Siêu bão Haiyan sắp đổ bộ

Sức mạnh của siêu bão Haiyan sắp đổ bộ - một trong những cơn cuồng phong được đánh giá lớn nhất thế giới những năm qua.

Sóng lớn khi bão Haiyan đổ bộ thành phố Legaspi, tỉnh Albay phía nam Thủ đô Manila ngày 8/11 và sẽ vào miền Trung VN, khoảng 16h ngày 10/11. ẢNH: AFP /TTXVN. ( Ảnh nhỏ: Dự báo đường đi của siêu bão Haiyan (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư).
Sóng lớn khi bão Haiyan đổ bộ thành phố Legaspi, tỉnh Albay phía nam Thủ đô Manila ngày 8/11 và sẽ vào miền Trung VN, khoảng 16h ngày 10/11. ẢNH: AFP /TTXVN. ( Ảnh nhỏ: Dự báo đường đi của siêu bão Haiyan (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư).
Hết làm ăn vì đưa tàu lên - xuống

Ngư dân ven biển Đà Nẵng lại lục tục kéo thuyền lên bờ, neo đậu tàu vững chắc trong âu thuyền Thọ Quang và các điểm khác. Đây là lần thứ 5 trong năm nay họ phải làm công việc này.

Sáng qua, từng con sóng bạc đầu – dấu hiệu của siêu bão đổ bộ đã bắt đầu lớn dần ở ven bờ Sơn Trà. Gió đã thổi mạnh. Trên các tuyến đường ven biển, thuyền chất la liệt đang được ngư dân khẩn trương đưa vào nơi ẩn náu. “Con thuyền là kế sinh nhai của gia đình, phải cho nó an toàn như ngôi nhà mình sống” – ông Nguyễn Lục (phường Mân Thái) thở dài. Ông Lục trên 60 tuổi, nói rằng cả đời mình chưa năm nào phải dời tàu lên bờ giằng néo rồi lại đưa tàu xuống biển nhiều như năm này. “Hết đường làm ăn, mới xuống ba bữa lại có bão. Mà nghe lần nào cũng siêu bão. Coi trên tivi, thấy bão nó quần nát Philippines mà ớn. Sợ quá rồi”.

Những người dân ven biển ở xã Điện Dương (Điện Bàn, Quảng Nam) khẩn trương chèn chống nhà cửa. Anh Ngô Dân (thôn Hà Quảng Bắc), âu sầu: Bão 11 mới bứng toàn bộ tôn đi, chưa kịp lợp mới vì không có tiền. Giờ siêu bão lại sắp vào, không còn gì để mất nữa”. Cách đó không xa, nhà của anh A Tuấn là một đống đổ nát. Gia đình anh phải ở nhờ nhà chị gái mấy tuần nay, sau bão 11.

Ông Dương Thành Thị - Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), cho hay: Nhà tránh bão ở phường Hòa Hiệp Bắc đã được chuẩn bị sẵn sàng để sơ tán dân. Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến ký công văn yêu cầu các sở, ban ngành, quận huyện dốc toàn lực đối phó với bão Haiyan. Đặc biệt chú ý công tác giám sát tàu thuyền đang neo đậu cũng như công tác kêu gọi tàu ngoài khơi khẩn trương vào tránh bão.

Đã có thiệt hại

Tàu thuyền neo đậu phòng tránh bão số 14. ẢNH: NGUYỄN HUY
Tàu thuyền neo đậu phòng tránh bão số 14.  ẢNH: NGUYỄN HUY 
Hôm qua Trung tâm PCLB& TKCN khu vực miền Trung-Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng) cho hay, ảnh hưởng của siêu bão Haiyan khiến biển Đông gió lớn, làm chìm nhiều tàu thuyền của ngư dân miền Trung. Một ngư dân đã tử vong, một ngư dân mất tích.

Cụ thể, tàu BĐ 91377 TS do ông Trương Hoài Lưu làm thuyền trưởng (trú xã Hoài Hải, Hoài Nhơn, Bình Định) làm nghề vây rút chì, đang trên đường từ Cam Ranh về Quy Nhơn bị mắc vào san hô lúc 13 giờ ngày 5/11. Tàu bị nạn đã nhờ 1 tàu ở Phú Yên lai dắt. Trong lúc lai dắt, thuyền viên Trương Văn Tài không may bị dây thừng quấn vào cổ, tử vong tại chỗ. Tàu của ông Võ Thạch (trú xã Hoài Hương, Hoài Nhơn) không có số đăng ký, trên tàu có 1 lao động làm nghề lưới ghẹ bị sóng đánh chìm lúc 4 giờ ngày 6/11.

Sơ tán khẩn hàng vạn hộ dân

Chiều 8/11, Ban chỉ huy PCLB&TKCN TP Đà Nẵng cho biết: Trước 19 giờ ngày 9/11, Đà Nẵng sẽ hoàn thành sơ tán 19.388 hộ với hơn 73.384 người. UBND TP Đà Nẵng yêu cầu ngành chức năng tổ chức phổ biến, hướng dẫn người dân không ra đường khi bão đổ bộ đất liền. Sở GD&ĐT căn cứ vào diễn biến của tình hình thời tiết để quyết định cho học sinh nghỉ học. Các công trình xây dựng cao tầng phải hạ cẩu hoặc tiến hành sơ tán nhân dân xung quanh khu vực đang thi công. Điện lực thành phố có kế hoạch cắt điện từng khu vực đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng đang triển khai phương án phòng chống lũ tại các hồ chứa nước trên địa bàn.

Tỉnh Quảng Ngãi sẵn sàng triển khai phương án di dời, sơ tán 54.050 hộ/216.000 khẩu theo kế hoạch khi có bão ảnh hưởng trực tiếp hoặc gây mưa, lũ lớn. Trong đó, đặc biệt chú trọng 5.189 hộ/ 21.370 khẩu có mức rủi ro cao trước ảnh hưởng của gió bão, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, vùng hạ du công trình thủy điện.

Sáng cùng ngày (8/11), Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5 họp khẩn cấp các lực lượng đơn vị, tổ chức thành lập ngay Sở Chỉ huy tại Đà Nẵng và hai Sở Chỉ huy cơ động tại Sư đoàn 315 (huyện Núi Thành, Quảng Nam); Sở Chỉ huy cơ động tại Bình Định, sẵn sàng cơ động xử lý tình huống trước, trong và sau bão đổ bộ. Từ 12 giờ trưa 8/11, tất cả các cơ quan, đơn vị tại QK5 tạm dừng huấn luyện, tập trung di dời phương tiện, tàu thuyền, hỗ trợ người dân; chuẩn bị sẵn cơ số thuốc, lương thực, thực phẩm sẵn sàng tiếp tế cho nhân dân. Tính đến chiều 8/11, cả tỉnh Quảng Nam còn 23 tàu đánh bắt xa bờ với 673 ngư dân đang hoạt động trên biển. Trong đó có 11 tàu với 411 ngư dân đang ở ngoài khu vực nguy hiểm bị ảnh hưởng của bão. Lực lượng BĐBP tỉnh đang giữ liên lạc thường xuyên với các tàu này để thông báo diễn biến bão, hướng dẫn các tàu ra khỏi vùng nguy hiểm.

Những ngày qua, tại Quảng Nam có mưa to nhiều nơi, nên mực nước trên các sông Vu Gia, Thu Bồn hiện ở mức cao từ báo động I đến báo động II. Trong tổng số 73 hồ chứa nước thủy lợi đã có đến 46 hồ tích đầy nước, 27 hồ còn lại cũng tích được 70-80% dung tích. Các hồ thủy điện Sông Tranh 2, A Vương, Đắk Mi 4 hầu hết đã đầy và hiện đang tích cực xả tràn lẫn xả nước phát điện để điều tiết mực nước hồ về cao trình mực nước đón lũ.

Siêu bão tàn phá Philippines

Siêu bão Haiyan (Hải Yến), cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2013 đã càn quét miền trung Philippines ngày 8/11 với sức gió 314 km/giờ, giật lên đến 379 km/giờ. Ít nhất 4 người chết, 12 triệu dân Philippines bị ảnh hưởng.

Siêu bão tràn qua các tỉnh Samar, Leyte, Cebu và Panay, gây sạt lở đất, mất điện, cắt đứt thông tin liên lạc tại nhiều khu vực . Gần 720.000 người dân buộc phải đi sơ tán tránh bão. Do bị mất liên lạc nên chưa thể biết hết mức độ thương vong và hậu quả thiệt hại. Đến thời điểm này đã có ít nhất 4 người thiệt mạng. Chính phủ đã chuẩn bị lực lượng ứng cứu gồm 3 máy bay C-130, 32 trực thăng quân sự và dân dụng, 20 tàu hải quân.

Mỗi năm, Philippines phải đối mặt với khoảng 20 cơn bão lớn nhỏ, gây thiệt hại nặng về người và tài sản. Tháng 11/1990, một cơn bão mạnh cũng quét qua miền trung nước này làm 508 người chết, 246 người mất tích. Năm 2012, bão Bopha quét qua Philippines, khiến khoảng 2.000 người chết.

Đà Nẵng hối hả phòng chống bão số 11

Tại Đà Nẵng, nhiều địa phương đồng loạt tổ chức họp khẩn cấp, triển khai công tác chống bão số 11 (Nari). Hàng trăm người dân đổ xô ra bờ biển lấy cát về chèn chống nhà cửa.

Sáng nay (14/10), gió bắt đầu thổi mạnh, biển động dữ dội, mực nước sông Hàn dâng cao bất thường… Do vậy, không khí đón bão của chính quyền và người dân tại Đà Nẵng tất bật hơn bao giờ hết.
Sáng nay (14/10), gió bắt đầu thổi mạnh, biển động dữ dội, mực nước sông Hàn dâng cao bất thường… Do vậy, không khí đón bão của chính quyền và người dân tại Đà Nẵng tất bật hơn bao giờ hết.

Bão số 12 liên tục đổi hướng

(Kiến Thức) - Lúc 7h sáng 2/11, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 490km về phía đông bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (134-166 km/giờ), giật cấp 16, cấp 17.

Đọc nhiều nhất

Tin mới