Sau tên lửa, Lào sẽ mua tiêm kích J-10C từ Trung Quốc?

Sau tên lửa, Lào sẽ mua tiêm kích J-10C từ Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Theo Air Recognition, Trung Quốc đang xúc tiến kế hoạch xuất khẩu dòng tiêm kích nội địa thành công nhất của nước này là J-10 cho một loạt các quốc gia có mối quan hệ hợp tác quân sự chiến lược, trong đó có cả Lào.

Cũng theo chuyên trang quân sự của Bỉ, Trung Quốc mà cụ thể là Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô đang lên kế hoạch xuất khẩu  tiêm kích J-10 sang Pakistan, Bangladesh và Lào. Trong đó nhiều khả năng Bangladesh và Lào sẽ là những khách hàng đầu tiên của J-10. Nguồn ảnh: Reddit.
Cũng theo chuyên trang quân sự của Bỉ, Trung Quốc mà cụ thể là Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô đang lên kế hoạch xuất khẩu tiêm kích J-10 sang Pakistan, Bangladesh và Lào. Trong đó nhiều khả năng Bangladesh và Lào sẽ là những khách hàng đầu tiên của J-10. Nguồn ảnh: Reddit.
Theo các nguồn tin quân sự của Air Recognition, Bangladesh và Lào đang giành sự quan tâm đặc biệt tới biến thể J-10C của J-10 vốn được xem là phiên bản hiện đại nhất của dòng chiến đấu cơ một động cơ này. Pakistan cũng có mối quan tâm tương tự nhưng vẫn chưa thể quyết định mua J-10 khi họ đang thành công với dòng chiến đấu cơ nội địa JF-17 Thunder. Nguồn ảnh: Sina.
Theo các nguồn tin quân sự của Air Recognition, Bangladesh và Lào đang giành sự quan tâm đặc biệt tới biến thể J-10C của J-10 vốn được xem là phiên bản hiện đại nhất của dòng chiến đấu cơ một động cơ này. Pakistan cũng có mối quan tâm tương tự nhưng vẫn chưa thể quyết định mua J-10 khi họ đang thành công với dòng chiến đấu cơ nội địa JF-17 Thunder. Nguồn ảnh: Sina.
Trong khi đó ở trường hợp của Bangladesh và Lào, lực lượng không quân hai quốc gia này trong nhiều thập kỷ đã không được trang bị mới và có sức chiến đấu gần như bằng không. Do đó khả năng J-10C thành công ở hai thị trường vũ khí này là khá lớn. Nguồn ảnh: Reddit.
Trong khi đó ở trường hợp của Bangladesh và Lào, lực lượng không quân hai quốc gia này trong nhiều thập kỷ đã không được trang bị mới và có sức chiến đấu gần như bằng không. Do đó khả năng J-10C thành công ở hai thị trường vũ khí này là khá lớn. Nguồn ảnh: Reddit.
Nếu cả hai nước trên đồng ý mua J-10C, điều đó có nghĩa Tập đoàn Thành Đô sẽ có được hợp đồng xuất khẩu ít nhất 24 chiếc J-10 mới (2 phi đội) cho cả hai hợp đồng. Ở thời điểm hiện tại phía Thành Đô lẫn chính phủ Bangladesh và Lào vẫn chưa lên tiếng xác thực về thông tin này. Nguồn ảnh: Sina.
Nếu cả hai nước trên đồng ý mua J-10C, điều đó có nghĩa Tập đoàn Thành Đô sẽ có được hợp đồng xuất khẩu ít nhất 24 chiếc J-10 mới (2 phi đội) cho cả hai hợp đồng. Ở thời điểm hiện tại phía Thành Đô lẫn chính phủ Bangladesh và Lào vẫn chưa lên tiếng xác thực về thông tin này. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, Quân đội Nhân dân Lào đang trở thành một trong những khách hàng thường xuyên của các công ty quốc phòng Trung Quốc, và điều này được thể hiện rõ lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quân đội Lào vừa qua với sự xuất hiện tràn ngập của vũ khí Trung Quốc. Nguồn ảnh: Military Armed Forces
Hiện tại, Quân đội Nhân dân Lào đang trở thành một trong những khách hàng thường xuyên của các công ty quốc phòng Trung Quốc, và điều này được thể hiện rõ lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quân đội Lào vừa qua với sự xuất hiện tràn ngập của vũ khí Trung Quốc. Nguồn ảnh: Military Armed Forces
Việc Viêng Chăn mua tiêm kích J-10C của Trung Quốc được xem là giải pháp tốt giúp Không quân Lào hiện đại hóa lực lượng vốn đã quá lỗi thời, mặt khác ở thời điểm hiện tại Lào không có trong tay bất cứ chiến đấu cơ nào, ngoại trừ một số máy bay huấn luyện phản lực đa năng Yak-130 mới mua từ Nga. Nguồn ảnh: Military Armed Forces
Việc Viêng Chăn mua tiêm kích J-10C của Trung Quốc được xem là giải pháp tốt giúp Không quân Lào hiện đại hóa lực lượng vốn đã quá lỗi thời, mặt khác ở thời điểm hiện tại Lào không có trong tay bất cứ chiến đấu cơ nào, ngoại trừ một số máy bay huấn luyện phản lực đa năng Yak-130 mới mua từ Nga. Nguồn ảnh: Military Armed Forces
J-10C là phiên bản nâng cấp mới nhất của dòng tiêm kích J-10 Dragon Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô, Trung Quốc phát triển. Thực tế J-10C được coi là bản nối tiếp sự dang dở của J-10B khi phiên bản J-10B bị dừng sản xuất. Nguồn ảnh:  dambiev.
J-10C là phiên bản nâng cấp mới nhất của dòng tiêm kích J-10 Dragon Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô, Trung Quốc phát triển. Thực tế J-10C được coi là bản nối tiếp sự dang dở của J-10B khi phiên bản J-10B bị dừng sản xuất. Nguồn ảnh:
dambiev.
So với các phiên bản J-10 trước đó, J-10C có cải tiến khí động học đáng kể ở phần mũi máy bay giúp bộ phận mũi máy bay không còn xu hướng bị kéo xuống khi máy bay vận hành ở tốc độ siêu thanh. Nguồn ảnh: dambiev.
So với các phiên bản J-10 trước đó, J-10C có cải tiến khí động học đáng kể ở phần mũi máy bay giúp bộ phận mũi máy bay không còn xu hướng bị kéo xuống khi máy bay vận hành ở tốc độ siêu thanh. Nguồn ảnh: dambiev.
Một chi tiết đáng chú ý nữa đó là Trung Quốc đang thử nghiệm tích hợp cho chiếc J-10C động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều WS-10B. Với việc có động cơ lực đẩy 3 chiều này, độ cơ động của máy bay được tăng lên đáng kể giúp chúng có nhiều cơ hội thắng trong không chiến quần vòng. Nguồn ảnh: dambiev.
Một chi tiết đáng chú ý nữa đó là Trung Quốc đang thử nghiệm tích hợp cho chiếc J-10C động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều WS-10B. Với việc có động cơ lực đẩy 3 chiều này, độ cơ động của máy bay được tăng lên đáng kể giúp chúng có nhiều cơ hội thắng trong không chiến quần vòng. Nguồn ảnh: dambiev.
Ngoài ra, điểm nổi bật nhất đó là các thiết bị điện tử được lắp đặt tăng cường trên phiên bản J-10 này. Đặc biệt là hệ thống radar điện tử quét mảng chủ động AESA. Đây là điều mà ngay cả máy bay tiêm kích Su-35 của Nga cũng không có được. Nguồn ảnh: dambiev.
Ngoài ra, điểm nổi bật nhất đó là các thiết bị điện tử được lắp đặt tăng cường trên phiên bản J-10 này. Đặc biệt là hệ thống radar điện tử quét mảng chủ động AESA. Đây là điều mà ngay cả máy bay tiêm kích Su-35 của Nga cũng không có được. Nguồn ảnh: dambiev.
J-10C của Trung Quốc còn có khả năng tích hợp và dẫn bắn hết tầm cho tên lửa không đối không PL-15 cũng như PL-10. Đây đều được coi là những tên lửa nằm trong nhóm sát thủ trên không. Nguồn ảnh: dambiev.
J-10C của Trung Quốc còn có khả năng tích hợp và dẫn bắn hết tầm cho tên lửa không đối không PL-15 cũng như PL-10. Đây đều được coi là những tên lửa nằm trong nhóm sát thủ trên không. Nguồn ảnh: dambiev.
Mời độc giả xem video: Phi đội tiêm kích J-10 Trung Quốc biểu diễn tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải. (nguồn CGTN)

GALLERY MỚI NHẤT