Say rượu nhập viện, người bệnh có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Người say rượu bia khi nhập viện có thể gây một số khó khăn cho nhân viên y tế trong quá trình điều trị nhưng quyền lợi về chế độ bảo hiểm y tế của người bệnh không bị ảnh hưởng.

Thưa bác sĩ, tôi uống 3 ly rượu vẫn tỉnh táo chạy xe máy an toàn về nhà. Vậy, nếu thổi nồng độ cồn, tôi có vi phạm không? Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, tôi có bị mất các quyền lợi Bảo hiểm y tế hay không? (Phan Hoàng, Đồng Nai)
Bác sĩ chuyên khoa 1 Hà Đức Sơn, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện 30-4 (Bộ Công An), trả lời:
Việc bạn thấy mình tỉnh táo sau khi uống rượu hay không, hoàn toàn là đánh giá cảm tính của cá nhân. Chỉ số nồng độ cồn trong hơi thở hoặc trong máu được dùng để đánh giá mức độ tỉnh táo của bạn, đảm bảo cho việc lái xe an toàn.
Quy định mức nồng độ cồn cho phép với người điều khiển phương tiện theo Nghị định 100/2019-NĐ/CP là 0mg/lít khí thở. Khi bạn uống 3 ly rượu, lúc này cơ thể bạn đã có nồng độ cồn trong máu nên chắc chắn có vi phạm nếu đo nồng độ cồn.
Ngưỡng tiêu thụ rượu bia hay đồ uống có cồn cũng như khả năng chuyển hóa rượu bia của cơ thể mỗi người khác nhau. Vì vậy, không có tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ say (hoặc chưa say) của một người khi tiêu thụ đồ uống có cồn.
Tuy nhiên, người ta có thể đo nồng độ cồn trong hơi thở hoặc nồng độ cồn trong máu làm căn cứ để xác định tác động của cồn đối với các hoạt động và trạng thái của cơ thể.
Say ruou nhap vien, nguoi benh co duoc huong bao hiem y te khong?
Đo nồng độ cồn trong hơi thở với người điều khiển phương tiện giao thông. Ảnh: Đình Hiếu. 
Trường hợp người bệnh vào viện mà có cồn trong hơi thở hoặc trong máu không thuộc các trường hợp không được hưởng Bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Vì thế, quyền lợi về chế độ Bảo hiểm y tế trong quá trình người bệnh điều trị không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận cấp cứu và điều trị bệnh nhân có sử dụng rượu bia sẽ gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, khi tiếp nhận nạn nhân say rượu bia trong trạng thái bất tỉnh, nhân viên y tế khó phân biệt nguyên nhân bị ngất là do rượu bia hay bởi một chấn thương nào đó ở não.
Khó khăn trong chẩn đoán ngay từ đầu có thể kéo theo trạng thái “nhiễu” kết quả khi làm các xét nghiệm, chụp chiếu, ảnh hưởng đến điều trị. Nạn nhân cũng không đủ tỉnh táo để cung cấp thông tin hay cho biết về tình trạng thương tích của cơ thể, bác sĩ có thể bỏ sót thông tin.
Ngoài ra, nhân viên y tế còn chịu áp lực vì an toàn của bản thân, đồng nghiệp và các bệnh nhân khác. Thực tế, có những trường hợp người bệnh (hoặc người đi cùng) say rượu bia, mất kiểm soát, thiếu bình tĩnh dẫn đến gây sự, xô xát, hành hung nhân viên y tế… Tất cả những điều này càng làm chậm trễ thời gian cứu chữa người bệnh.

“Điểm mặt” thực phẩm, đồ uống không phải rượu bia vẫn... dính “án”

(Kiến Thức) - Dù không uống rượu bia, nhưng nếu ăn phải một số loại trái cây, uống thuốc, dùng nước súc miệng cũng gây tăng nồng độ cồn trong hơi thở. Điều này có nguy cơ khiến bạn dính án phạt oan.

“Điểm mặt” thực phẩm, đồ uống không phải rượu bia vẫn... dính “án”
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”

Theo luật thổi nồng độ cồn như hiện hành, kể cả không uống rượu, chỉ cần ăn phải hoa quả lên men do có hàm lượng đường cao thì bạn vẫn có nguy cơ bị thổi phạt nồng độ cồn như bình thường.

“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-2
GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cũng cho hay một số loại trái cây chứa lượng đường cao như vải để môi trường bên ngoài thời gian dài sẽ xảy ra hiện tượng “hóa đường thành rượu”, tức là lên men.
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-3
Khi vào trong dạ dày một thời gian, lượng cồn trong vải rất nhỏ, không đủ để hấp thụ vào trong máu, chuyển hóa qua phổi, khiến cho hơi thở có cồn. Chính vì vậy, dù ăn ít hay nhiều thì máy đo vẫn báo nồng độ cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải.
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-4
Không chỉ có trái vải mà một số loại quả như nho, dứa, táo, xoài, sầu riêng khi để lâu lượng đường sẽ bị lên men rồi chuyển hóa thành rượu, người ăn vào sẽ bị tăng nồng độ cồn trong máu.
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-5
Ngoài ra, một số cách chế biến món ăn như cá hấp bia, bê sốt rượu, thịt hầm rượu… cũng có thể gây tăng nồng độ cồn trong hơi thở.
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-6
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt nấu bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn, phải đun kỹ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi pha chế. 
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-7

Ngoài ra, các món tráng miệng nướng chứa vani cũng có cồn, thời gian nướng 15 phút vẫn giữ lại 40% cồn, nướng 60% thì lượng cồn là 25%. 

“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-8
Giấm ăn cũng là thực phẩm chứa một lượng nhỏ cồn. Do vậy, sau khi ăn các món có giấm, bạn cũng có thể bị dính phạt oan vì hơi thở có cồn.
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-9
Một số loại siro ho hoặc thuốc ngủ, thuốc hít hen suyễn, một số loại vitamin, nước súc miệng, nước xịt thơm miệng...
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-10
Một số loại đồ uống như thức uống năng lượng, bia hoặc rượu vang không cồn, soda lên men cũng là “thủ phạm” gây hơi thở có cồn.
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-11
Ngoài ra, một số trường hợp ít gặp, những người bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người mắc hội chứng tự sinh rượu - auto-brewery syndrome (còn gọi là hội chứng say xỉn không do uống rượu) cũng có thể có kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Internet. 

Mức độ cồn trong máu ảnh hưởng đến cơ thể ra sao?

Nồng độ cồn trong máu (BAC – Blood Alcohol Content) là chỉ số đo lường được sử dụng để đo lượng cồn trong máu của một người. Khi BAC tăng, cơ thể sẽ gặp phải một số ảnh hưởng không mong muốn.

Mức độ cồn trong máu ảnh hưởng đến cơ thể ra sao?
Thông tin trên trang verywellmind.com cho biết, nồng độ cồn trong máu là lượng cồn trong 100 mL (tương đương 1 dL) máu. Ví dụ, 80 mg là 0,08 gram; 0,08 gram cồn trong 100 mL là 0,08%. Điều này cũng có thể được biểu thị bằng 80 mg/dL hay BAC là 0,08%.
Nồng độ cồn trong máu là 0,1 có nghĩa là có 0,1 gram cồn trong mỗi dL máu trong cơ thể người đó tại thời điểm xét nghiệm.

Uống bia 0 độ thổi nồng độ cồn có lên?

Nhiều người băn khoăn uống bia quảng cáo 0 độ, không cồn, liệu khi thổi nồng độ cồn có lên và dính án phạt không?

Uống bia 0 độ thổi nồng độ cồn có lên?

Câu hỏi: Uống bia 0 độ thổi nồng độ cồn có lên không? So với bia có cồn, uống loại bia 0 độ cồn này có tốt hơn không?

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Bộ Quốc phòng), tư vấn:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.