Khu đô thị Gia Lâm có diện tích khoảng 420ha |
“Siêu” đô thị vệ tinh với 60 vạn dân của Hà Nội có đặc biệt? - VTC14.
Khu đô thị Gia Lâm có diện tích khoảng 420ha |
“Siêu” đô thị vệ tinh với 60 vạn dân của Hà Nội có đặc biệt? - VTC14.
Từ đầu tháng 2/2016, nhiếp ảnh gia Graham Fink đã triển lãm các tác phẩm của mình tại phòng trưng bày nghệ thuật Riflemaker, London. |
Khu đô thị Nhơn Trạch (Đồng Nai) nằm trong lộ trình quy hoạch hạ tầng giao thông kết nối với TP.HCM như đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cầu Cát Lái và nhiều hạ tầng kết nối khác.
Sau hơn 20 năm quy hoạch, khu đô thị này đã "đánh đắm" nhà đầu tư trên “con tàu" lướt sóng địa ốc.
Hoang tàn sau cơn sốt giá
Huyện Nhơn Trạch chỉ cách quận 2 và quận 9 của TP.HCM một con sông nhưng giá đất chỉ bằng 1/5-1/3 so giá đất của các quận này. Trong quy hoạch tổng thể, thành phố mới Nhơn Trạch có hàng trăm dự án thành phần.
Một số dự án nổi bật tại Nhơn Trạch có khu đô thị mới Đông Sài Gòn (941 ha), Phước An (150 ha), Sunflower (150 ha)... và hàng vài chục dự án khác có quy mô từ một vài đến vài chục ha. Phần lớn dự án hình thành cách đây đã 10 năm nhưng đến nay, tỷ lệ lấp kín vẫn chưa đầy 5%.
Thành phố mới Nhơn Trạch từng một thời thu hút giới đầu tư từ Bắc chí Nam, là tâm điểm của các cơn sốt đất những năm 2007-2008. Khi đó, giá đất dự án tại huyện Nhơn Trạch bị những công ty môi giới bất động sản ra sức "thổi", tăng gấp 3-4 lần trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, khi giá hạ nhiệt, Nhơn Trạch nay chỉ còn trơ lại hàng loạt dự án đã hoàn thiện về hạ tầng nội khu nhưng... bị bỏ hoang.
Biệt thự hoang là cảnh dễ bắt gặp ở Khu đô thị mới Nhơn Trạch. Ảnh: Lê Quân |
Tại đô thị rộng 41.000 ha, ngay cả khu biệt thự sang trọng nhất cũng chỉ có vài cư dân "bất đắc dĩ" là người bảo vệ kiêm luôn việc ký gửi nhà đất. Những công trình phụ trợ như thảm cỏ được người dân địa phương địa phương tận dụng để... nuôi dê. Còn những lô đất đã làm hạ tầng đầy đủ thì được "quy hoạch" để trồng hoa màu.
Hoang hoá kéo dài, phần lớn lại nằm trong tay giới đầu cơ nên giá đất nền dự án tại Nhơn Trạch "tuột" từ 3-7 triệu đồng/m2 xuống còn 1,3-1,8 triệu đồng/m2. Tuy nhiên giao dịch vẫn trầm lắng.
Tại những dự án được giành nhau mua trước đây của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tập đoàn Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD), Đệ Tam... nay lô nhô vài nóc biệt thự xây dở, trở thành bãi chăn thả gia súc.
Giá đất Nhơn Trạch lên đỉnh bắt đầu từ năm 2006, khi có thông tin xây cầu nối với quận 9, TP.HCM.
Năm 2014, dự án sân bay quốc tế Long Thành được thông qua chủ trương, đất đai ở huyện Nhơn Trạch lại sốt, sau đó trầm lắng.
Gần đây nhất năm 2016, lại xuất hiện thêm một thông tin kích thích thị trường địa ốc Nhơn Trạch là kế hoạch xây cầu Cát Lái đang được bàn thảo.
Dự án khu dân cư của Công ty cổ phần Đầu tư đô thị và khu công nghiệp miền Nam (Suzicorp) có 40,95 ha trên địa bàn xã Phước An và xã Long Tân có quy hoạch 1/500, được triển khai từ tháng 4/2009 nhưng đến nay vẫn chưa có hạ tầng. Ngoài con đường trải đá lổn nhổn và tấm pano vẽ phối cảnh, dự án trên chẳng có gì sau hơn 10 năm triển khai.
Khu dân cư Phước An - Long Thọ của HUD với tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng đã được phân lô, hoàn thiện về điện - nước cũng chịu chung số phận bị bỏ hoang.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, đó là hệ quả của tình trạng đầu cơ nhà đất.
“Năm 2007, khi thị trường nhà đất lên cơn sốt, nhiều chủ đầu tư đã đổ tiền xây dựng những khu biệt thự với mục đích đón đầu để kiếm siêu lợi nhuận. Cũng trong xu thế đón gió đó, không ít nhà đầu tư thứ cấp mua xong để đấy nhằm đẩy giá lên cao. Nhưng khi thị trường ngày càng lao dốc thì việc bán ra trở nên khó khăn”, ông nói.
Quy hoạch hạ tầng nội khu hoàn chỉnh để trồng hoa màu. Ảnh: Lê Quân |