Sau khi lấy được kinh, tại sao Trư Bát Giới vẫn chỉ là lợn?

Thông thường mọi người chỉ hiểu đơn thuần "Tây Du Ký" là câu chuyện thầy trò Đường Tăng trải qua gian nguy để đến Tây Thiên thỉnh kinh. Tuy nhiên, đằng sau đó còn có những huyền cơ khó giải đáp.

Tác phẩm kinh điển "Tây Du Ký" xoay quanh câu chuyện Đường Tăng cùng với học trò là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã sang Tây Trúc bái phật cầu kinh. Trên đường đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng phải trải qua 81 kiếp nạn gặp biết bao gian khổ vượt núi lội sông và cuối cùng đến được đích.

Sau khi lay duoc kinh, tai sao Tru Bat Gioi van chi la lon?

Nhưng điều đáng nói ở đây là sau chuyến du hành về phía Tây thành công, Đường Tăng thành Phật, Ngộ Không cũng được thành Phật, Sa Tăng được phong kim cương La Hán. Bạch Long hóa thành rồng trong khi Trư Bát Giới lại chỉ là sứ giả và vẫn giữ nguyên trong hình dạng "nửa người, nửa lợn" thay vì biến thành hình người hoàn toàn?

Sau khi lay duoc kinh, tai sao Tru Bat Gioi van chi la lon?-Hinh-2
Sau khi lay duoc kinh, tai sao Tru Bat Gioi van chi la lon?-Hinh-3

Trư Bát Giới khác với Tôn Ngộ Không và Tiểu Bạch Long bởi cả hai sinh ra là một con khỉ, và con rồng, nên sau khi thành Phật, việc biến thành người hay không không quan trọng, bởi đây là hai loài không bị khinh thường. Nhưng Trư Bát Giới thì khác, ban đầu Trư Bát Giới là hình người và giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái phụ trách 8 vạn thuỷ binh ở thiên đình, nhưng bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian và biến thành lợn vì vi phạm luật trời, đây là một loại hình phạt rất nặng.

Thành công của cuộc hành trình đi lấy kinh có ý nghĩa to lớn đối với Phật giáo, Trư Bát Giới đã hoàn thành nhiệm vụ này và thu được rất nhiều thành tựu, nhưng vẫn không thể thay đổi việc anh ta mang hình hài "nửa người nửa lợn".

Sau khi lay duoc kinh, tai sao Tru Bat Gioi van chi la lon?-Hinh-4

Trên thực tế, sau khi phạm luật trời và bị đày xuống trần gian đầu thai thì Trư Bát Giới biến thành lợn. Tất cả những kỳ tích mà Trư Bát Giới có được đều do bản thân hoàn thành ở kiếp này chứ không liên quan gì đến kiếp trước. Vì vậy, thành quả này không đồng nhất với danh tính của Thiên Bồng Nguyên Soái, mà chỉ đồng nhất với danh tính của Trư Bát Giới ở kiếp này.

Hơn nữa, thân phận của Trư Bát Giới ở kiếp trước là Thiên Bồng Nguyên Soái và thuộc cai quản của thiên đình và đứng đầu là Ngọc Hoàng. Nếu Phật giáo biến Trư Bát Giới thành thân người, thì liệu anh ta có thuộc về Phật giáo không hay tiếp tục thuộc cai quản của thiên đình? Chỉ khi Trư Bát Giới vẫn duy trì hình dáng hiện tại "nửa người nửa lợn", anh ta mới có thể đồng nhất theo Phật giáo.

Sau khi lay duoc kinh, tai sao Tru Bat Gioi van chi la lon?-Hinh-5
Nhân vật Trư Bát Giới trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986.

Trư Bát Giới đã trải qua bao nhiêu gian khổ cùng Đường Tăng và 3 độ đệ khác trên con đường đi thỉnh kinh, nhưng khi thành công lại chỉ được phong làm sứ giả. Điều này khiến Trư Bát Giới không tránh khỏi bất mãn. Trong “Tây Du Ký”, chúng ta có thể thấy Trư Bát Giới hỏi Phật Tổ Như Lai rằng: “Tại sao tôi chỉ là một sứ giả?”. Điều này đã phơi bày suy nghĩ thực sự của Trư Bát Giới khi không thể thành Phật.

Hãy xem Trư Bát Giới đã làm gì trên con đường đi thỉnh kinh. Trư Bát Giới suốt ngày lười biếng, dù năng lực của bản thân không kém nhiều so với Tôn Ngộ Không là bao, nhưng hắn luôn thích làm việc không cần cố gắng, tham ăn và vẫn không buông bỏ khỏi sắc dục. Nhiều khi gặp nạn trên đường, anh ta sẵn sàng chia hành lý và phá hủy sự gắn kết của cả đội hay muốn từ bỏ việc đi tiếp lấy kinh. Vì vậy, cuối cùng Trư Bát Giới không thành Phật cũng có lý do.

Sau khi lay duoc kinh, tai sao Tru Bat Gioi van chi la lon?-Hinh-6
Sau khi lay duoc kinh, tai sao Tru Bat Gioi van chi la lon?-Hinh-7

Ngô Thừa Ân khi sáng tạo ra 5 học trò của Đường Tam Tạng đã khéo léo lồng vào đó hình ảnh tâm thức một con người. Năm thầy trò tượng trưng cho 5 thuộc tính của tâm thức: Đường Tăng tiêu biểu cho vị tha, nhân ái; Ngộ Không đại diện cho sức mạnh, trí tuệ; Sa Tăng thể hiện tính nhẫn nại; Bạch Long Mã cần cù, luôn hướng về phía trước; còn Trư Bát Giới điển hình cho dục vọng. 8 dục vọng mà Bát Giới đã hành bao gồm: Tham ăn, háo sắc, tham của, ghen ghét và đố kỵ người tài, giả dối và lừa gạt, lười biếng thích nhàn hạ, sợ khổ và sợ khó, cuối cùng là tham công lao.

Sau khi lay duoc kinh, tai sao Tru Bat Gioi van chi la lon?-Hinh-8

Nhớ lại trong nguyên tác, khi đến núi Linh Sơn lĩnh hội chân kinh. Như Lai nói: "Tuy tính ương vẫn còn, sắc tình chưa hết, nhưng dọc đường gánh hành lý có công, gia phong nhà ngươi chức chính quả là Tịnh Đàn Sứ Giả".

Đến cuối bước đường tu luyện, cũng chính những nhân tâm dục vọng ấy đã khiến Bát Giới không thể thành Phật, chỉ có thể đắc được một chút ít phước báo mà thôi. Hay nói theo cách khác, vì căn cơ kém cỏi nhất, nên yêu cầu dành cho Bát Giới chỉ dừng lại ở "Ngộ Năng" và "Bát Giới", cũng tức là cần gìn giữ giới luật, tu chính nhân tâm, mới có thể bước vào hàng sa môn.

Nếu người tu luyện vẫn còn ôm giữ các loại dục vọng và tính xấu của người thường, thì lại càng cần phải ngộ về "Năng". Dục vọng của con người mãi mãi không thể thay đổi. Con người chỉ có thể cố gắng nỗ lực để lấn át và kiểm soát dục vọng phần nào. Bởi dẫu có tài năng đến đâu, bản lĩnh đến nhường nào, nhưng nếu người không giữ gìn giới luật, không tu chính nhân tâm, thì sẽ không thể phát huy khả năng vốn có của mình.

Trư Bát Giới sở hữu nhiều phép thuật làm điên đảo trời đất

Trong suy nghĩ của nhiều người Trư Bát Giới không những vô dụng mà còn rất biết cách ăn hại. Tuy nhiên, thực chất ông là đại cao thủ nhưng vì lười nên không phô bày.

Nếu là một fan của Tây du ký không ai là không biết, Tôn Ngộ Không trước nay đều mang chuyện bản thân từng dám đại náo thiên cung ra để khoe với thiên hạ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nhân vật tưởng chừng như kém lợi nhất nhất trong 3 học trò của Đường Tăng (không tính Bạch Long Mã), Trư Bát Giới cũng đã từng là nỗi khiếp sợ của tiên nhân.

Tru Bat Gioi so huu nhieu phep thuat lam dien dao troi dat

Tây du ký: Điều đáng tiếc nhất về Trư Bát Giới là gì?

Hàng trăm năm qua, kể từ khi Tây du ký ra đời cho đến nay, có rất nhiều điều về kiệt tác này vẫn khiến người ta hối tiếc.

Cho đến nay, Tây du ký vẫn là một trong những tác phẩm được yêu thích bậc nhất ở Trung Quốc nói riêng và khu vực châu Á nói chung. Hình ảnh 4 thầy trò Đường Tăng và hành trình đến Tây Trúc thỉnh kinh gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người.

Trong Tây du ký khi nhắc tới Trư Bát Giới mọi thường nghĩ đến một kẻ bất tài vô dụng, ham ăn, lười biếng và còn háo sắc. Nhưng không phải ai cũng biết, Trư Bát Giới cũng là một đại cao thủ, chỉ vì lười biếng nên y mới không chịu ra tay. Và đây cũng là một trong số những điều đáng tiếc nhất của Tây du ký, khi không ai có thể thấy được khả năng thực sự của Trư Bát Giới.

Tại sao Thiên Bồng Nguyên Soái đầu thai thành lợn, hóa thân thành Trư Bát Giới?

Trong "Tây du ký", hình tượng của Trư Bát Giới đã gây ấn tượng sâu sắc đối với mọi người.

Mùng 3 tháng ba là sinh nhật của Vương Mẫu nương nương. Mỗi lần đến ngày này, Vương Mẫu nương nương đều tổ chức bàn đào thịnh yến ở Dao Trì, chúng tiên trên trời đều đến chúc thọ bà.

Trên tiệc bàn đào có Thuần hương quế hoa tửu của Vương Mẫu nương nương trân quý vô cùng. Bình thường vốn không có cơ hội thưởng thức, nên chúng thần nhân cơ hội này tới uống cho thoải mái một phen.

Tai sao Thien Bong Nguyen Soai dau thai thanh lon, hoa than thanh Tru Bat Gioi?

Trong số chúng thần, Thiên Bồng Nguyên Soái có tửu lượng khá nhất, cũng là người thích uống rượu nhất, mỗi lần uống đều say đến túy lúy, tàn tiệc mới quay về.

Có một lần, hắn ta một tay cầm chén rượu, một tay cầm bát rượu, uống đến khi đứng không vững, mới mơ màng rời khỏi bữa tiệc. Người ta thường nói rượu say lỡ việc, vị Thiên Bồng Nguyên Soái này quả nhiên một bước mơ màng tiến vào Quảng Hàn cung.

Thiên đình có 33 tòa Thiên Cung, 72 trùng bảo điện, trong tòa nhà cũng tráng lệ đường hoàng, khí thế hùng vĩ. Các cung các điện đều là Thiên đế, Thiên vương, Thiên binh thiên tướng, duy nhất chỉ có trong Quảng Hàn cung, toàn là Tiên nữ.

Tiên nữ của Quảng Hàn cung cô nào cô nấy mắt thanh mày tú, răng trắng má hồng, mỹ miều vô song, còn Hằng Nga lại là người đẹp xuất chúng. Thiên Bồng Nguyên Soái nhìn thấy Hằng Nga, nhân có hơi men trong người, mặt mày rạng rỡ bám riết lấy nàng để nói chuyện.

Ngọc Đế biết chuyện, long nhan đại nộ, bởi vì hắn đã vi phạm thiên quy, bèn đày hắn xuống hạ giới, đến một hòn đảo hoang ở Đông Hải chịu khổ. Thiên Bồng Nguyên Soái hối hận nhưng đã muộn, đành phải cưỡi mây đen bay ra khỏi Nam Thiên Môn, nhằm hướng Đông Hải mà đi.

Tai sao Thien Bong Nguyen Soai dau thai thanh lon, hoa than thanh Tru Bat Gioi?-Hinh-2

Từ Nam Thiên Môn đến Đông Hải khoảng mười vạn tám nghìn dặm, Thiên Bồng Nguyên Soái vừa đi vừa khóc, bất giác đã đến bầu trời phía trên của thành Từ Châu. Vô xảo bất thành thư, đúng lúc này ở Hoa Quả Sơn, Tôn hầu tử cũng đang chui từ hòn đá ra. Chỉ trong nháy mắt sơn băng địa liệt, chấn động đến tận Thiên đình.

Việc này đã khiến cho Thiên Bồng Nguyên Soái một phen hoảng sợ, trượt chân ra khỏi đám mây rớt xuống, hóa thành một quả cầu màu đen lao từ trên trời xuống, đầu đập vào bụng của con lợn nái đang nằm phơi nắng dưới chân núi Bạch Long, biến thành một con lợn con.

Lợn nái bị quả cầu đen đập trúng, đau đến nỗi lăn lộn dưới đất. Lúc ấy, trên núi đột nhiên xuất hiện một cái hố, lợn nái rơi vào chiếc hố thì biến thành một khe suối.

Lũ lợn con bị bắn ra ngoài, biến thành hòn đá màu đen. Ngắm nhìn từ xa, trông giống như một ổ lợn con đang rúc ti lợn mẹ. Đây chính là truyền thuyết về Mẫu Trư tuyền. Chỉ có mỗi mình Thiên Bồng Nguyên Soái biến thành lợn con, còn sống và bỏ chạy ra ngoài.

Thiên Bồng Nguyên Soái sau khi biến thành lợn con, vừa mới sinh đã lớn nhanh như gió, biết đi biết chạy, tính tình nhí nhố lại còn tham ăn.

Hắn phá phách mọi thứ xung quanh khe suối, hơn nữa còn chén sạch mọi cây cỏ mọc trên ngọn núi, khiến cho ngọn núi này trở nên hoang vu. Sau này, khi ông lão nuôi lợn chuẩn bị đem hắn đi giết thịt, hắn thấy đại nạn lâm đầu, liền “éc” một cái nhảy vọt qua tường rào, chạy một mạch lên ngôi miếu trên đỉnh Quý Sơn tránh nạn cho yên thân.

Lúc này, Ngọc Đế biết được Thiên Bồng Nguyên Soái sau khi bị đày xuống hạ phàm thì đầu thai nhầm chỗ, trong lòng xót xa, liền phái Thái Bạch Kim Tinh hạ phàm điểm hóa cho hắn tu luyện thành người.

Thái Bạch Kim Tinh lĩnh chỉ hạ phàm, liền đến đỉnh Quý Sơn phía tây bắc thành Từ Châu chỉ đá thành miếu, ngồi đợi Thiên Bồng Nguyên Soái đến.

Hắn chạy một mạch vào trong ngôi miếu, trông thấy Phương trượng liền quỳ xuống đất khấu đầu liên tục. Vị Phương trượng vốn là Thái Bạch Kim Tinh biến thành, thấy thiên cơ không thể bỏ lỡ, bèn chắp tay trước ngực, niệm phật nói: “Phật A Di Đà, đại nạn lâm đầu trốn chạy lên núi, tiêu nạn trừ tai nhập Phật môn”.

Hắn nghe xong, gật đầu liên tục. Phương trượng nói tiếp: “Phật môn thập giới rất nghiêm, thiện ác như nước với lửa, thực hiện thiện pháp vô biên, vạn ác mới được giải thoát”. Hắn nghe xong, lại gật đầu liên tục.

Phương trượng liền hướng dẫn nó tu luyện theo phương pháp Thiền tông, mong có được “Minh tâm kiến tính”, tiện cho việc sau này sớm tu luyện thành hình người.

Năm thứ nhất, hắn ở hậu điện chuyên tâm niệm kinh, dần dần tu thành hình người; năm thứ hai, sớm tối tụng niệm kinh Phật, lược thông Phật pháp, có được một chút thần thông; năm thứ ba, hắn đã biết mình vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái chuyển thế, tự cho mình là người có “gốc gác”, chẳng thèm chuyên tâm niệm kinh tu hành nữa.

Trong ba năm đó, ngày nào hắn cũng niệm kinh ăn chay, bản tính ham thích rượu chè nhậu nhẹt dần dần lộ ra, liền lén Phương trượng trốn ra ngoài ăn nhậu phá giới.

Vị Phương trượng vốn do Thái Bạch Kim Tinh biến thành, thấy hắn năm thứ nhất có ý hối cải, lại chăm chỉ niệm kinh, liền giúp hắn thoát khỏi hình hài cũ, trở thành hình hài con người; năm thứ hai, vốn định giúp hắn sớm ngày tu thành chính quả, trùng phản Thiên đình, không ngờ hắn đã phá hết mọi giới luật thanh quy của Phật môn, nhất thời khó thành chính quả; năm thứ ba, thấy hắn càng lúc càng không coi giới luật thanh quy của Phật môn ra gì, liền đuổi xuống núi tìm đường sống khác.

Phương trượng nói với hắn: “Ngươi vào miếu của ta đã ba năm, thời hạn đã hết, hãy xuống núi tìm kiếm kiếm danh sư cho mình đi!”.

Lời này đúng như hắn muốn, lập tức ưng ngay.

[…]

Sau khi hạ sơn, hắn quả nhiên đã gây ra vô số chuyện, mãi đến sau này theo hầu Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh mới chấm dứt. Có điều những lời Phương trượng căn dặn hắn trước khi chia tay, hắn không hề vi phạm điều gì.

Cho nên người đời hầu như không ai biết được hắn vốn là hòa thượng của ngôi miếu trên đỉnh Quý Sơn, càng không biết được hắn là con của Mẫu Trư Tuyền ở tại phía bắc thành Từ Châu. Điều này cũng khó trách Ngô Thừa Ân không hề giới thiệu một cách tỉ mỉ về thân phận của hắn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới