Sau vụ nhân bản xét nghiệm: Lo bị trả thù là phải!

(Kiến Thức) - "Một bộ phận cán bộ thiếu tư cách đạo đức, phẩm chất nên mới dẫn đến chuyện người tố cáo bị trả thù, bị trù dập", TS Lê Văn Giảng, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương chia sẻ cùng phóng viên.

Sau vụ nhân bản xét nghiệm: Lo bị trả thù là phải!
Sau cùng thì tôi lo
Ông đón nhận tin 3 bác sĩ tố cáo nhân bản xét nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức (Hà Nội) thế nào?
Tôi thấy bàng hoàng và không thể tưởng tượng nổi bác sĩ lại làm thất đức như thế. Đồng thời, tôi cũng cảm phục ba bác sĩ Hoàng Thị Nguyệt, Khuất Thị Định và Phan Thị Nam Đông đã dũng cảm tố cáo vụ việc. Họ thật sự là những người đáng để xã hội tôn vinh.
Nhưng sau cùng thì tôi lo.
Ông lo vì cái gì?
Tôi lo sợ có thể, các chị sẽ bị trù dập. 
Tôi tin, đó không phải là nỗi lo của riêng ông.
Thực ra, vấn đề trù dập người tố cáo không phải giờ mới có mà nhiều năm nay rồi. Qua công tác kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra và Thanh tra Nhà nước, qua phương tiện thông tin đại chúng đã cho thấy điều đó. Do đó, lo người tố cáo bị trả thù là phải!
Biểu hiện của sự trù dập người tố cáo ấy là những gì, thưa ông?
Hồi tôi còn làm ở Ủy ban Kiểm tra thì thấy biểu hiện của việc trả thù này nhiều lắm. Họ có thể bố trí cho người tố cáo công việc nặng nhọc, công việc không đúng chuyên môn, thậm chí chẳng bố trí cho việc gì khiến người tố cáo chỉ "ngồi chơi xơi nước". Rồi thì họ trả thù lên cả vợ/chồng, con cái, cha mẹ của người tố cáo như gây khó khăn khi làm thủ tục hành chính, xin công việc sau này... Cái đáng lo nhất là sự trả thù ấy không phải chỉ diễn ra ở thời điểm giải quyết tố cáo đâu, mà có khi sự việc đã giải quyết xong rồi, họ vẫn tiếp tục trả thù.
TS Lê Văn Giảng, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
 TS Lê Văn Giảng, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Lấy tập thể làm bình phong nhiều lắm!
Thử cắt nghĩa việc trả thù ấy, theo ông là do đâu?
Do phẩm chất đạo đức của người bị tố cáo chứ còn gì nữa. Mà những vụ việc tố cáo thường liên quan đến tham nhũng, muốn vậy thì người ta cũng phải có chức, có quyền mới tham nhũng được. Bây giờ, kỷ luật nhiều nơi lỏng lẻo quá. Tính tự giác của cán bộ cũng kém, đến nỗi vi phạm mà vẫn chối đây đẩy, thậm chí viện đủ bằng chứng để đổ lỗi cho khách quan. Cứ lấy cái tập thể để làm bình phong cho mình thì nhiều lắm! Nhưng làm sao tránh được tai mắt nhân dân. Có những trường hợp, dân người ta không tin tưởng được nữa rồi, nên dù có biện giải gì cũng chẳng ai nghe.
Làm sai mà không dám nhận thì liệu quan chức đó có bị coi là hèn?
Nói theo cách của dân gian thì thế. Nhưng e là hơi nặng nề. Tạm gọi đó là những người không dám chịu trách nhiệm vậy.
Quan chức mà không dám chịu trách nhiệm như thế thì hệ quả sẽ thế nào, thưa ông?
Khi đó, niềm tin trong dân sẽ giảm đi là điều tất yếu thôi. Người ta sẽ ngại đấu tranh chống tham nhũng, sẽ né tránh nó.
Có những cái ghế làm hư cán bộ
Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, nhiều quan chức bây giờ ngại nghe nói thẳng?
Dĩ nhiên chỉ có một bộ phận như thế thôi. Vậy nên mới sinh ra chuyện trù dập người tố cáo.
Theo ông thì cái gì chi phối phẩm chất đạo đức của cán bộ hiện nay?
Vì quyền lợi cả thôi. Nhiều người cứ đổ cho khâu tuyển chọn cán bộ còn sơ hở nhưng thực ra, chúng ta có tiêu chuẩn chọn cán bộ đấy chứ. Chỉ có tư tưởng bên trong cái đầu người ta thì làm sao mà đo được. Thế nên mới có trường hợp, trước khi được cất nhắc thì anh là người tốt nhưng đến khi được ngồi vào cái ghế đó rồi, anh lại tha hóa vì bị đồng tiền làm mờ mắt. 
Hiểu nôm na thì có những cái ghế đang làm hư cán bộ?
Đúng, nhưng không phải là tất cả.
Vậy để nâng cao phẩm chất đạo đức cán bộ, để cán bộ dám nhìn thẳng vào sự thật, theo ông phải làm gì?
Phải đẩy mạnh công tác giáo dục, làm nghiêm pháp luật, sai phạm thì phải xử lý đến nơi đến chốn, đúng người đúng tội mới đủ sức răn đe.
Vẫn còn người thỏa hiệp với cái xấu
Ông thấy hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo hiện nay thế nào?
Chúng ta đang có một hệ thống luật pháp tương đối đầy đủ, chặt chẽ về việc bảo vệ người tố cáo và thân nhân của họ, từ Hiến pháp (1992) đến Bộ luật Hình sự (1999), rồi Luật Tố cáo (2011). Bên Đảng thì có Quyết định số 46-QÐ/T.Ư ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng có đề cập đến không được trả thù người tố cáo.
Chúng ta có trong tay hệ thống pháp luật khá đầy đủ, có những công cụ để thực thi pháp luật. Ấy thế mà chuyện trả thù vẫn diễn ra?
Chúng ta có tất cả, từ luật đến cơ quan thực hiện, thế nhưng một số cán bộ của chúng ta thiếu tư cách đạo đức, phẩm chất nên mới thế.
Vì vậy mà bây giờ, dù có muốn làm người dũng cảm tố cáo tiêu cực cũng khó?
Không đến nỗi bi quan như thế, vì nhiều người vẫn dám tố cáo đấy chứ. Có điều, vẫn còn những người chọn giải pháp im lặng, thỏa hiệp với cái xấu.
Ông đang muốn ám chỉ sự "chết cả đống còn hơn sống một mình"?
Nó cũng liên quan đấy.
... Dân không để yên đâu
Thử đặt mình vào trường hợp ở Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, nếu là ông, ông có tố cáo?
Dứt khoát là có chứ. Vì nó gây tác hại như thế cơ mà.
Ông không sợ à?
Dĩ nhiên là khi làm đơn tố cáo, người tố cáo đã nghĩ đến chuyện sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Nhưng họ vẫn làm, vì lương tâm, trách nhiệm với cộng đồng. Tôi nghĩ đó là sự hy sinh của chính người tố cáo đấy. Chính vì thế, phải làm thật tốt công tác bảo vệ người tố cáo. Nhưng hiện nay ta chưa làm được như mong đợi.
Đi tố cáo mà đã xác định sẵn tâm lý bị trả thù. Và trên thực tế, nhiều vụ trả thù đã diễn ra, thậm chí có những vụ việc giải quyết không được như mong đợi của chính người tố cáo. Vậy theo ông, sự hy sinh, sự "đánh đổi" ấy có đáng?
Đúng là có chuyện giải quyết không đến nơi đến chốn những vụ bị tố cáo, mà chủ yếu là tham nhũng. Nhưng bảo vì thế mà không tố cáo nữa thì đó là người có tính chiến đấu kém. Phải sống cho ra sống chứ không thể im lặng để cái xấu, cái ác hoành hành. Nói chung, phòng còn hơn chống, vậy nên mỗi người phải có ý thức ngăn chặn cái xấu ngay khi nó mới manh nha.
Làm sao để nâng cao tính chiến đấu ấy, thưa ông?
Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để người dân hiểu. Khi họ ý thức rằng làm thế thì dân được yên, xã hội lành mạnh, trong đó có chính họ thì họ sẽ làm thôi.
Ông có tin vào kết quả vụ việc ở Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức sẽ giải quyết đúng người, đúng tội?
Tôi muốn tin và sẽ tin. Xử lý mà không nghiêm thì dân không để yên đâu. 
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
"Trong những vụ tố cáo, việc ai bị xử lý, xử lý như thế nào là chưa đủ mà phải bảo vệ người tố cáo. Nhưng việc bảo vệ ấy không phải chỉ diễn ra trong thời gian giải quyết vụ việc mà còn là cả một quá trình lâu dài về sau. Do vậy, đó không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà chính là việc của toàn xã hội. Các tổ chức đoàn thể quần chúng ở nơi người tố cáo công tác và cả nơi cư trú cũng phải cùng hành động bảo vệ họ. Nói chung, đó là công việc hết sức gian nan".

Bí thư Thành ủy: “BV Hoài Đức không biết sợ là gì!”

Chiều 9/8, ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chủ trì cuộc họp về việc điều tra các sai phạm tại BV Hoài Đức.

Bí thư Thành ủy: “BV Hoài Đức không biết sợ là gì!”

Tài liệu điều tra của CA TP Hà Nội đã phơi bày hệ thống và mục đích những việc làm sai phạm nghiêm trọng tại BV này.

Hàng nghìn bằng chứng không thể chối cãi

Số phận các “anh hùng Hoài Đức” sẽ về đâu?

(Kiến Thức) - Tin rằng số phận các chị Nguyệt, Định và Đông, “hậu” vụ tiêu cực đáng xấu hổ này sẽ không chịu cảnh bi đát như thầy Khoa năm nào.

Số phận các “anh hùng Hoài Đức” sẽ về đâu?
Vụ “nhân bản xét nghiệm máu” ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức Hà Nội đã làm cả xã hội rúng động, hoang mang và phẫn nộ sâu sắc bởi sự tan vỡ của y đức. 
Tuy nhiên vẫn còn những điểm sáng mà xã hội cần tôn vinh bởi trong số “thầy thuốc” ấy, vẫn còn những con người dũng cảm như bác sĩ Hoàng Thị Nguyệt, bác sĩ Phan Thị Nam Đông và y tá Khuất Thị Định đã bất chấp hiểm nguy, dám đứng lên đưa sai phạm ra ánh sáng để bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người bệnh và bảo vệ sự trong sạch của ngành mình. 

Nghẹt thở giải cứu người phụ nữ trên đỉnh cột điện

Khoảng 16h30 chiều qua (24/8), một phụ nữ đã leo lên cột điện trên đường Hữu Nghị, TP.Đồng Hới (Quảng Bình) khiến nhiều người dân hiếu kỳ đứng xem.

Nghẹt thở giải cứu người phụ nữ trên đỉnh cột điện
Theo ghi nhận, cột điện mà người phụ nữ trèo lên khá lớn, kết cấu sắt lắp ghép và đường điện có đến 3 dây. Rất nhiều người hiếu kỳ đã đứng xem khiến giao thông tắc nghẽn một đoạn khá dài. Sau đó, lực lượng cảnh sát 113 có mặt để giải phóng hiện trường, chốt giữ quanh cột điện. Điện lực Đồng Hới cắt điện để đảm bảo an toàn cho người này.
Theo ghi nhận, cột điện mà người phụ nữ trèo lên khá lớn, kết cấu sắt lắp ghép và đường điện có đến 3 dây. Rất nhiều người hiếu kỳ đã đứng xem khiến giao thông tắc nghẽn một đoạn khá dài. Sau đó, lực lượng cảnh sát 113 có mặt để giải phóng hiện trường, chốt giữ quanh cột điện. Điện lực Đồng Hới cắt điện để đảm bảo an toàn cho người này. 
Đại diện một số ngành chức năng đã có mặt để tìm cách đưa người phụ nữ xuống, nhưng không có phương án nào được đưa ra. Một lúc lâu sau đó, có xe cẩu thùng chuyên dụng của ngành điện chạy đến nhưng cũng chỉ nằm im… chờ lệnh bởi sợ đưa người lên thì người phụ nữ nhảy xuống đất. Lực lượng CSGT, CSCĐ được tăng cường thêm để giải phóng giao thông.
Đại diện một số ngành chức năng đã có mặt để tìm cách đưa người phụ nữ xuống, nhưng không có phương án nào được đưa ra. Một lúc lâu sau đó, có xe cẩu thùng chuyên dụng của ngành điện chạy đến nhưng cũng chỉ nằm im… chờ lệnh bởi sợ đưa người lên thì người phụ nữ nhảy xuống đất. Lực lượng CSGT, CSCĐ được tăng cường thêm để giải phóng giao thông.

Tin mới