Shangri-La 2018: Mỹ tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN

Trong cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-la (SLD) vừa khai mạc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Shangri-La 2018: Mỹ tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN
Theo hãng tin Kyodo, ngày 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định chủ trương của Mỹ tăng cường hợp tác an ninh với các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị An ninh châu Á ở Singapore, được biết tới với tên gọi Đối thoại Shangri-la (SLD), vừa khai mạc, Bộ trưởng Mattis và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.
 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.
Trong các cuộc đối thoại riêng rẽ với Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên ASEAN, người đứng đầu Lầu Năm Góc bày tỏ thiện chí sẵn sàng thúc đẩy “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chiến lược này nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định từ Đông Á tới châu Phi thông qua việc hợp tác với các quốc gia trong nhiều lĩnh vực như tự do hàng hải.
Dự kiến trong ngày 2/6, Bộ trưởng Mattis sẽ có bài phát biểu về an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Đối thoại Shangri-la, do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tài trợ, được tổ chức hằng năm tại Singapore kể từ năm 2002.
Các quan chức quốc phòng từ khoảng 40 nước, trong đó có Mỹ và nhiều nước ở châu Á và châu Âu, tham gia Đối thoại Shangri-la 2018.
Trung Quốc chỉ cử một phái đoàn quân sự cấp thấp, do Trung tướng Hà Lôi, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học quân sự của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), dẫn đầu, tham gia SLD năm nay.

Trung Quốc “lật bài” sớm tại Đối thoại Shangri-La

Phái đoàn Trung Quốc đã sớm “lật bài” tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 khi phát tờ rơi có nội dung xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông.

Trung Quốc “lật bài” sớm tại Đối thoại Shangri-La
Hành động này đi ngược lại tinh thần của một đối thoại an ninh cởi mở và công bằng như Đối thoại Shangri-La và đã vấp phải sự chỉ trích từ phía các học giả.
Trung Quoc “lat bai” som tai Doi thoai Shangri-La
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter: Trung Quốc xây trường thành tự cô lập ở Biển Đông. Ảnh defense.gov 
Tờ rơi mà đoàn Trung Quốc phát tại Đối thoại Shangri-La năm nay gồm hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Hoa, có nội dung hoàn toàn khác nhau. Trong khi tờ rơi tiếng Anh cung cấp thông tin về quá trình phát triển quân đội của Trung Quốc thì bản tiếng Hoa cung cấp thông tin hoàn toàn xuyên tạc sự thật cho rằng toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc.

Shangri-La 2016: Vừa hợp tác vừa đấu tranh để giải quyết xung đột

Chiều 5/6, Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 tại Singapore khép lại sau ba ngày làm việc và thảo luận sôi nổi về tình hình an ninh khu vực.

Shangri-La 2016: Vừa hợp tác vừa đấu tranh để giải quyết xung đột
Xuyên suốt Đối thoại Shangri-La, Trung Quốc nhiều lần bị chỉ trích vì bất nhất trong hành động và lời nói cũng như việc tăng cường bồi đắp, cải tạo trái phép đảo nhân tạo tại khu vực đang căng thẳng trên Biển Đông.
Shangri-La 2016: Vua hop tac vua dau tranh de giai quyet xung dot
Hình ảnh vệ tinh về việc Trung Quốc cải tạo phi pháp bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo. Ảnh: AP.
Trong phiên thảo luận về “Những thách thức trong giải quyết xung đột”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nhấn mạnh rằng, mọi quốc gia đều dựa trên lợi ích quốc gia dân tộc mình để hợp tác, phát triển cũng như giải quyết tranh chấp, bất đồng, nhưng lợi ích quốc gia dân tộc cần được nhìn nhận một cách khách quan, phù hợp, có cơ sở vững chắc và được đặt trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích của các quốc gia khác và của cộng đồng quốc tế. Tránh đơn phương áp đặt, không tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác cũng như hòa bình, ổn định khu vực và trên toàn thế giới.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói: “Điều mà tôi muốn nhấn mạnh đó là tất cả các quốc gia cần phải hợp tác và đấu tranh để giải quyết bất đồng, ngăn ngừa xung đột, tăng cường hợp tác cùng phát triển, xây dựng lòng tin, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; Đồng thời thẳng thắn đấu tranh để tìm ra tiếng nói chung, lợi ích chung trong giải quyết tranh chấp, bất đồng.
Nhưng dù hợp tác hay đấu tranh, trước hết đều phải trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, coi đó là chuẩn mực để các bên liên quan giải quyết các tranh chấp, bất đồng, giảm thiểu nguy cơ xung đột; Kiên trì, bình tĩnh xử lý bằng các biện pháp hòa bình, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực”.
Shangri-La 2016: Vua hop tac vua dau tranh de giai quyet xung dot-Hinh-2
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tham dự một phiên toàn thể tại Đối thoại Shangri La. (Ảnh: QĐND).

Biển Đông, Triều Tiên sẽ chiếm lĩnh Đối thoại Shangri-La 2017

Vấn đề Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên diễn biến căng thẳng được cho là hai chủ đề sẽ chiếm lĩnh Đối thoại Shangri-La năm nay.

Biển Đông, Triều Tiên sẽ chiếm lĩnh Đối thoại Shangri-La 2017
Hội nghị cấp cao An ninh châu Á hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri-La, diễn ra tại Singapore từ ngày 2 đến 4/6 tới, là dịp để các bộ trưởng cũng như các quan chức quốc phòng cấp cao đến từ gần 30 quốc gia làm rõ và chia sẻ quan điểm về vấn đề an ninh khu vực cũng như về các thách thức đối với an ninh khu vực từ góc độ quốc gia của mình.
Bien Dong, Trieu Tien se chiem linh Doi thoai Shangri-La 2017
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2015. Ảnh: Phủ thủ tướng Singapore 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.