Sẽ phân cấp trong phê duyệt định mức biên chế giáo viên

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân trong phần trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 31-10 đã làm rõ trách nhiệm của Bộ Nội vụ và việc phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện xây dựng tiêu chuẩn, định mức biên chế đối với giáo viên.

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) cho rằng Bộ Nội vụ là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì trong việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên nhưng công tác kiểm tra, giám sát, xây dựng quy hoạch, dự báo nhu cầu về biến động số lượng giáo viên chưa kịp thời và hiệu quả.
“Việc điều động, luân chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu gây xáo trộn, bức xúc, thậm chí là tiêu cực cho giáo viên, khiến giáo viên không yên tâm công tác”, đại biểu nhận xét.
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc đề nghị Bộ trưởng Nội vụ làm rõ hơn trách nhiệm của bộ và địa phương trong vấn đề này. “Nếu trách nhiệm thuộc về địa phương thì vai trò của bộ ở đâu? Các cơ quan chuyên môn là sở giáo dục, phòng giáo dục không thể chủ động điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học vì vướng Thông tư 11 là Thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT được ban hành năm 2015”.
“Để hạn chế tình trạng trên, cần giao cho cơ quan chuyên môn là sở, phòng giáo dục chủ trì trong việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên vì chỉ có cơ quan giáo dục mới nắm rõ, xử lý nhanh, kịp thời những biến động của giáo viên?” – đại biểu đặt vấn đề với Bộ trưởng.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết hai Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT đã có hai Thông tư liên tịch số 71/2007 và hướng dẫn định mức về biên chế, sự nghiệp đối với giáo dục mầm non; Thông tư liên tịch số 35/2006, hướng dẫn thực hiện về biên chế đối với cơ sở giáo dục công lập. Đối với Bộ Nội vụ có chức năng xây dựng quy định nhà nước trong việc tuyển dụng và sử dụng đối với viên chức nói chung, trong đó có giáo viên.
Se phan cap trong phe duyet dinh muc bien che giao vien
 Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, Bộ Nội vụ nhận khuyết điểm trong thời gian qua việc tổ chức, kiểm tra chưa thường xuyên, thực hiện việc tuyển dụng và sử dụng giáo viên theo định mức và biên chế được giao vẫn còn xảy ra tình trạng thực hiện vấn đề hợp đồng để dạy trong khi biên chế chưa sử dụng hết.
Khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng cho biết Chính phủ mới ban hành Nghị định 127 ngày 21-9-2018 và sẽ có hiệu lực vào tháng 11-2018, quy định rõ về quản lý nhà nước của ngành giáo dục, tức là phân cấp cho UBND tỉnh trình HĐND phê duyệt tổng số lượng người làm việc của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định pháp luật.
UBND cấp huyện bảo đảm số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục và tiến tới tổ chức học ngày hai buổi đối với mầm non và tiểu học.
Sở GD-ĐT tham mưu UBND tỉnh cùng cấp phê duyệt tổng số người làm việc ở các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND huyện quyết định tuyển dụng hoặc ủy quyền việc tuyển dụng theo quy định hiện hành và phân bổ số lượng người làm việc theo vị trí việc làm.
Phòng GD-ĐT phối hợp Phòng Nội vụ thực hiện quy trình và trình Chủ tịch UBND huyện để quy định và tuyển dụng viên chức và chủ trì xây dựng kế hoạch hằng năm số lượng người làm việc tại phòng GD-ĐT và các cơ sở giáo dục công lập do UBND huyện trình cho cấp thẩm quyền phê duyệt. Thẩm quyền này đã được quy định rất rõ trong Nghị định 127 sẽ có hiệu lực vào tháng 11 tới đây.
“Tôi đề nghị các địa phương và Bộ GD-ĐT sớm có thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 127 để giúp cho các địa phương thực hiện tốt, còn vấn đề ủy quyền của Chủ tịch UBND huyện và tỉnh là giao cho ai là người tuyển dụng cụ thể, đề nghị nên có hướng dẫn cụ thể và có sự phối hợp”, Bộ trưởng nói.

Ngồn ngộn bãi xe sắt vụn giữa Thủ đô

(Kiến Thức) - Ở bến đỗ xe Mỹ Đình I, huyện Từ Liêm, Hà Nội có hàng trăm xe máy phơi sương, nắng... biến thành đống sắt vụn, khiến mọi người xót xa.

Bến đỗ xe Mỹ Đình I ở ngõ P2 đường Lê Quang Đạo, huyện Từ Liêm, Hà Nội có hàng trăm xe máy đắt tiền đang biến thành sắt vụn.
Bến đỗ xe Mỹ Đình I ở ngõ P2 đường Lê Quang Đạo, huyện Từ Liêm, Hà Nội có hàng trăm xe máy đắt tiền đang biến thành sắt vụn.

“40% người Việt ăn cắp” và nỗi khổ người Việt trên đất Nhật

(Kiến Thức) - Không chỉ ăn cắp vặt, một bộ phận người Việt trên đất Nhật còn trốn vé tàu, thiếu trật tự... khiến cộng đồng người Việt nói chung bị liên lụy, kỳ thị tại Nhật. 

Mới đây, cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật đưa ra thống kê cho thấy số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.

Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.

Số liệu được công bố trên báo Sankei vào ngày 27/02 trong bản tin liên quan tới việc cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vì cáo buộc thông đồng tuồn hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam để tiêu thụ.

Hàng loạt vụ người Việt ăn cắp tại Nhật bị phát giác

Mới đây nhất là vụ một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không quốc gia Vietnam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.

Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt.
 Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt. 

Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.

Tháng 12/2013, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.

Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.

Riêng trong tháng Một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình ăn cắp vặt này.

Người Việt bị “xa lánh” trên đất Nhật

Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu..., thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt Nam. 

Trước tình trạng ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật, nhiều siêu thị ở nước này thậm chí đã ghi biển "nhắc nhở" người Việt.

Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.

Tác giả của bức ảnh là anh Đặng Công Trọng, hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản.

Theo anh Trọng kể lại, bức ảnh cảnh báo bằng tiếng Việt được chụp vào ngày 19/3/2013, khi anh cùng với một số người bạn khác đi phỏng vấn ở một công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama (Nhật Bản).

Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. Ảnh minh họa.
 Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. Ảnh minh họa.

"Hôm đó, khi nhóm chúng tôi đi xuống công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama để phỏng vấn, khi ghé vào siêu thị gần ga Nanasato để mua một số đồ thì thấy biển cảnh báo này. Thực sự, lúc đó chúng tôi đã cảm thấy choáng, ngại và buồn thật vì trên tấm biển cảnh báo đó chỉ có 2 thứ tiếng là Việt và Nhật", anh Trọng cho hay.

"Thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ việc người Việt Nam ăn cắp vặt bị bắt và bị đuổi về nước. Hơn thế nữa, không ít trường hợp mỗi khi nhắc đến ai đó, người Nhật thường nói cụm từ ""bê tô na mư zin". Lên tàu nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm khư khư trước bụng.

Thực sự là rất buồn nên sau đó, chúng tôi mới đưa bức ảnh này lên Facebook cá nhân nhằm mục đích để chính những người Việt đang học tập, làm việc, sinh sống ở Nhật Bản có đọc được thì hãy cùng suy nghĩ và sửa đổi, đừng để cái gì người ta cũng nêu "người Việt Nam" ra, rất đáng xấu hổ", anh Trọng chia sẻ.

Ông Đỗ Thông Minh, một người Việt sống tại Nhật 30 năm đã chia sẻ về vấn nạn này trên BBC: “Từ lâu rồi, cách đây cả chục năm, tôi đã từng đọc những bài báo của những người Nhật đi du lịch Việt Nam, họ đi phố ở Việt Nam và họ thấy rất nhiều hàng Nhật, nhưng một điều ngạc nhiên là giá cả những mặt hàng này còn rẻ hơn cả bên Nhật. Họ nghi ngờ hàng giả thì người bán hàng giải thích đây không phải là hàng giả, nhưng vì nó xuất xứ từ hàng ăn cắp nên nó mới được bán với giá rẻ như vậy…”

Ông Minh cũng cho hay, con số thống kê người Việt chiếm 40% trong tổng số các vụ người nước ngoài chôm đồ tại Nhật, một con số quá cao, đã ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng người Việt tại Nhật. Ông Minh cũng kể câu chuyện năm ngoái có siêu thị ở Nhật còn cấm người Việt vào vì những tật xấu này của người Việt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.