Sáu nước bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt từng hùng mạnh ra sao?

Các sử gia đã tính toán sức mạnh của nước Tần và 6 quốc gia còn lại thông qua việc ước lượng GDP các nước này.

Tự cổ chí kim, triều đại lịch sử Trung Quốc gây ấn tượng mạnh nhất đối với người nước ngoài chắc chắn phải kể đến nhà Tần và cái tên Tần Thủy Hoàng.

Sức mạnh nước Tần phát triển từ rất yếu đến vô cùng hùng mạnh, cuối cùng mới đi đến thống nhất 7 nước. Có thể nói kẻ thù mà Tần phải đối mặt đều là các quốc gia thịnh vượng. Vậy rốt cuộc ở thời Chiến Quốc, 7 quốc gia tranh đấu này có sức mạnh ra sao?

Bảy nước chư hầu đang được nhắc tới chính là Hán, Triệu, Ngụy, Tần, Sở, Yên, Tề. Các sử gia đã tính toán sức mạnh của nước Tần và 6 quốc gia còn lại thông qua việc ước lượng GDP các nước này.

Sau nuoc bi Tan Thuy Hoang tieu diet tung hung manh ra sao?

Bản đồ 7 quốc gia trong thời kỳ thất quốc tranh đấu. Ảnh: Bilibili.
Xét GDP dựa theo nền nông nghiệp

Trung Quốc từ xa xưa đã là quốc gia coi trọng nông nghiệp nên việc so sánh GDP thông qua nông nghiệp là tương đối hợp lý. Ngoài yếu tố môi trường tự nhiên, nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào đất đai và dân số. Nước chư hầu nào sở hữu 2 yếu tố này càng mạnh thì nền nông nghiệp đương nhiên sẽ càng phát triển.

1. Dân số

Đầu tiên là nhà Tần với dân số khoảng 6 triệu người, một con số khá lớn. Tiếp đó là nước Triệu với dân số khoảng 3 triệu người, và nhà Sở có dân số lớn nhất, đạt khoảng 8 triệu người.

Nhà Hán, Tề và Nguỵ có tổng dân số lần lượt là 2 triệu người, 4 triệu người, 3 triệu người, nước Yên nghe có vẻ yếu thế hơn nhưng vẫn có tới 3 triệu dân số.

Trong danh sách này, có vẻ như nước Sở có lợi thế nhất về dân số, nhà Tần chỉ có thể xếp thứ hai. Còn đối với Triệu quốc, nghe danh hùng mạnh nhưng chỉ có tổng 2 triệu dân.

Sau nuoc bi Tan Thuy Hoang tieu diet tung hung manh ra sao?-Hinh-2

Dân số nước Tần chỉ xếp thứ 2 trong 7 nước. Ảnh: Sohu.

2. Diện tích đất đai

Diện tích đất đai có thể coi là thước đo sức mạnh nông nghiệp quan trọng nhất lúc bấy giờ. Vì dân số quá đông nên nếu đất đai khan hiếm, dân số trong nước sẽ trở nên nghèo đói và không thể phát triển.

Đầu tiên, nước Tần có diện tích khoảng 1 triệu km2, khá rộng lớn, chiếm khoảng 1/7 diện tích Trung Quốc hiện tại. Tiếp đó, nước Triệu với diện tích khoảng 600.000 km2. Sở quốc vẫn chiếm diện tích khủng nhất với con số khoảng 1,5 triệu km2. Nước Yên có diện tích nhỏ nhất chỉ khoảng 150.000 km2 nên luôn lo sợ rằng nước Tần sẽ sớm thôn tính họ.

Đánh giá từ hai dữ liệu này, nước Tần vẫn xếp sau nước Sở. Sở là quốc gia hưng thịnh, có thế mạnh cả về dân số và lãnh thổ trong 7 nước tranh đấu thời bấy giờ.

GDP thông qua hoạt động kinh doanh thương mại

Lúc bấy giờ, hoạt động kinh doanh của nước Tề phát triển mạnh nhất trong toàn bộ 7 quốc gia. Do nước này chiếm giữ vùng biển và có các địa điểm khai thác muối tự nhiên nên nền kinh tế - thương mại luôn xếp top đầu.

Chính thế, dù dân số bản địa của nước Tề không đông nhưng số lượng dân cư nước ngoài lại rất lớn. Thành Lâm Truy nước Tề chính là thành phố phồn hoa, thịnh vượng nhất trên khắp cả nước, giao lưu văn hoá cũng vô cùng phát triển, nơi đây chính là cái nôi khởi nguyên ra văn hoá phương Đông. Ở điểm này, sáu nước còn lại không thể bì kịp.

Tuy vậy, các nước còn lại cũng có tư tưởng tiến bộ, bên cạnh nông nghiệp vẫn phát triển kinh doanh - thương mại nhưng nhìn chung, nước Tần vẫn là nước có nền kinh tế yếu nhất.

Sau nuoc bi Tan Thuy Hoang tieu diet tung hung manh ra sao?-Hinh-3

Sức mạnh của nước Tần đến từ chiến thuật "biết người biết ta". Ảnh: Internet.

Xét trên mọi phương diện, dù tính GDP theo yếu tố nào thì nhà Tần đều không thể đứng đầu trong 7 nước nhưng cuối cùng vì sao quốc gia này vẫn thống trị cả thiên hạ? Mấu chốt của việc giành chiến thắng chính là do Tần Quốc đã biết nhìn ra điểm mạnh của mình và điểm yếu của 6 nước còn lại.

Trong 3 nước ngang tầm, nước Sở tuy lớn mạnh nhất nhưng dân cư phân bố không đồng đều, dễ bị chia cắt.

Nước Tề có nền kinh tế - văn hoá cường thịnh nhưng chỉ chú trọng làm giàu mà bỏ qua phòng thủ quân sự. Duy nhất nước Triệu có chung khát vọng chiếm cả thiên hạ, luôn theo sát từng bước của nhà Tần nhưng đáng buồn thay thực lực lại không đủ.

Kết quả là với tham vọng ngút ngàn và sự khôn khéo trong điều binh khiển tướng, Tần Thuỷ Hoàng đã đưa 7 phần Trung Hoa thống nhất làm một, xây dựng nước Tần trù phú và hùng cường.

Theo Nguyễn Hỏe/Báo Tổ quốc

Kinh hãi lời nguyền đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng

(Kiến Thức) - Đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng được cho là lấy nguyên mẫu từ binh sĩ thật của nhà Tần. Đội quân này mang theo "lời nguyền" chết chóc đối với kẻ nào mạo phạm nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng.

Kinh hai loi nguyen doi quan dat nung trong mo Tan Thuy Hoang
 Theo sử sách, đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng mất 36 năm mới hoàn thành với sự tham gia của 700.000 công nhân. 

Tiết lộ nóng vụ ám sát Tần Thủy Hoàng ít biết trong lịch sử

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, Tần Thủy Hoàng suýt mất mạng khi bị một nhạc công mù ám sát. Người này có tên Cao Tiệm Ly dùng tiếng đàn của mình khiến Tần Thủy Hoàng ngồi lại gần rồi bất ngờ tấn công khiến vị hoàng đế này sợ hãi.

Tiet lo nong vu am sat Tan Thuy Hoang it biet trong lich su
 Kể từ khi lên ngôi, Tần Thủy Hoàng đối mặt với nhiều âm mưu ám sát nguy hiểm đến tính mạng. Trong số này có một nhạc công mù tên Cao Tiệm Ly.

Mỹ nhân nào khiến Tần Thuỷ Hoàng điên cuồng chinh phục?

(Kiến Thức) - Giống như nhiều hoàng đế, Tần Thủy Hoàng có hậu cung gồm nhiều giai nhân xinh đẹp hầu hạ. Thế nhưng, vị hoàng đế nổi tiếng nhà Tần này được cho yêu say đắm một mỹ nhân nhưng lại không có kết thúc có hậu.

My nhan nao khien Tan Thuy Hoang dien cuong chinh phuc?
 Theo một số ghi chép, Tần Thủy Hoàng có một mối tình khắc cốt ghi tâm dành cho một người con gái có tên A Phòng. Tuy nhiên, mối tình này của Tần Thủy Hoàng gặp nhiều "sóng gió" và không có kết thúc viên mãn.

Đọc nhiều nhất