Shangri La 2019: Đối sách của Đông Nam Á giữa “tâm bão” Mỹ-Trung

Cạnh tranh Mỹ - Trung có ảnh hưởng gì đến Đông Nam Á và khu vực này có thể làm gì để đối phó với những thay đổi này?

Shangri La 2019: Đối sách của Đông Nam Á giữa “tâm bão” Mỹ-Trung
Shangri La 2019 - Đấu trường cạnh tranh Mỹ - Trung
Hội nghị cấp cao An ninh châu Á (hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri-La) lần thứ 18 chính thức khai mạc vào lúc 19h tối 31/5, theo giờ Việt Nam và kéo dài đến 2/6.
Shangri La 2019: Doi sach cua Dong Nam A giua “tam bao” My-Trung
 Cạnh tranh Mỹ - Trung có ảnh hưởng gì đến Đông Nam Á và khu vực này có thể làm gì để đối phó với những thay đổi này? Ảnh: Reuters.
Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tham dự diễn đàn này trong gần 1 thập kỷ, trong khi phía Mỹ với sự tham dự của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan dự kiến cũng sẽ trình bày một số điểm cụ thể trong chiến lược quốc phòng của nước này về một Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do.
Tại Đông Nam Á, cạnh tranh Mỹ-Trung gia tăng là một dấu hiệu đáng lo ngại cho an ninh, chủ quyền và thịnh vượng của khu vực.
Tướng Joseph Dunford – Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cáo buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã "nuốt lời" khi Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa Biển Đông.
"Trở lại năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết với Tổng thống Barack Obama sẽ không quân sự hóa khu vực này. Nhưng những gì chúng ta thấy ngày nay thì ngược lại với những cơ sở lưu trữ đạn dược hay những cuộc thử tên lửa phòng thủ của Trung Quốc”, ông Dunford nói.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới trên đường đến Jakarta ngày 29/5, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Shanahan cho biết Trung Quốc vẫn là ưu tiên hàng đầu của ông dù những đe dọa ở Trung Đông và Triều Tiên khiến người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ phải tốn không ít thời gian.
"Thực hiện Chiến lược Phòng thủ Quốc gia là ưu tiên hàng đầu của tôi và Trung Quốc chính là ưu tiên này".
Các quan chức Mỹ cho biết chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương của ông Shanahan là một "chuyến đi nghe ngóng" tình hình khi Washington đang tìm cách đảm bảo cam kết của các đồng minh đối với an ninh khu vực.
Việc Trung Quốc cử một phái đoàn tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri –La không chỉ gồm các chuyên gia về hợp tác quân sự quốc tế và quan hệ quốc phòng mà còn cả các quan chức cao cấp có kinh nghiệm lãnh đạo đã cho thấy Bắc Kinh muốn sử dụng cơ hội này để làm rõ lập trường và bảo vệ vị thế của mình tại khu vực.
Sau nhiều tháng đáp trả thuế quan lẫn nhau, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang cạnh tranh để thuyết phục các đồng minh vẫn còn hoài nghi trong khu vực về phe mình.
Trong bối cảnh đó, liệu cạnh tranh Mỹ - Trung có ảnh hưởng gì đến Đông Nam Á và khu vực này có thể làm gì để đối phó với những thay đổi này?
Đông Nam Á trong “tâm bão” Mỹ-Trung
Đông Nam Á không còn xa lạ với việc phải đối phó với những thay đổi trong quan hệ giữa các cường quốc trên thế giới. Các quốc gia Đông Nam Á từng rơi vào tình thế này trong Chiến tranh Lạnh khi Mỹ và Liên Xô đối đầu. Đông Nam Á cũng luôn phải điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi trong quan hệ Mỹ - Trung.
Những lo ngại về căng thẳng Mỹ - Trung đã gia tăng trong những năm qua. Khác biệt về lập trường của 2 nước trong nhiều vấn đề làm dấy lên những câu hỏi như liệu hai bên có thể điều chỉnh chiến lược để "thích nghi" với các lợi ích với nhau hay không và điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của trật tự khu vực này như thế nào.
Cạnh tranh Mỹ - Trung đang ngày càng tích tụ nhiều mâu thuẫn và có nguy cơ vượt qua những ranh giới mong manh để trở thành một cuộc đối đầu.
Hai nhà phân tích Nick Bisley Brendan Taylor đã nhận định trên trang Nikkei Asian Review rằng, các nước Đông Nam Á thường tránh công khai đứng về một phía với tuyên bố "chúng tôi không muốn chọn bên nào". Tuy nhiên, tránh đưa ra lựa chọn có thể sẽ là một giải pháp ngày càng khó khăn hơn với các quốc gia này trong giai đoạn cạnh tranh mới giữa các nước lớn như hiện nay.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã khẳng định hồi tháng 11/2018 rằng sẽ đến thời điểm mà các nước ASEAN bị đẩy đến tình thế phải chọn 1 trong 2 bên.
Cạnh tranh giữa các cường quốc không phải là điều gì mới trong quan hệ quốc tế nhưng nếu không được giải quyết hợp lý, vấn đề này có thể đe dọa đến sự ổn định khu vực.
Tuy nhiên, Siswo Pramono, người đứng đầu Trung tâm Phân tích và Phát triển Chính sách của Bộ Ngoại giao Indonesia thì lại có quan điểm khác. Chuyên gia này nhận định tốc độ phát triển kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã giúp 10 nước thành viên tạo được ảnh hưởng chưa từng có.
"Chúng tôi không phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc bởi chúng tôi có "miếng bánh" của mình. "Miếng bánh" ấy là vị trí chiến lược của chúng tôi và thị trường khu vực đang phát triển nhanh chóng. Chúng tôi không phải quan tâm Mỹ hay Trung Quốc nói gì bởi quyết định là phụ thuộc vào chúng tôi".
Đối thoại Shangri-La được thành lập để thúc đẩy đối thoại, tăng cường niềm tin và trao đổi về các mối quan tâm chung giữa các quốc gia trong khu vực. Nhưng ngày nay nó đã trở thành nơi để Mỹ - Trung "đọ sức" với nhau qua những tầm nhìn chiến lược được trình bày. Bắc Kinh và Washington đều sẽ tận dụng diễn đàn này để thực hiện các mục tiêu của họ trong khu vực.
Đối sách của Đông Nam Á
Mặc dù Đông Nam Á có thể tận dụng cạnh tranh Mỹ - Trung để đạt được lợi ích nhưng một loạt các thách thức khác cũng hạn chế khả năng của họ như những căng thẳng chính trị trong nước và những vấn đề nội bộ của ASEAN.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là xoay xở để tồn tại trong "cơn bão" Mỹ- Trung trong những năm tới nằm ngoài khả năng của các nước Đông Nam Á. Thực tế thì vẫn còn nhiều điều khu vực này có thể thực hiện để định hình sự cạnh tranh này theo hướng tích cực cũng như hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra.
Trước tiên, các chính phủ Đông Nam Á nên làm sáng tỏ quan điểm của họ về sự liên quan của khu vực này trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung. Thay vì chỉ nhìn nhận mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với Mỹ và Trung Quốc theo kiểu chọn phe, nghĩa là ngả về phía nước này và tránh xa nước kia thì cần phải xem xét mối quan hệ này theo một hình lăng trụ đa diện, nghĩa là xác định rõ những tiêu chí có thể hợp tác vì lợi ích phát triển chứ không phải chỉ vì ủng hộ riêng quốc gia nào. Thủ tướng Malaysia Mahathir tuyên bố nước này sẽ hợp tác với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei bất chấp căng thẳng Mỹ- Trung bởi :"Nghiên cứu của Huawei vượt xa Malaysia. Chúng tôi sẽ tận dụng công nghệ của họ nhiều nhất có thể".
Thứ hai, các nước Đông nam Á nên tăng cường hợp tác với các cường quốc khác ngoài Mỹ và Trung Quốc để đưa ra những giải pháp bao quát hơn trước những thách thức khu vực. Một vấn đề có thể kể tới như cơ sở hạ tầng, Đông Nam Á có thể hợp tác với các quốc gia khác để giải quyết nhu cầu phát triển thực sự của mình thay vì tập trung vào những cuộc tranh luận giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Thứ ba, các quốc gia trong khu vực phải chủ động trong việc đảm bảo Đông Nam Á vẫn giữ quan điểm trung lập đối với các cuộc thảo luận đang diễn ra trong việc định hình tương lai cấu trúc an ninh khu vực.
Thứ tư, khu vực này phải tăng cường thực hiện các quy định khu vực cũng như quốc tế để đối phó với tranh chấp Mỹ - Trung, thậm chí cả khi 2 nước này không sẵn sàng thực hiện. Thúc đẩy các thể chế mà ASEAN là trung tâm là điều cần thiết đối với trật tự khu vực dựa trên các quy tắc cũng như tầm quan trọng của việc tự do hàng hải ở Biển Đông.
Thứ năm, các nước Đông Nam Á nên tăng cường đoàn kết với nhau, hạn chế những chia rẽ trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng.
Thứ sáu, các nước Đông Nam Á nên "tăng khả năng đề kháng" trước những thay đổi trọng tâm của các cường quốc, từ chủ nghĩa bảo hộ gia tăng của Mỹ đến chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 16

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã có bài phát biểu khai mạc dẫn đề tại Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh quan trọng nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 16
Khai mac Doi thoai Shangri-La lan thu 16
 Quang cảnh lễ khai mạc Đối thoại Shangri-La ngày 2/6. AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu trước nhiều lãnh đạo quốc phòng, chuyên gia về an ninh quốc tế từ khoảng 40 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Thủ tướng Turnbull cho biết khu vực đang quan ngại việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến việc Washington rút khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu. Bày tỏ thất vọng trước những quyết định của Chính phủ Mỹ, song Thủ tướng Australia cũng kêu gọi cộng đồng thế giới không nên vội vàng tự suy diễn các sự kiện đang diễn ra. Thủ tướng Turnbull cũng kêu gọi Trung Quốc nắm lấy vai trò lãnh đạo trách nhiệm hơn. Theo ông, Bắc Kinh có thể đóng vai trò then chốt trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Thủ tướng Austrlia: Trung Quốc chớ có “bắt nạt” ở Biển Đông

Thủ tướng Austrlia Malcolm Turnbull nhấn mạnh, duy trì nền pháp quyền là chìa khóa để tiếp tục đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.

Thủ tướng Austrlia: Trung Quốc chớ có “bắt nạt” ở Biển Đông
Trang tin News.com.au đưa tin, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ nhất lên án những động thái của Trung Quốc thời gian qua ở Biển Đông, kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác trong khu vực.
Thu tuong Austrlia: Trung Quoc cho co “bat nat” o Bien Dong
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2017. (Ảnh: Reuters) 
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2017 đang diễn ra ở Singapore tối 2/6, cảnh báo Trung Quốc rằng, hành vi của nước này có thể khiến các nước tìm kiếm sự cân bằng thông qua việc tăng cường quan hệ với Mỹ.

Vì sao Việt Nam không phát biểu ở Đối thoại Shangri-La 2017?

Ông Vũ Tiến Trọng, quan chức đoàn Việt Nam dự Shangri-La 2017, cho biết Việt Nam không tham dự cấp bộ trưởng nên không phát biểu tại phiên toàn thể dịp này.

Vì sao Việt Nam không phát biểu ở Đối thoại Shangri-La 2017?
Trả lời báo chí bên lề Đối thoại Shangri-La 2017 đang diễn ra ở Singapore, Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng, Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng, cho biết vấn đề được thảo luận nhiều trong tình hình an ninh chung ở châu Á là sự khẳng định vai trò của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.