Serbia “mất ăn mất ngủ” khi Croatia mua HIMARS của Mỹ

Serbia “mất ăn mất ngủ” khi Croatia mua HIMARS của Mỹ

Bộ Ngoại Giao Mỹ chấp thuận bán 8 bệ phóng tên lửa HIMARS cho Croatia, trong bối cảnh căng thẳng đang ngày càng gia tăng với Serbia.

Vào ngày 30/8 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt một thỏa thuận bán thiết bị quân sự cho  Chính phủ Croatia, có giá trị lên tới 390 triệu đô la. Thỏa thuận này bao gồm 8 hệ thống pháo phản lực (HIMARS) cùng một loạt các thiết bị và dịch vụ liên quan, thỏa thuận này cũng đánh dấu những nỗ lực nhằm cải thiện năng lực quân sự của Croatia. Ẩnh: Wikipedia.
Vào ngày 30/8 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt một thỏa thuận bán thiết bị quân sự cho Chính phủ Croatia, có giá trị lên tới 390 triệu đô la. Thỏa thuận này bao gồm 8 hệ thống pháo phản lực (HIMARS) cùng một loạt các thiết bị và dịch vụ liên quan, thỏa thuận này cũng đánh dấu những nỗ lực nhằm cải thiện năng lực quân sự của Croatia. Ẩnh: Wikipedia.
Đơn hàng này không chỉ bao gồm các đơn vị M142 HIMARS mà còn có đầu đạn đi kèm gồm 24 tên lửa phóng loạt dẫn đường (GMLRS) M30A2, 24 tên lửa nổ mạnh GMLRS M31A2, cùng nhiều loại xe hỗ trợ và thiết bị liên lạc. Ẩnh: Wikipedia.
Đơn hàng này không chỉ bao gồm các đơn vị M142 HIMARS mà còn có đầu đạn đi kèm gồm 24 tên lửa phóng loạt dẫn đường (GMLRS) M30A2, 24 tên lửa nổ mạnh GMLRS M31A2, cùng nhiều loại xe hỗ trợ và thiết bị liên lạc. Ẩnh: Wikipedia.
Thỏa thuận này được coi là một động thái chiến lược nhằm củng cố cơ sở hạ tầng quốc phòng của Croatia, đồng thời phản ánh sự hợp tác quân sự ngày càng tăng giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu. Ảnh: Root-Nation.
Thỏa thuận này được coi là một động thái chiến lược nhằm củng cố cơ sở hạ tầng quốc phòng của Croatia, đồng thời phản ánh sự hợp tác quân sự ngày càng tăng giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu. Ảnh: Root-Nation.
M142 HIMARS, hay còn được gọi là hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao, là một bệ phóng tên lửa đa năng, có tính cơ động cao và tiên tiến do Mỹ phát triển. Hệ thống này được thiết kế để cung cấp hỏa lực hỗ trợ tầm xa nhanh chóng và chính xác cho các lực lượng quân sự. Ảnh: Mil.in.ua.
M142 HIMARS, hay còn được gọi là hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao, là một bệ phóng tên lửa đa năng, có tính cơ động cao và tiên tiến do Mỹ phát triển. Hệ thống này được thiết kế để cung cấp hỏa lực hỗ trợ tầm xa nhanh chóng và chính xác cho các lực lượng quân sự. Ảnh: Mil.in.ua.
Ngoài ra, HIMARS có khả năng triển khai chiến đấu và thu hồi nhanh chóng, cho phép hệ thống này thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng. HIMARS được đánh giá là hệ thống pháo binh mạnh mẽ nhờ sử dụng được nhiều loại đạn dược, bao gồm cả tên lửa dẫn đường có tầm bắn lên tới 70 km và tên lửa ATACMS có khả năng tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Ảnh: millitarny.
Ngoài ra, HIMARS có khả năng triển khai chiến đấu và thu hồi nhanh chóng, cho phép hệ thống này thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng. HIMARS được đánh giá là hệ thống pháo binh mạnh mẽ nhờ sử dụng được nhiều loại đạn dược, bao gồm cả tên lửa dẫn đường có tầm bắn lên tới 70 km và tên lửa ATACMS có khả năng tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Ảnh: millitarny.
Tính linh hoạt, độ chính xác cao và tầm hoạt động xa khiến HIMARS trở thành vũ khí quan trọng trong chiến tranh hiện đại, nó có khả năng tấn công mục tiêu trong khi vẫn duy trì tính cơ động và khả năng sống sót cao trên chiến trường.
Tính linh hoạt, độ chính xác cao và tầm hoạt động xa khiến HIMARS trở thành vũ khí quan trọng trong chiến tranh hiện đại, nó có khả năng tấn công mục tiêu trong khi vẫn duy trì tính cơ động và khả năng sống sót cao trên chiến trường.
Trong quá khức, Mỹ đã từng cung cấp thiết bị quân sự cho Croatia, điều này nhấn mạnh mối quan hệ đối tác quốc phòng chặt chẽ giữa hai nước. Trong những năm gần đây, sự hợp tác này được cụ thể bằng việc cung cấp vũ khí quân sự tiên tiến như trực thăng vận tải và xe bọc thép.
Trong quá khức, Mỹ đã từng cung cấp thiết bị quân sự cho Croatia, điều này nhấn mạnh mối quan hệ đối tác quốc phòng chặt chẽ giữa hai nước. Trong những năm gần đây, sự hợp tác này được cụ thể bằng việc cung cấp vũ khí quân sự tiên tiến như trực thăng vận tải và xe bọc thép.
Việc tăng cường khả năng quân sự của Croatia, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang với nước láng giềng Serbia. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng trong vài năm qua, chủ yếu là do những bất đồng và tranh chấp lịch sử dai dẳng về quyền của nhóm người thiểu số và các vấn đề biên giới.
Việc tăng cường khả năng quân sự của Croatia, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang với nước láng giềng Serbia. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng trong vài năm qua, chủ yếu là do những bất đồng và tranh chấp lịch sử dai dẳng về quyền của nhóm người thiểu số và các vấn đề biên giới.
Việc Mỹ bán các hệ thống quân sự tiên tiến cho Croatia có khả năng làm trầm trọng thêm những căng thẳng này, vì Serbia thường xuyên bày tỏ sự lo ngại về việc quân sự hóa các nước láng giềng.
Việc Mỹ bán các hệ thống quân sự tiên tiến cho Croatia có khả năng làm trầm trọng thêm những căng thẳng này, vì Serbia thường xuyên bày tỏ sự lo ngại về việc quân sự hóa các nước láng giềng.
Việc đưa HIMARS vào kho vũ khí của Croatia sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công tầm xa của nước này, đây là một diễn biến có thể thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực. Điều này có thể thúc đẩy Serbia tìm kiếm thêm sự hỗ trợ quân sự từ các đồng minh, làm tăng nguy cơ tích trữ vũ khí trong khu vực vốn đã bất ổn này.
Việc đưa HIMARS vào kho vũ khí của Croatia sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công tầm xa của nước này, đây là một diễn biến có thể thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực. Điều này có thể thúc đẩy Serbia tìm kiếm thêm sự hỗ trợ quân sự từ các đồng minh, làm tăng nguy cơ tích trữ vũ khí trong khu vực vốn đã bất ổn này.
Động thái này có thể sẽ có những tác động sâu rộng đến sự ổn định của khu vực Balkan. Mặc dù thỏa thuận quân sự này nhằm mục đích tăng cường thế trận phòng thủ của Croatia, nhưng nó cũng vô tình làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Balkan.
Động thái này có thể sẽ có những tác động sâu rộng đến sự ổn định của khu vực Balkan. Mặc dù thỏa thuận quân sự này nhằm mục đích tăng cường thế trận phòng thủ của Croatia, nhưng nó cũng vô tình làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Balkan.
Bên cạnh đó, động thái này sẽ gây ra căng thẳng cho quan hệ ngoại giao của hai nước Croatia với Serbia, làm phức tạp thêm những nỗ lực đang diễn ra nhằm giải quyết các vấn đề song phương và đạt được hòa bình lâu dài trong khu vực.
Bên cạnh đó, động thái này sẽ gây ra căng thẳng cho quan hệ ngoại giao của hai nước Croatia với Serbia, làm phức tạp thêm những nỗ lực đang diễn ra nhằm giải quyết các vấn đề song phương và đạt được hòa bình lâu dài trong khu vực.

GALLERY MỚI NHẤT