SCIC và các thương vụ thoái vốn bất thành trong năm 2020

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây, liên tục có những vụ thoái vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đều thất bại và lâm vào tình trạng ế ẩm.
 

SCIC và các thương vụ thoái vốn bất thành trong năm 2020
Những thương vụ bất thành
Mới đây nhất, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo hủy bỏ chào bán cạnh tranh cả lô cổ phần của SCIC tại CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) do chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký tham gia phiên đấu giá – đó chính là CTCP Vĩnh Hoàn (VHC).
Đây là lần thứ 2, SCIC đăng ký bán trọn lô 50% vốn của SGC, tuy vậy lại thất bại và cuộc đấu giá tiếp tục không được diễn ra. 
Ngoài ra thì phiên đấu giá lô cổ phần gần 2 triệu đơn vị, tương đương 73,03% vốn điều lệ của SCIC tại CTCP Địa ốc Vĩnh Long dự kiến diễn ra ngày 9/9 đã không thể tổ chức.
Lý do cũng là đến thời điểm kết thúc thời hạn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua số cổ phần này, chỉ có một nhà đầu tư tham gia đăng ký đấu giá. Đáng chú ý, đây đã là lần thứ 6 lô cổ phiếu này được SCIC đem ra đấu giá trong 5 năm qua.
Trong tháng 8, SCIC đã thất bại trong đợt chào bán toàn bộ 46 triệu cổ phiếu FPT của CTCP FPT với giá trị tối thiểu 2.273 tỷ đồng.
Mặc dù mức giá mà SCIC đưa ra khá sát so với thị giá cổ phiếu FPT vào thời điểm chào bán, nhưng do tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngoại tại FPT đã đạt mức tối đa 49%, nên phiên đấu giá này chỉ dành cho nhà đầu tư trong nước. Điều này dẫn tới việc không có nhà đầu tư nào chào mua lô cổ phần trên.
Trong cơ cấu cổ đông của FPT, ngoài SCIC nắm gần 6% vốn, cổ đông lớn còn lại chính là Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình với hơn 55 triệu cổ phần, tương ứng 7,07% vốn FPT.
Trong nhiều năm qua, việc thoái vốn FPT được SCIC đặt ra vài lần nhưng chưa thực hiện. Cách đây hơn 1 năm, SCIC thông báo kế hoạch thoái vốn tại FPT trong năm 2019.
Tuy nhiên, hạn này đã trôi qua mà không có hoạt động nào được triển khai. Đại diện SCIC trong HĐQT FPT là ông Lê Song Lai, hiện là Phó Tổng Giám đốc SCIC đã khẳng định: “Tôi mong muốn đồng hành lâu dài với FPT”.
SCIC va cac thuong vu thoai von bat thanh trong nam 2020
 SCIC chưa thể thoái vốn FPT, VOC, SGC trong năm 2020.
Mới đây, tại phiên đấu giá lần thứ 3 của Tổng Công ty Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, VOC) thì SCIC đã có thông báo lùi thời gian tổ chức đấu giá từ tháng 12 sang đầu năm 2021 do không được cơ quan chức năng phê duyệt dẫn đến việc không tổ chức được buổi đấu giá thì nhà đầu tư sẽ được nhận lại toàn bộ tiền đặt cọc và không được hưởng lãi phát sinh từ tiền cọc.
Được biết SCIC đưa hơn 44,2 triệu cổ phần VOC, tương đương 36,3% vốn ra bán đấu giá trọn lô vào ngày 22/12. Giá bán khởi điểm là 18.540 đồng/cp, nếu thương vụ thành công, SCIC sẽ thu về tối thiểu hơn 819 tỷ đồng.
SCIC cũng cho biết đã có 2 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá lô cổ phần tại Vocarimex là Tập đoàn KIDO (KDC) và cá nhân Trần Hoàng Nam.
KIDO chính là cổ đông lớn tại VOC khi nắm 51% vốn. Nếu đấu giá thành công, KIDO dự kiến nâng tỷ lệ sở hữu tại Vocarimex lên 87,3% vốn cổ phần. Còn cá nhân Trần Hoàng Nam chưa hề sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào tại VOC.
Nguyên nhân do đâu?
Một nguyên nhân khách quan dẫn tới việc các đợt thoái vốn bất thành là đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như đời sống của người dân, trong đó thị trường chứng khoán bị tác động rất nặng nề.
Tuy nhiên, các thương vụ thoái vốn mà SCIC thực hiện nói trên có điểm chung là đấu giá trọn lô, tức là mỗi nhà đầu tư tham gia sẽ phải mua toàn bộ lượng cổ phần đấu giá.
SCIC lý giải, việc bán toàn bộ lô cổ phần để tránh trường hợp nhà đầu tư chỉ mua một phần nhằm đạt được quyền chi phối doanh nghiệp rồi thôi, cổ đông Nhà nước phải nắm giữ số ít cổ phần còn lại mà không cách nào bán được.
Đồng thời, SCIC đặt nhiều kỳ vọng trong các đợt thoái vốn này khi đưa ra mức giá khởi điểm thường cao hơn so với giá cổ phiếu trên thị trường.
Ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC có lần cho rằng dịch COVID-19 rồi sẽ qua đi, hoạt động sản xuất, kinh doanh qua thời kỳ khó khăn sẽ phục hồi và phát triển, thị trường chứng khoán sớm muộn cũng sẽ phục hồi khi nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo phát triển.
Nhưng muốn thoái được vốn nhà nước, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, thì phải sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về thoái vốn, xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá khởi điểm vốn nhà nước khi đem bán…, làm sao vừa bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, không để thất thoát tài sản nhà nước, nhưng cũng phải bảo đảm linh hoạt theo nguyên tắc thị trường.
Chỉ có như vậy mới có thể thoái được vốn nhà nước tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần đầu tư, đặc biệt tại những doanh nghiệp hiện Nhà nước là cổ đông thiểu số, chỉ nắm giữ 10-20% tỷ lệ cổ phần.

Ghế tổng giám đốc SCIC bỏ trống vì chưa có người đủ điều kiện

Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nhân sự lãnh đạo tại Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Ghế tổng giám đốc SCIC bỏ trống vì chưa có người đủ điều kiện
Bộ Tài chính cho biết tháng 5/2016 Bộ này đã có tờ trình gửi Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chức danh Tổng giám đốc SCIC đối với 4 trường hợp đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay (30/8) việc quy hoạch chức danh Tổng giám đốc SCIC vẫn chưa được phê duyệt.
Ghe tong giam doc SCIC bo trong vi chua co nguoi du dieu kien
 Ban lãnh đạo SCIC hiện nay còn thiếu vị trí Tổng giám đốc.

Tân Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước để “di sản” gì ở SCIC?

(Kiến Thức) - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) Nguyễn Đức Chi vừa được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước.

Tân Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước để “di sản” gì ở SCIC?
Mới đây (ngày 28/9), Kho bạc Nhà nước tổ chức công bố quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, tại Quyết định số 1456 của Bộ Tài chính về việc tiếp nhận, bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), giữ chức Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước. 

Đón đầu xu hướng xem ngay 10 mẫu nhà ống lên ngôi 2021

(Kiến Thức) - Trong năm 2021, các mẫu nhà ống vẫn dựa trên những lựa chọn đã hình thành trên thị trường như nhà ống 2 tầng mái thái, nhà ống 2 tầng 1 tum... Điểm khác biệt là sự thay đổi về màu sắc, kết hợp nội - ngoại thất.

Đón đầu xu hướng xem ngay 10 mẫu nhà ống lên ngôi 2021
Don dau xu huong xem ngay 10 mau nha ong len ngoi 2021
 Mẫu nhà ống có sự kết hợp hoàn hảo của 2 gam màu lên ngôi 2021 là trắng và xám. Mặt tiền được xử lý khéo léo, tạo hiệu ứng sâu và rộng. Ảnh: Trananhgroup.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.