Sau khi sụp đổ, tại sao Thanh triều vẫn còn đạo quân 5 vạn người?

Nước mất nhưng quân đội vẫn còn, chuyện này nghe ngược đời nhưng trên thực tế đã xảy ra dưới thời nhà Thanh. Đạo quân này đến tận năm 1984 mới được công khai và bị giải thể.

Quân đội là sức mạnh của một đất nước, là lực lượng bảo vệ cho quốc gia đó, cho dù là vào thời cổ đại chiến đấu bằng vũ khí lạnh hay vào thời đại ngày nay, quân đội vẫn luôn là bộ phận quan trọng, chủ chốt của một quốc gia.

Nhưng hơn 100 năm trước, đã có một chuyện vô cùng ngược đời xảy ra ở Trung Quốc: Nước mất nhưng quân đội vẫn còn.

Vương triều nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, cũng là triều đại hủ bại đã mang đến nhiều đau thương cho đất nước Trung Quốc.

Với triều đại này, người dân Trung Quốc cho đến nay vẫn tồn tại những tình cảm lẫn lộn, khó có thể phân tách một cách rõ ràng.

Cách mạng nổ ra đẩy Thanh triều vào con đường diệt vong

Năm 1912, Cách mạng Tân Hợi nổ ra đã dự báo trước thời khắc kết thúc của xã hội phong kiến kéo dài suốt mấy nghìn năm lịch sử, nhà Thanh cũng theo đó mà rơi vào kết cục diệt vong.

Sự diệt vong của nhà Thanh không thể không liên quan đến một người – đó chính là Từ Hi Thái hậu. Tên thật của Từ Hi Thái hậu là Diệp Hách Na Lạp Ngọc Lan, là người thuộc dòng họ Diệp Hách Na Lạp.

Người đứng đầu dòng họ Diệp Hách Na Lạp từng để lại lời nguyền: "Phụ nữ của dòng họ Diệp Hách sẽ tiêu diệt nhà Thanh". Có lẽ lời nguyền đó đã ứng nghiệm, kể từ sau khi Từ Hi vào cung, con cháu Hoàng thất nhà Thanh ít ỏi đến đáng thương.

Sau khi sup do, tai sao Thanh trieu van con dao quan 5 van nguoi?

Chồng của Diệp Hách Na Lạp Ngọc Lan chính là Hàm Phong Đế tại vị 30 năm. Mặc dù phi tần, thiếp thất không ít nhưng ông lại chỉ có một người thừa kế là Đồng Trị.

Phải biết rằng, Hàm Phong Đế có thể sinh được Đồng Trị chứng tỏ ông phải có năng lực sinh dục, thế nhưng điều này thật sự khác biệt so với những Hoàng đế đời trước – những người có đến hơn chục người con trai, chưa kể con gái.

Đây là một điều khiến người ta nhìn vào mà không thể không đặt câu hỏi nghi ngờ. Không chỉ riêng Hàm Phong Đế, 3 vị Hoàng đế cuối thời Thanh đều có chung một "số phận" vô cùng thảm, là Hoàng đế mà không có được một người nối dõi, trong khi đó các chi khác vẫn phát triển đông đúc.

Trở lại với câu chuyện của Từ Hi Thái hậu, sau khi từng bước thâu tóm quyền lực trong triều đình, bản thân Từ Hi đã sống cuộc sống vô cùng xa hoa, vô tri, khiến Đại Thanh từng bước rơi vào vực sâu diệt vong, không thể cứu vãn.

Trong bối cảnh đó, quân đội nhà Thanh cũng ngày càng xuống cấp. Từ giữa thế kỷ 19, phẩm chất tướng lĩnh đã ngày càng xuống thấp, nạn lính ma tăng cao.

Trong cuộc chiến chống lại Thái Bình Thiên quốc, nhà Thanh phải chấp nhận để nhiều đội quân kiểu mới ra đời nhằm cứu vãn như Tương quân của Tăng Quốc Phiên, Sở quân của Tả Tông Đường, Hoài quân của Lý Hồng Chương và đạo quân đánh thuê nước ngoài Thường Thắng quân...

Sau khi sup do, tai sao Thanh trieu van con dao quan 5 van nguoi?-Hinh-2

Điều này dẫn tới việc vào cuối thế kỷ 19, nhà Thanh không còn một quân đội quốc gia mà phải tận dụng dân quân và quân đội địa phương, thiếu trung thành với triều đình trung ương.

Quân đội không phát huy được sức mạnh, đất nước loạn trong giặc ngoài, xã hội bấp bênh, bất ổn, đầy sóng gió, kinh thành Bắc Kinh phút chốc bị phá, cuối cùng triều đình nhà Thanh phải tuyên bố chấm dứt sự thống trị của mình.

Quân đội Thanh triều đã đi đâu sau khi tan rã?

Câu hỏi đặt ra là, quân đội - lực lượng quan trọng duy trì sự ổn định và vững mạnh của đất nước đã dạt về đâu sau khi triều đình sụp đổ?

Sau khi sup do, tai sao Thanh trieu van con dao quan 5 van nguoi?-Hinh-3

Vào cuối thời nhà Thanh, binh sĩ trong quân đội đa phần là người Hán, nay nhà Thanh đã mất, nhưng người Hán vẫn còn, cho nên có một số người đã đầu quân vào quân Bắc Dương, một số lại cởi giáp về quê, mai danh ẩn tích, sống qua một đời.

Nhưng khi tìm đọc sử liệu nhà Thanh, người ta mới phát hiện ra rằng vẫn còn một đạo quân có số lượng rất lớn không rõ tung tích, mãi đến năm 1984, sự thật mới được phát hiện, vậy họ đã biến mất như thế nào?

Theo phát hiện, sau chiến tranh nha phiến, Anh ép chính phủ nhà Thanh phải ký kết bản hiệp ước bất bình đẳng, buộc chính quyền nhà Thanh phải cắt nhượng đất Hồng Kông, nhưng Cửu Long thành vẫn thuộc lãnh thổ nhà Thanh.

Cửu Long thành có vị trí đặc biệt, là điểm tiếp nối giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục, nếu như để Cửu Long thành bị người Anh chiếm đóng, vậy thì đại lục sẽ nguy hiểm trùng trùng. Chính quyền nhà Thanh bấy giờ đã chịu nhiều tổn thất nên đã lập tức cắt cử đội quân 1 triệu người đến đóng giữ, tu sửa tường thành kiên cố và tăng cường hỏa lực ở đó.

Song, ngay khi nghe tin chính quyền nhà Thanh sụp đổ, một phần lớn binh sĩ của đội quân này đã chọn quay về đại lục, tìm đường sinh sống, số binh sĩ lưu lại chỉ còn chưa đến 5 vạn binh sĩ.

Sau khi sup do, tai sao Thanh trieu van con dao quan 5 van nguoi?-Hinh-4

Sau khi người Anh nghe tin chính quyền nhà Thanh sụp đổ liền lập tức phát động tấn công Cửu Long thành.

Vì lợi ích của chính mình, các binh sĩ còn ở lại đã dũng cảm kháng địch, nhưng người ít chẳng thắng nổi địch nhiều, chỉ có thể vừa đánh vừa lui, cuối cùng rút về đến doanh trại Cửu Long thành, nhờ vào ưu thế về vị trí cùng hỏa lực mạnh mẽ, quân thủ thành đã đảm bảo được sự an toàn.

Bấy giờ, chính phủ Anh cũng chịu ảnh hưởng từ dư luận quốc tế, cuối cùng cũng đành tự rút quân quay về.

Mặc dù quân Anh đã rút lui, cũng không tiếp tục tấn công nữa, nhưng doanh trại Cửu Long thành khi đó lại bị cô lập, khắp bốn phía xung quanh đều thiết lập trạm kiểm soát khiến họ không thể tự do ra vào.

Trước tình thế như vậy, binh sĩ nhà Thanh đã tự lực cánh sinh, tự cung tự cấp, cuộc sống như vậy kéo dài suốt 75 năm.

Mãi đến năm 1984, khi hai nước Trung – Anh ký kết "Tuyên bố chung Trung – Anh", dự tính phá dỡ doanh trại Cửu Long thành, người ta mới phát hiện cư dân sống trong đó đều là hậu duệ của binh sĩ nhà Thanh.

Vào thời điểm đó, nơi đây vẫn duy trì chế độ như khi nhà Thanh còn tồn tại, có chế độ đa thê của vương triều nhà Thanh. Tuy nhiên theo hiệp ước đã ký kết, nhánh quân đội cuối cùng của nhà Thanh sau đó đã bị giải thể.

Những hình thức xử phạt đáng sợ dành cho thái giám Thanh triều

Trong số muôn vàn quy tắc xử phạt khắt khe và hà khắc tới mức "đòi mạng" của Thanh triều đối với các thái giám, có một loại hình phạt bị cho là ám ảnh hơn cả án tử.

Sau khi nắm quyền làm chủ Trung Hoa, Thanh triều đã rút ra không ít kinh nghiệm từ những biến cố thái giám chuyên quyền dưới thời nhà Minh.

Bởi vậy mà giai cấp thống trị của vương triều này càng thêm nghiêm khắc trong việc quản lý hoạn quan. Cũng từ đó, hàng loạt các hình phạt nghiêm khắc dành riêng cho tầng lớp này đã ra đời.

Những món ăn kinh dị do Từ Hy Thái Hậu nghĩ ra

Người phụ nữ quyền uy và xa hoa bậc nhất Thanh triều – Từ Hy thái hậu dẫu đã yên giấc ngàn thu bao năm qua, nhưng những món ăn kinh dị nhất lịch sử do bà vẫn nghĩ ra vẫn còn ám ảnh nhiều người.

1. Chuột Bao Tử

Chuột đồng được bắt về nuôi cho ăn toàn các vị thuốc bổ, gạo trộn trứng gà và uống nước sâm, lê ép. Chuột được tắm rửa 2 lần/ngày bằng dầu hương liệu hảo hạng và nước trầm hương.

Chuột bao tử được lấy từ lứa con, cháu của những con chuột trên. Các đầu bếp sẽ bọc chuột bằng lớp bột giống như bánh bao. Khi thực khách đưa bánh lên miệng sẽ nghe được tiếng kêu của chuột bao tử còn sống bên trong. Món này giúp bổ tỳ và bổ mắt.

Tuy vậy, có rất nhiều sứ thần không dám ăn và đã từ chối món này hoặc là ăn để lấy lòng thái hậu. Điển hình là sứ thần Bồ Đào Nha khi nhìn thấy đuôi con chuột ngo ngoe trong miệng sứ thần nước bạn đã khiếm lễ từ chối.

Nhung mon an kinh di do Tu Hy Thai Hau nghi ra
Ảnh minh họa.

2. Óc Khỉ

Gần núi Thiên Hoa ở Sơn Đông có bầy khỉ ăn hết cả rừng lê. Lê ở đây trị được các bệnh cam, thận, nhiệt uất và ho nên ăn thịt khỉ rất thơm lại trị được bệnh, nhưng óc khỉ là bổ nhất.

80 con khỉ choai choai chưa thay lông được bắt về đãi khách. Trước giờ đãi khách, mỗi con khỉ được đặt vào cái lồng nhỏ, được khoét một lỗ vừa đủ để đầu khỉ ló lên được. Khỉ không được nhúc nhích do có gông. Khi ăn, người phục dịch sẽ giáng chiếc chày ngà xuống đầu khỉ khiến con khỉ chết ngay và không kịp kêu một tiếng, sau đó, rưới sâm nóng lên đầu khỉ để óc tái đi một chút. Cứ 5 vị khách ăn một bộ óc khỉ bằng cách dùng muốn bạc múc để ăn.

3. Sơn Dương Trùng

Các thợ săn Hồ Bắc đã bắt được 6 con dê núi đang có bầu tại cánh rừng vùng Thiên Tân. Đàn dê này được chăm sóc rất được biệt, chỉ cho ăn cỏ Vân Nam. Giống như Đông Trùng hạ thảo- một loại cỏ quý có tác dụng bổ can thận. 6 con dê được ăn cỏ quý cộng thêm ăn các lá cây thuốc bổ khác thì càng mập và đẻ ra lứa con khá khỏe mạnh, to lớn hơn so với các con dê khác

Dê con được 2 tháng tuổi sẽ được chọn lấy 14 con giao cho nhà bếp làm lông , rồi moi ruột và ngâm chúng vào thùng gỗ to đựng rượu quý và nước gừng. Sau 2 ngày, dê được vớt ra bỏ vào bể sữ chứa sữa dê tươi và nước sâm nhung. 2 ngày tiếp theo, họ cắm hoa sen trắng cắm đầy mình dê. Cứ thế, ngâm đến ngày thứ 10 (đúng ngày mùng 7 tiệc tàn) xuất hiện những con trùng trắng muốt đầy trong hoa sen.

Những người trong nhà bếp sẽ nhặt lấy trùng sơn dương chế biến thành món ăn có tác dụng bổ, trị các bệnh lao phổi, bán thân bất toai, tê bại..

4. Cỏ Phương Chi

Cỏ Phương Chi chỉ mọc vào những năm nhuận, vào ngày trung thu và soongsraats ngắn( chỉ 1-1,5 tháng) ở trên đá của ngọn núi Thái Hoàng. Nếu gặp phải gió bắc đầu mùa thì khô héo ngay. Vì vậy, muốn lấy được cỏ, phải dắt ngựa đực trắng tuyền lên đó trước 1 ngày. Khi mặt trời vừa mọc,dẫn ngựa tới phiến đá ăn cỏ, khi ngựa ăn xong chém ngựa chết ngay và mổ bụng lấy dạ dày đem về phơi khô, chế thuốc

Trong bữa tiệc đãi khách, cỏ phương chi được nấu với Long Tu. AI ăn được món này sẽ sảng khoái tinh thần và không thấy mệt mỏi cả tháng.

5. Tinh Tượng

Những tai yến to, tốt được nấu với nước nhân sâm và đường cao Ly. Sau đó nhồi bột phấn Kiết Châu nấy với nước lê Vân Nam cho khô lại, rồi nặn thành từng hình voi nhỏ, nung chín, cứng đặc. Sau đó khoét trên voi ấy một lỗ nhỏ cho vừa 1 bong bóng cá đã ngâm thuốc bắc khô. Đem đi hấp. Khi khách ăn, sẽ lấy kim vàng chọc thủng rồi cho chất ấy vào trong chén bạc để uống. uống món này sẽ giúp bổ lục phủ ngũ tàng, trị các chứng nhức mỏi.

6. Trứng Công

Trứng công rất khó lấy vì công sẽ chống cự dữ dội để bảo vệ trứng của nó. Nhiều khi không lấy được trứng do công phá vỡ ổ trứng. Muốn đãi khách món này cần 100 con khỉ đã được huấn luyện để lấy trộm trứng công. Kết quả là lấy được 500 trứng công để đãi khách, nhưng khỉ lại bị chết mất 1/3.

7. Heo Sữa Phúc Châu

Có một giống heo quý, thịt thơm , chỉ ăn một loại củ mọc ở đồi Châu Tịch Xương ở vùng Phúc Châu của Trung Quốc.

Trong bữa tiệc đãi khách, 100 con heo sữa nuôi được 2 tháng được đập chết mà không cần chọc tiết hay làm lông, sau đó thui qua 1 lượt để hết lớp lông. Rồi mổ bụng bỏ hết ruột gan ướp với các loai thuốc quý trong 3 ngày đem cách thủy. Ăn vào sẽ rất ngon, xương mềm. 

Nhân vật này là "chướng ngại vật" khiến Gia Khánh không dám trừ khử Hòa Thân

Nhân vật này có thể đe dọa đến sự yên ổn của Thanh triều lúc bấy giờ.

Hoà Thân (1/7/1750-22/2/1799), người tộc Nữu Hỗ Lộc, tự Trí Trai, thuộc Chính Hồng kỳ Mãn Châu, là một quyền thần, thương nhân nhà Thanh.

Nhắc tới Hoà Thân, có thể nói rằng ai ai ở Trung Quốc cũng biết đến tên ông, từ người già đến trẻ nhỏ. Hoà Thân là tham quan nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng với đời bởi lòng tham, bất kể là tiếng tốt hay tiếng xấu, nói tóm lại Hoà Thân là người nổi tiếng.

Đúng như Hoà Thân từng nói với Kỷ Hiểu Lam: "Người đời sau biết đến Hoà Thân tôi sẽ nhiều hơn biết đến Kỷ Hiểu Lam ông". Quả thật, đúng như Hoà Thân dự đoán, ông còn nổi tiếng hơn cả Kỷ Hiểu Lam.

Với thái độ đối nhân xử thế của Hoà Thân, ông không thể nào không biết mình sẽ phải gánh trên lưng cái tiếng xấu, bị người đời sau phỉ nhổ. Thế nhưng ông đã sớm chấp nhận việc này, tham một lạng bạc cũng là tham, tham mười vạn lượng bạc cũng là tham, bởi thế Hoà Thân đã lựa chọn vế sau.

Hoà Thân tham ô làm trái kỷ cương, quyền lực ngợp trời. Ở trên triều, những người phụ thuộc vào Hoà Thân chẳng phải là ít, nhưng cũng có người hết sức ngay thẳng, đấu trí đấu dũng cùng Hoà Thân, có thể kể tới những cái tên như Vương Kiệt, A Quế...

Rất nhiều người đoán rằng Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung chính là những người luôn đối đầu với Hòa Thân nhưng đó là bởi ảnh hưởng từ phim truyền hình. Trong lịch sử, hai người này hoàn toàn không đủ tầm sánh được với Hoà Thân, huống chi là đấu đá với ông ta.

Nhan vat nay la

Chân dung Hòa Thân và ảnh minh họa số tài sản mà ông ta đã tham ô.

Địa vị của Hoà Thân ở thời Càn Long trị vì

Hoà Thân được phong là Nhất đẳng Trung Tương công, giữ chức Văn Hoa điện Đại học sĩ, Nội các thủ tịch Đại học sĩ, Lĩnh ban quân cơ Đại thần, Lại bộ Thượng thư, Hộ bộ Thượng thư, Hình bộ Thượng thư, Lý phiên viện Thượng thư, Nội vụ phủ Tổng quản, Hàn lâm viện Chưởng viện học sĩ... lên tới vài chục chức quan, quan trọng ở đây là vài chục chứ không phải chỉ là hàng chục.

Những chức quan này đều là vị trí quan trọng của triều đình, mà một mình Hoà Thân đã kiêm nhiệm tới mấy chục chức vụ. Qua chức quan của Hoà Thân, không khó để nhìn ra Càn Long sủng ái Hoà Thân đến mức nào. Không chỉ có vậy, Càn Long còn gả cả con gái mình yêu chiều nhất là công chúa Cố Luân Hoà Hiếu cho con trai của Hoà Thân là Phong Thân Ân Đức, vậy là quan hệ đã thân lại càng thêm thân.

Nếu như bạn cho rằng Hoà Thân chỉ là một kẻ tham của tầm thường, vậy thì bạn đã lầm to.

Hoà Thân có tài năng ở rất nhiều phương diện, ông đảm nhận tới hàng chục chức quan, trên mỗi một cương vị đều khôn ngoan tài cán, hoàn thành rất tốt công việc.

Từng vị trí của của Hoà Thân đều là đầu mối then chốt quan trọng trong sự vận hành của nhà Thanh, nếu như một đầu mối then chốt xuất hiện sai sót, sẽ ảnh hưởng tới sự vận hành của đất nước.

Sự sủng ái Càn Long dành cho Hoà Thân rốt cuộc tới mức độ nào?

Nhan vat nay la

Hình ảnh nhân vật vua Càn Long và Hòa Thân trên phim truyền hình.

Năm Gia Khánh thứ hai (năm 1797), khi Càn Long thượng triều, có để cho Hoà Thân đứng ở trên phải mình, Gia Khánh đứng ở bên trái mình. Bởi Càn Long nói rất nhỏ, Hoà Thân sẽ truyền đạt lại lời của Càn Long, bởi thế Hoà Thân nói thế nào thì phải là thế ấy.

Trên danh nghĩa, Gia Khánh là hoàng đế, thế nhưng lại chẳng có thực quyền, cũng phải nghe sự sắp xếp của Hoà Thân. Bởi thế, mọi người mới gọi Hoà Thân là "Nhị hoàng đế".

Hành động này của Hoà Thân cho dù quyền thế ngất trời, nhưng vô hình trung đã đắc tội với Gia Khánh.

Hoà Thân vốn đã tội lỗi chồng chất, khiến Gia Khánh vô cùng chán ghét ông, hiện giờ lại còn vượt mặt cả hoàng đế, đã phạm phải điều đại kỵ, làm cho Gia Khánh có ý định muốn giết Hoà Thân.

Thế nhưng Gia Khánh mãi vẫn chưa động được tới ông ta, ngoài việc Càn Long vẫn còn đang sống, còn có một người khác, ông ta mới thật sự là chỗ dựa vững chắc của Hoà Thân. Người này chính là Hòa Lâm, em trai của Hoà Thân.

Hoà Thân là một quan văn, còn Hoà Lâm là một quan võ. Hoà Lâm bình định Tây Tạng, trấn áp khởi nghĩa Miêu - Hồi vô cùng dũng mãnh, chiến công hiển hách. Hoà Lâm nắm trong tay binh quyền, điều này khiến Gia Khánh có phần kiêng kỵ.

Nếu như Gia Khánh động tới Hoà Thân, khó tránh phải cân nhắc tới cảm nhận của Hoà Lâm. Hai anh em nhà họ từ nhỏ đã sống nương tựa vào nhau, tình cảm vô cùng thắm thiết.

Nhan vat nay la

Hòa Thân có một người em trai là quan võ rất có uy lực trong của Thanh triều, vì thế mà Gia Khánh đế cũng phải thận trọng trong từng đường đi nước bước trước khi xử tội Hòa Thân.

Nếu Gia Khánh tuỳ tiện giết Hoà Thân, sẽ ép Hoà Lâm phải đem quân tới đối đầu với ông, đây không phải là cục diện mà Gia Khánh hy vọng phải nhìn thấy, bởi thế, Gia Khánh chần chừ chưa thể ra tay. Nếu như Hoà Lâm chưa chết, Gia Khánh hoàn toàn không dám trừ khử Hoà Thân.

Năm Gia Khánh thứ tư (năm 1799), Càn Long băng hà. Mười năm ngày sau, Gia Khánh bèn công bố hai mươi tội trạng của Hoà Thân, tống Hoà Thân vào đại lao, hạ chỉ tra xét và tịch thu nhà của Hoà Thân.

Các quan viên phụng chỉ đã tìm kiếm được tổng cộng đã một tỷ lượng bạc trắng ở trong nhà Hoà Thân, ngang với thu nhập 15 năm của quốc khố nhà Thanh, chỉ nhìn vào đây đã có thể biết rằng trong nhà Hoà Thân nhiều tiền tới mức nào.

Để không bị lộ số bạc này, Hoà Thân đã giấu chúng vào trong tường, cột nhà, trong phòng giấu toàn là bạc trắng, lấp lánh phát sáng.

Sau khi Hoà Thân chết, tiền của ông đều được sung vào quốc khố, trở thành tài sản của nhà Thanh. Bởi thế người đời mới có câu: "Hoà Thân té nhào, Gia Khánh ăn no".

Gia Khánh muốn xử lăng trì Hoà Thân, thế nhưng Cố Luân Hoà Hiếu công chúa khổ sở cầu xin, cuối cùng Gia Khánh ban cho Hoà Thân được tự tử, cũng coi như được giữ toàn thân..

Kỹ năng vơ vét của cải của Hoà Thân đã đạt đến mức độ hết sức điêu luyện, có thể cung cấp vô số tiền bạc cho Càn Long tiêu xài hoang phí. Những năm cuối đời, Càn Long có vài lần xuống Giang Nam, Hoà Thân đã cung cấp cho Càn Long không ít tiền bạc, bởi vậy vô cùng được hoàng đế tin yêu.

Nếu như đổi lại là một người khác, e rằng sẽ chẳng có bản lĩnh lớn tới vậy. Hoà Thân tung hoành ngang dọc suốt thời Càn Long, muốn gió được gió, muốn mưa được mưa, thế nhưng nước đầy ắt tràn, nước tràn ắt hỏng, cuối cùng bị giết cũng là việc không nằm ngoài dự đoán. 

Đọc nhiều nhất