giá hiện hành, sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo khung giá mới.

Theo Sở Tài nguyên Môi Trường, đối với việc Sài Gòn – Đại Ninh đề nghị xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở để thực hiện dự án (phù hợp với các thủ tục gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng, điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư,...) thì thời điểm để xác định tiền sử dụng đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 108 Luật Đất đai năm 2013.

Căn cứ theo báo cáo của Sở Tài nguyên Môi Trường, thời điểm UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép Sài Gòn - Đại Ninh chuyển mục đích sử dụng hơn 166,5 ha sang đất ở có thu tiền sử dụng đất theo Quyết định số 293 ngày 7/2/2012.

Đến năm 2018, tức là suốt 6 năm doanh nghiệp này không thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, bao gồm cả tiền chậm nộp đối với phần diện tích được chuyển sang đất ở để thực hiện dự án nêu trên.

"Thoát án" thu hồi

Trước đó, ngày 12/6/2020, Thanh tra Chính phủ có Kết luận 929 về việc công bố kết luận thanh tra quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Kết luận có kiến nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của ba dự án vi phạm pháp luật về đất đai và đầu tư, trong đó có dự án của Công ty Sài Gòn - Đại Ninh.

Tuy nhiên, ngày 8/7/2021, Thanh tra Chính phủ lại có Thông báo kết luận sửa đổi một số nội dung Kết luận thanh tra số 929 do ông Trần Văn Minh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ ký.

Nội dung được bổ sung vào Kết luận thanh tra số 929 đã ban hành năm 2020 như sau: Liên quan đến dự án do Công ty Sài Gòn - Đại Ninh làm chủ đầu tư: UBND tỉnh (Lâm Đồng) căn cứ thẩm quyền, hướng dẫn công ty thực hiện thủ tục giãn tiến độ, điều chỉnh dự án theo Luật Đầu tư năm 2014, gia hạn sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013, yêu cầu hoàn thành dự án theo đúng cam kết; khẩn trương triển khai đầu tư theo quy mô đã được phê duyệt.

Trường hợp chủ đầu tư vi phạm cam kết hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính thì chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi đất theo quy định.

Đồng thời, rà soát, kiểm tra lại tính pháp lý của Quyết định số 2020 để quyết định thu tiền sử dụng đất theo thẩm quyền; chỉ đạo và soát, yêu cầu công ty nộp thuế chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng dự án (nếu có) theo quy định.

Siêu dự án 25.000 tỷ của Sài Gòn - Đại Ninh: Được chuyển đổi hơn 166 ha đất ở nhưng 6 năm không đóng tiền

(Vietnamdaily) - Khu đô thị thương mại, dịch vụ, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh do CTCP Đầu tư Du lịch Sài Gòn - Đại Ninh (Sài Gòn – Đại Ninh) làm chủ đầu tư.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng vừa có báo cáo về dự án Khu đô thị thương mại, dịch vụ, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh do CTCP Đầu tư Du lịch Sài Gòn - Đại Ninh (Công ty Sài Gòn – Đại Ninh) làm chủ đầu tư.

Theo Sở này, tháng 2/2012, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định cho phép Sài Gòn – Đại Ninh chuyển mục đích sử dụng hơn 166,5 ha đất ở theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Lâm Đồng: Đôn đốc tiến độ siêu dự án 25.000 tỷ của Sài Gòn - Đại Ninh

(Vietnamdaily) -Theo UBND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), đến nay dự án Khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh chủ yếu là hạ tầng giao thông, chưa đầu tư các hạng mục chính mặc dù tiến độ đầu tư đã hết thời hạn từ năm 2019.

UBND huyện Đức Trọng vừa có văn bản UBND gửi Thường trực Huyện ủy và Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Lâm Đồng báo cáo tình hình triển khai các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn huyện đến tháng 6/2022.

Đáng chú ý, có dự dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh ( Khu đô thị Đại Ninh) do Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh (Công ty Sài Gòn – Đại Ninh) làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 30/12/2010.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.