Séc: Người dân đổ ra đường biểu tình chống lệnh giãn cách!

Hàng nghìn người không đeo khẩu trang tụ tập ở trung tâm Cộng hòa Séc biểu tình chống các hạn chế mới của Chính phủ trước diễn biến phức tạp của đại dịch.

Séc: Người dân đổ ra đường biểu tình chống lệnh giãn cách!
Ngày 17/11 vừa qua, ở trung tâm thủ đô Praha, Cộng hòa Séc ghi nhận hàng nghìn người dân tập trung nhằm phản đối lệnh cấm vận mới của Chính phủ trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Những người biểu tình đứng kín khu vực gần Nhà thờ Đức Mẹ, bao gồm cả nhiều người không đeo khẩu trang, mang theo biển hiệu, băng rôn và cờ chống lại lệnh giãn cách xã hội được đưa ra. 
Sec: Nguoi dan do ra duong bieu tinh chong lenh gian cach!
Hàng nghìn người tập trung biểu tình tại trung tâm thủ đô Praha, Cộng hòa Séc 
Từ ngày 15/11, Chính phủ Séc chính thức áp dụng các hạn chế xã hội, yêu cầu người dân, đặc biệt là những người chưa tiêm chủng không tham gia các sự kiện công cộng, tụ tập tại quán bar, nhà hàng. Hạn chế này được đưa ra trước bối cảnh nước này đạt kỷ lục về trường hợp mắc COVID-19 vào giữa tuần qua với số ca nhiễm ghi nhận được lên đến 22.479, đồng thời nhằm tăng tỷ lệ tiêm chủng.
Sec: Nguoi dan do ra duong bieu tinh chong lenh gian cach!-Hinh-2
Đa phần người biểu tình không đeo khẩu trang nhằm phản đối lệnh giãn cách mới của Chính phủ Séc để tăng tỷ lệ tiêm chủng
Vào tuần trước đó, Cộng hòa Séc ghi nhận gần 8.000 trường hợp mắc COVID-19. Ông Adam Vojtech, Bộ trưởng Y tế Séc cảnh báo: “Chúng ta đang ở trong một tình huống rất nghiêm trọng. Các bệnh viện có nguy cơ quá tải vì số ca mắc ngày càng tăng cao”. 
Sec: Nguoi dan do ra duong bieu tinh chong lenh gian cach!-Hinh-3
 Các nước châu Âu đang đối mặt với tình trạng các ca nhiễm tăng mạnh và có nguy cơ bùng dịch cao khi mùa đông đến gần. Ảnh: Dailymail
Đối mặt với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, không chỉ Chính phủ Séc mà lãnh đạo tại nhiều nước châu Âu đã và đang tiến hành các biện pháp mạnh tay hơn với những người chưa tiêm vaccine, thậm chí là cách ly những người này với xã hội. Pháp thắt chặt các điều kiện đi lại đối với những người chưa được tiêm chủng tại 8 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) là Đức, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Hà Lan và Cộng hòa Séc. 
Chính phủ Slovakia cũng đang xem xét áp dụng biện pháp tương tự nhằm cấm những người chưa tiêm chủng đến các cửa hàng không thiết yếu sau khi ghi nhận hơn 8.300 trường hợp nhiễm COVID-19/ngày. Các hạn chế tương tự cũng được áp dụng ở bang Bavaria của Đức, với việc chính quyền sắp tới ở Berlin cấm những người chưa tiêm chủng đi làm và đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng trên toàn quốc.

“Quái xế” 4 tuổi đi xe đạp một bánh cực đỉnh

Cô bé Daisy có thể đi xe đạp một bánh thuần thục mà không cần trợ giúp, thậm chí giữ thăng bằng cực đỉnh trên xe đạp địa hình BMX dù mới chỉ 4 tuổi.

“Quái xế” 4 tuổi đi xe đạp một bánh cực đỉnh
Tập đi xe đạp hai bánh đôi khi là “nỗi ám ảnh” của nhiều đứa trẻ. Tuy nhiên không chỉ chinh phục “nỗi ám ảnh” đó một cách dễ dàng, cô bé Daisy Adams thậm chí còn có thể làm chủ chiếc xe đạp một bánh khi chỉ mới 4 tuổi – điều mà ngay cả người lớn cũng khó mà làm được. 
“Quai xe” 4 tuoi di xe dap mot banh cuc dinh
Cô bé Daisy 4 tuổi đi xe đạp một bánh mà không cần trợ giúp từ người lớn 
Bé Daisy Adams (đến từ Bristol, Anh) có niềm đam mê với xe đạp ngay từ khi còn rất nhỏ. 20 tháng tuổi, cô bé đã bắt đầu sử dụng xe đạp thăng bằng, sau đó đi xe đạp hai bánh thuần thục. Một ngày, Daisy cảm thấy hứng thú với chiếc xe đạp một bánh mà những đứa trẻ trên phố sử dụng và cha mẹ đã mua chiếc xe cũ để cô bé tha hồ tập luyện.

Bí ẩn suốt nhiều thế kỷ về nguồn gốc dòng suối thiêng ở Pháp

Suốt nhiều thế kỷ, nguồn gốc của dòng suối Fosse Dionne ở thị trấn Tonnerre cổ kính phía đông bắc nước Pháp vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.

Điều huyền bí suốt nhiều thế kỷ về nguồn gốc suối thiêng ở Pháp
Fosse Dionne là một vùng nước nổi bằng đá hình tròn được xây dựng vào thế kỷ XVIII. Cứ mỗi giây, Fosse Dionne lại phun ra lượng nước khổng lồ, với lên tới 311 lít. Vào ngày mưa, lưu lượng có thể tăng lên 3.000 lít.
Trong quá khứ, nước tại đây được người La Mã sử dụng để uống, trong khi đó người Celt lại coi Fosse Dionne là nơi linh thiêng. Đến những năm 1700 của thế kỷ 18, người Pháp sử dụng nó như một nhà tắm công cộng. Tuy nhiên, trải qua chừng ấy thế kỷ, vẫn chưa ai xác định được nguồn gốc của dòng chảy. Thậm chí, đã có nhiều trường hợp phải bỏ mạng khi cố gắng giải mã điều bí ẩn này. 

Hậu quả từ vụ kích nổ quả bom hạt nhân lớn nhất lịch sử

Năm 2020, chính phủ Nga quyết định giải mật các đoạn phim và tất cả thông tin liên quan đến Tsar - quả bom hạt nhân lớn nhất từng được sản xuất và kích nổ.

Hậu quả từ vụ kích nổ quả bom hạt nhân lớn nhất lịch sử
Các đặc tính thiết kế
Kể từ năm 1955, những bộ óc lỗi lạc nhất chuyên về khoa học hạt nhân của Liên Xô đã được huy động để tạo ra quả bom lớn nhất mà thế giới từng biết - Bom "Tsar" (Sa hoàng), còn được gọi là "Mẹ Kuzkina" hay "Ivan lớn". Tsar còn có mật danh là AN602, bắt đầu được thiết kế vào năm 1956, dưới sự lãnh đạo của Andrei Sakharov, một trong những nhà vật lý hạt nhân hàng đầu của Liên Xô.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.