Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, nên ăn, uống thế nào?

Chuyên gia khuyến cáo không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, nên ăn, uống thế nào?
Trong Quyết định 3588 về việc Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ban hành ngày 26/7, Bộ Y tế lưu ý người được tiêm vắc xin sau khi tiêm cần thiết luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm.

Ngoài ra, không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

Theo các chuyên gia, rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin COVID-19.

Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm. Bởi caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

Sau khi tiem vac xin COVID-19, nen an, uong the nao?

Tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân

Người đi tiêm cũng cần bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ bởi sau tiêm cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống nước từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

Nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

BS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, lưu ý người tiêm vắc xin COVID-19 xong cần nghỉ ngơi hợp lý, không nằm suốt ngày, không nên vận động mạnh, ăn uống đầy đủ.

"Không vì khó chịu chán ăn mà bỏ bữa, ăn đủ chất, uống đủ nước để hạn chế tình trạng sốt và nhanh trải qua vấn đề đang gặp hơn. Nên ăn hoa quả, bổ sung vitamin" - BS Thái khuyến cáo.

Sáng 21/2, Việt Nam không ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 21/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước ta vẫn là 2.368 ca, trong đó có 1.469 ca lây nhiễm trong nước. Gần 83% bệnh nhân COVID-19 đợt này không có biểu hiện lâm sàng.
 

Sáng 21/2, Việt Nam không ca mắc COVID-19
Tính từ 18h ngày 20/02 đến 6h ngày 21/02: tạm thời không ghi nhận thêm ca mắc mới. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước ta vẫn là 2.368 ca, trong đó có 1.469 ca lây nhiễm trong nước.

Sáng 13/4: Thêm 2 ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh

Bản tin sáng ngày 13/4 của Bộ Y tế cho biết có 2 ca mắc COVID-19 ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh. Đây là các bệnh nhập cảnh đã cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.707 bệnh nhân COVID-19, trong khi thế giới đã có đến hơn 137,2 triệu.

Sáng 13/4: Thêm 2 ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh
Số ca mắc ở Việt Nam:

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam lên đường chi viện cho Bắc Giang

Hưởng ứng lời kêu gọi cả nước chi viện cho Bắc Giang trong công tác phòng chống dịch COVID - 19 của Bộ Y tế.

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam lên đường chi viện cho Bắc Giang
Ngày 26/5, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam ra quyết định số 450/QĐ-HVYDHCVN cử 36 viên chức, sinh viên tham gia đoàn hỗ trợ công tác, phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bắc Giang
Hoc vien Y Duoc hoc co truyen Viet Nam len duong chi vien cho Bac Giang
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.