Sẽ phá sản Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy quý I/2024

Chính phủ thông qua Kế hoạch thực hiện chủ trương xử lý đối với Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) theo thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng về kết luận của Bộ Chính trị.

Sẽ phá sản Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy quý I/2024
Theo kế hoạch này, công ty mẹ SBIC (tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) và 7 công ty con (các Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu: Hạ Long, Phà Rừng, Bạch Đằng, Thịnh Long, Cam Ranh; Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn) được yêu cầu khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định pháp luật để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thời gian thực hiện vào quý 1 năm 2024.
Yêu cầu đặt ra trong quá trình phá sản SBIC đó là thu hồi tối đa vốn và tài sản, hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước. Trường hợp phải sử dụng ngân sách nhà nước thì thực hiện đúng quy định của pháp luật; giảm thiểu tổn thất tiền, tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan cũng như đối với ngành đóng, sửa chữa tàu.
Se pha san Tong Cong ty Cong nghiep Tau thuy quy I/2024
 Trong quá trình hoạt động, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã lỗ tới 86.000 tỷ đồng.
Đối với Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm, Chính phủ yêu cầu thu hồi phần vốn góp của Công ty mẹ - SBIC, Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu Bạch Đằng tại Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm trong quá trình phá sản Công ty mẹ - SBIC, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Bạch Đằng theo trình tự, thủ tục của Luật Phá sản, quy định pháp luật về chuyển nhượng vốn nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Thời gian thực hiện sẽ căn cứ phương án xử lý được phê duyệt, phù hợp với lộ trình phá sản Công ty mẹ SBIC và Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu Bạch Đằng, dự kiến triển khai từ quý II/2024.
Với các doanh nghiệp thuộc cơ cấu Vinashin trước đây không giữ lại trong cơ cấu SBIC nhưng chưa hoàn tất quá trình tái cơ cấu, Chính phủ yêu cầu các bên tiếp tục xử lý để thu hồi tài sản.
Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách phù hợp trong thẩm quyền của Chính phủ và các bộ; đề xuất với Quốc hội, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao để ban hành kịp thời các hướng dẫn, cơ chế, chính sách nhằm xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý phá sản tại SBIC và 7 công ty con.
Bộ Giao thông vận tải được giao phối hợp với các cơ quan, liên quan để đẩy nhanh tiến độ xử lý SBIC. Đồng thời, chỉ đạo Hội đồng thành viên SBIC tiếp tục xử lý các doanh nghiệp thành viên còn lại phù hợp với tình hình thực tế.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, tham mưu về thực hiện quyền chủ nợ đối với khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại SBIC và các khoản nợ thuế, phí, lệ phí và nghĩa vụ nợ khác đối với Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức tín dụng thực hiện quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay trong quá trình thực hiện phá sản SBIC theo quy định của pháp luật.
SBIC được thành lập và hoạt động từ 1/1/2014 với vốn điều lệ 9.520 tỷ đồng, sau quá trình cơ cấu, xóa mô hình tập đoàn tại Vinashin do loạt sai phạm, thua lỗ.
Ngoài hoạt động nhằm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên, SBIC còn phải sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu Vinashin trước đây. Trong đó, doanh nghiệp này cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập 69 doanh nghiệp và bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, gần 10 năm qua doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ và nợ phải trả cao. Đến cuối 2021, doanh nghiệp này lỗ gần 3.800 tỷ đồng, không gồm lỗ lũy kế.

Vì sao nguyên Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN bị bắt giam?

(Kiến Thức) - Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn", Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã từng thoát bị truy tố cùng Đinh La Thăng và 6 đồng phạm trong vụ PVN góp vốn 800 tỷ vào Oceanbank.

Vì sao nguyên Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN bị bắt giam?
Nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (SBIC) - Nguyễn Ngọc Sự vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) khởi tố vụ án; khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo thông tin từ Bộ Công an, C46 đang điều tra giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm. Quá trình điều tra, tài liệu chứng cứ thu thập được xác định: Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (SBIC) đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Tập đoàn Vinashin gửi vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) để một số cá nhân thuộc Vinashin nhận, chiếm đoạt 105,583 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất. Hành vi của bị can phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bắt nguyên Tổng Giám đốc Vinashin Trương Văn Tuyến

(Kiến Thức) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa thi hành các Quyết định khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Trương Văn Tuyến - nguyên Tổng Giám đốc Vinashin và Phạm Thanh Sơn -Phó Tổng Giám đốc SBIC (Vinashin).

Bắt nguyên Tổng Giám đốc Vinashin Trương Văn Tuyến
Ngày 10/12/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các Quyết định khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Trương Văn Tuyến - nguyên Tổng Giám đốc Vinashin và Phạm Thanh Sơn -Phó Tổng Giám đốc SBIC (Vinashin) về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 355, Bộ luật Hình sự 2015, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Vì sao nguyên Tổng Giám đốc Vinashin - Trương Văn Tuyến bị bắt?

(Kiến Thức)  - Ông Trương Văn Tuyến, nguyên Tổng Giám đốc Vinashin đã có hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, ký duyệt gửi tiền có kỳ hạn của Tập đoàn Vinashin vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) trái quy định pháp luật.

Vì sao nguyên Tổng Giám đốc Vinashin - Trương Văn Tuyến bị bắt?
Ngày 10/12/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các Quyết định khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Trương Văn Tuyến - nguyên Tổng Giám đốc Vinashin và Phạm Thanh Sơn -Phó Tổng Giám đốc SBIC (Vinashin) về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 355, Bộ luật Hình sự 2015, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.