Seoul tiếp tục sử dụng công nghệ Nga để chế tạo tên lửa đời mới?

Seoul tiếp tục sử dụng công nghệ Nga để chế tạo tên lửa đời mới?

Rất nhiều loại vũ khí của Hàn Quốc được chế tạo dựa trên công nghệ của Liên Xô/Nga, và dường như loại tên lửa chống hạm siêu thanh vừa mới được quốc gia này thử nghiệm, cũng được phát triển dựa trên công nghệ của Moscow.

Vào ngày 15 và 17/9, Quân đội Hàn Quốc đã thử nghiệm một  tên lửa chống hạm siêu thanh thế hệ mới, có khả năng tấn công chính xác tàu sân bay Trung Quốc và các tàu “thù địch” khác ở Biển Tây và Đông Bán đảo Triều Tiên, với tốc độ khoảng Mach 2-3.
Vào ngày 15 và 17/9, Quân đội Hàn Quốc đã thử nghiệm một tên lửa chống hạm siêu thanh thế hệ mới, có khả năng tấn công chính xác tàu sân bay Trung Quốc và các tàu “thù địch” khác ở Biển Tây và Đông Bán đảo Triều Tiên, với tốc độ khoảng Mach 2-3.
Cổng thông tin Naval News cho biết: Việc phát triển tên lửa chống hạm của Hàn Quốc đã được hoàn thành vào cuối năm 2020 và tên lửa này trông giống với tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 “Onyx” của Nga, có tên xuất khẩu là “Yakhont”.
Cổng thông tin Naval News cho biết: Việc phát triển tên lửa chống hạm của Hàn Quốc đã được hoàn thành vào cuối năm 2020 và tên lửa này trông giống với tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 “Onyx” của Nga, có tên xuất khẩu là “Yakhont”.
Đáng chú ý là theo quan sát dễ dàng nhận thấy, thiết kế của hai loại tên lửa hoàn toàn giống nhau; các chuyên gia đã khẳng định rằng đây là “bản sao tuyệt đối” dựa trên nguyên mẫu thiết kế tên lửa P-800 Yakhont của Nga. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng, Seoul có thể tiếp cận được công nghệ sản xuất tên lửa của Nga.
Đáng chú ý là theo quan sát dễ dàng nhận thấy, thiết kế của hai loại tên lửa hoàn toàn giống nhau; các chuyên gia đã khẳng định rằng đây là “bản sao tuyệt đối” dựa trên nguyên mẫu thiết kế tên lửa P-800 Yakhont của Nga. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng, Seoul có thể tiếp cận được công nghệ sản xuất tên lửa của Nga.
Tuy nhiên, thông số kỹ thuật chi tiết của tên lửa hành trình mới của Cơ quan Phát triển Quốc phòng (ADD) và công ty công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc LIG Nex1 vẫn chưa rõ ràng. Các chuyên gia suy đoán rằng, nó có thể nhỏ hơn một chút so với tên lửa Yakhont.
Tuy nhiên, thông số kỹ thuật chi tiết của tên lửa hành trình mới của Cơ quan Phát triển Quốc phòng (ADD) và công ty công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc LIG Nex1 vẫn chưa rõ ràng. Các chuyên gia suy đoán rằng, nó có thể nhỏ hơn một chút so với tên lửa Yakhont.
Tên lửa hành trình của Hàn Quốc với chiều dài 6,6 m, đường kính 530 mm, trọng lượng 1,5 tấn và trọng tải đầu đạn 250 kg; tên lửa sử dụng công nghệ dẫn đường chính xác và tàng hình, để tránh bị radar đối phương phát hiện. Tầm bắn của tên lửa từ 300 đến 600 km, tốc độ có thể đạt 3 Mach.
Tên lửa hành trình của Hàn Quốc với chiều dài 6,6 m, đường kính 530 mm, trọng lượng 1,5 tấn và trọng tải đầu đạn 250 kg; tên lửa sử dụng công nghệ dẫn đường chính xác và tàng hình, để tránh bị radar đối phương phát hiện. Tầm bắn của tên lửa từ 300 đến 600 km, tốc độ có thể đạt 3 Mach.
Hiện tại, các tên lửa hành trình và chống hạm triển khai ở phía trước của Hàn Quốc chủ yếu lướt ở tốc độ cận âm từ 0,5-0,7 Mach. Do đó, các hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) và hệ thống phòng không, được tối ưu hóa cho việc đánh chặn cận âm, có thể đánh chặn dễ dàng loại tên lửa này.
Hiện tại, các tên lửa hành trình và chống hạm triển khai ở phía trước của Hàn Quốc chủ yếu lướt ở tốc độ cận âm từ 0,5-0,7 Mach. Do đó, các hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) và hệ thống phòng không, được tối ưu hóa cho việc đánh chặn cận âm, có thể đánh chặn dễ dàng loại tên lửa này.
Theo phân tích của Naval News, nếu giả định của các chuyên gia là đúng, thì Hàn Quốc nhờ loại tên lửa mới nhất, đã giành được lợi thế đáng kể so với Triều Tiên, vốn chỉ có tên lửa cận âm.
Theo phân tích của Naval News, nếu giả định của các chuyên gia là đúng, thì Hàn Quốc nhờ loại tên lửa mới nhất, đã giành được lợi thế đáng kể so với Triều Tiên, vốn chỉ có tên lửa cận âm.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã được trang bị loại tên lửa “sát thủ tàu sân bay”, có thể đẩy lùi hiệu quả các cuộc tấn công bằng hải quân có thể xảy ra của Hải quân Trung Quốc, khi nước này đã sở hữu hai tàu sân bay.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã được trang bị loại tên lửa “sát thủ tàu sân bay”, có thể đẩy lùi hiệu quả các cuộc tấn công bằng hải quân có thể xảy ra của Hải quân Trung Quốc, khi nước này đã sở hữu hai tàu sân bay.
Giới phân tích quân sự cho rằng, những tên lửa chống hạm siêu âm mới của Hàn Quốc, sẽ được trang bị trên những bệ phóng di động trên bờ, được bố trí phòng thủ ven biển; hoặc có thể là vũ khí của các tàu khu trục KDX-3 mới nhất của Hải quân Hàn Quốc.
Giới phân tích quân sự cho rằng, những tên lửa chống hạm siêu âm mới của Hàn Quốc, sẽ được trang bị trên những bệ phóng di động trên bờ, được bố trí phòng thủ ven biển; hoặc có thể là vũ khí của các tàu khu trục KDX-3 mới nhất của Hải quân Hàn Quốc.
Bài viết của Naval News cũng cho rằng, các tin đồn đang lan truyền trên các phương tiện truyền thông Hàn Quốc rằng, Seoul đã “nhập khẩu” công nghệ từ Nga, để phát triển tên lửa chống hạm mới nhất của mình, và do đó giống với tên lửa Yakhont.
Bài viết của Naval News cũng cho rằng, các tin đồn đang lan truyền trên các phương tiện truyền thông Hàn Quốc rằng, Seoul đã “nhập khẩu” công nghệ từ Nga, để phát triển tên lửa chống hạm mới nhất của mình, và do đó giống với tên lửa Yakhont.
Hiện tại có rất nhiều câu hỏi về cách nào giúp Seoul có thể sở hữu những công nghệ quân sự thuộc hàng bí mật quân sự. Rất có thể công nghệ đã được chuyển giao từ Nga, hoặc cũng có khả năng Seoul đã nắm trong tay một tên lửa Yakhont nào đó của Nga, trong một vụ phóng thử bị “xịt” và “copy” thành công?
Hiện tại có rất nhiều câu hỏi về cách nào giúp Seoul có thể sở hữu những công nghệ quân sự thuộc hàng bí mật quân sự. Rất có thể công nghệ đã được chuyển giao từ Nga, hoặc cũng có khả năng Seoul đã nắm trong tay một tên lửa Yakhont nào đó của Nga, trong một vụ phóng thử bị “xịt” và “copy” thành công?
Tuy nhiên khả năng thứ nhất được đánh giá có thể hơn, bởi quan hệ quốc phòng giữa Nga và Hàn Quốc đã có từ lâu; Moscow chính là đối tác giúp Seoul phát triển hệ thống tên lửa phòng không KM-SAM, được cho là tương tự như S-350 Vityaz.
Tuy nhiên khả năng thứ nhất được đánh giá có thể hơn, bởi quan hệ quốc phòng giữa Nga và Hàn Quốc đã có từ lâu; Moscow chính là đối tác giúp Seoul phát triển hệ thống tên lửa phòng không KM-SAM, được cho là tương tự như S-350 Vityaz.
Bên cạnh đó công nghệ tên lửa Yakhont cũng đã được Nga xuất khẩu cho Ấn Độ, để ra đời phiên bản tên lửa BrahMos. Điều quan trọng không phải là loại tên lửa nào Hàn Quốc đã sử dụng làm nguyên mẫu cho tên lửa mới nhất của mình, mà là quốc gia nào đã trở thành nhà cung cấp công nghệ cho Seoul?
Bên cạnh đó công nghệ tên lửa Yakhont cũng đã được Nga xuất khẩu cho Ấn Độ, để ra đời phiên bản tên lửa BrahMos. Điều quan trọng không phải là loại tên lửa nào Hàn Quốc đã sử dụng làm nguyên mẫu cho tên lửa mới nhất của mình, mà là quốc gia nào đã trở thành nhà cung cấp công nghệ cho Seoul?
Được biết, vào tháng 3/2021, Ấn Độ đã ký hợp đồng với chính phủ Philippines về việc xuất khẩu tên lửa BrahMos đầu tiên, thông tin chi tiết không được tiết lộ. Việc này đã dấy lên sự phản đối của Trung Quốc.
Được biết, vào tháng 3/2021, Ấn Độ đã ký hợp đồng với chính phủ Philippines về việc xuất khẩu tên lửa BrahMos đầu tiên, thông tin chi tiết không được tiết lộ. Việc này đã dấy lên sự phản đối của Trung Quốc.
Do đó sẽ hợp lý hơn khi cho rằng, Ấn Độ có thể bán ít nhất một số công nghệ cần thiết để sản xuất tên lửa chống hạm Yahont. Đặc biệt là kể từ khi Ấn Độ, Philippines và Hàn Quốc có một kẻ thù chung là Trung Quốc.
Do đó sẽ hợp lý hơn khi cho rằng, Ấn Độ có thể bán ít nhất một số công nghệ cần thiết để sản xuất tên lửa chống hạm Yahont. Đặc biệt là kể từ khi Ấn Độ, Philippines và Hàn Quốc có một kẻ thù chung là Trung Quốc.
Cho tới lúc này Hàn Quốc vẫn chưa cung cấp các đặc điểm chính thức của tên lửa chống hạm mới của mình. Nhưng theo các nhà phân tích, thì khả năng Hàn Quốc đủ sức tạo ra tên lửa chống hạm của riêng họ với thiết kế tương tự như Yakhont do Nga thiết kế là gần như bằng không.
Cho tới lúc này Hàn Quốc vẫn chưa cung cấp các đặc điểm chính thức của tên lửa chống hạm mới của mình. Nhưng theo các nhà phân tích, thì khả năng Hàn Quốc đủ sức tạo ra tên lửa chống hạm của riêng họ với thiết kế tương tự như Yakhont do Nga thiết kế là gần như bằng không.
Tên lửa chống hạm siêu âm Onyx của Nga (bản xuất khẩu gọi là Yakhont), được phát triển vào cuối thập kỷ 1970. Nhưng đến tận ngày nay, tên lửa chống hạm này vẫn là vũ khí hiệu quả, có thể chống lại hầu hết mọi mục tiêu trên mặt nước.
Tên lửa chống hạm siêu âm Onyx của Nga (bản xuất khẩu gọi là Yakhont), được phát triển vào cuối thập kỷ 1970. Nhưng đến tận ngày nay, tên lửa chống hạm này vẫn là vũ khí hiệu quả, có thể chống lại hầu hết mọi mục tiêu trên mặt nước.
Không chỉ Ấn Độ, Trung Quốc cũng có bản sao của tên lửa chống hạm P-800 “Onyx” là Chaoxun-1 (CX-1). Trung Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt loại tên lửa này vào năm 2014 và loại được trang bị cho các phương tiện phóng cơ động ven biển và truyền thông phương Tây cũng có suy đoán rằng, nó được phát triển do nhập khẩu công nghệ từ Nga.
Không chỉ Ấn Độ, Trung Quốc cũng có bản sao của tên lửa chống hạm P-800 “Onyx” là Chaoxun-1 (CX-1). Trung Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt loại tên lửa này vào năm 2014 và loại được trang bị cho các phương tiện phóng cơ động ven biển và truyền thông phương Tây cũng có suy đoán rằng, nó được phát triển do nhập khẩu công nghệ từ Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, các loại tên lửa chống hạm siêu thanh mà Hàn Quốc đang phát triển, có thể tấn công tất cả các tàu trong khu vực, nếu được triển khai gần các khu vực ven biển như quần đảo Baekryeong và Ulleung, nghĩa là tầm bắn tối đa lên tới 500km.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, các loại tên lửa chống hạm siêu thanh mà Hàn Quốc đang phát triển, có thể tấn công tất cả các tàu trong khu vực, nếu được triển khai gần các khu vực ven biển như quần đảo Baekryeong và Ulleung, nghĩa là tầm bắn tối đa lên tới 500km.
Loại tên lửa mới này của Hàn Quốc có thể là một hệ thống vũ khí phi đối xứng trong chiến lược chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực (A2AD) đáng gờm, phong tỏa quyền kiểm soát vùng biển, của nhóm tấn công tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc trong tương lai.
Loại tên lửa mới này của Hàn Quốc có thể là một hệ thống vũ khí phi đối xứng trong chiến lược chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực (A2AD) đáng gờm, phong tỏa quyền kiểm soát vùng biển, của nhóm tấn công tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc trong tương lai.
Quân đội Hàn Quốc phóng tên nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh được nước này tự chế tạo hoàn toàn. Nguồn: QQ.

GALLERY MỚI NHẤT