Quan niệm của con người hiện đại đang dần cởi mở, đã bớt e dè về nhu cầu tình dục nhưng mọi người vẫn cần lưu ý khi ân ái để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu thấy đau rát khi đi tiểu, có dịch tiết ra từ lỗ niệu đạo thì cần lưu ý, bạn có thể bị nhiễm bệnh viêm niệu đạo không do lậu, cần đi khám ngay nếu không dễ vô sinh.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm niệu đạo không do lậu là gì? Các triệu chứng như thế nào? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa? Bài viết này sẽ giải quyết từng câu hỏi cho bạn.
Viêm niệu đạo không do lậu là gì?
Viêm niệu đạo không do lậu là nhiễm trùng niệu đạo không do vi khuẩn lậu gây nên mà do một số vi khuẩn khác. Thường gặp nhất là Chlamydia Trachomatis, có thể là do vi khuẩn Ureaplasma Urealyticum, Trichomonas Vaginalis, HSV hay Mycoplasma Genitalium gây nên.
Màng nhầy của người ban đầu bị nhiễm mầm bệnh, từ đó gây ra viêm niệu đạo không do lậu. Chlamydia Trachomatis là tác nhân gây viêm niệu đạo không do lậu cầu phổ biến nhất.
Ảnh minh họa. |
Các triệu chứng phổ biến của viêm niệu đạo không do lậu
So với viêm niệu đạo do lậu, thời gian ủ bệnh của viêm niệu đạo không do lậu lâu hơn, khoảng 7-14 ngày, và vì hầu hết các triệu chứng viêm niệu đạo không do lậu ít rõ ràng hơn, thậm chí không có triệu chứng nên thường bị bỏ qua, dẫn đến nhiễm trùng chéo.
Bệnh nhân nam bị viêm niệu đạo không do lậu: Khi bị nhiễm viêm niệu đạo không do lậu, bệnh nhân nam có thể thấy dịch tiết màu vàng hoặc trong suốt từ lỗ niệu đạo tăng lên đáng kể, đồng thời đau rát hoặc ngứa khi đi tiểu, sốt nhẹ. Nếu để lâu không chữa trị, bệnh nhân còn có thể bị chảy máu, viêm tuyến tiền liệt, thậm chí là vô sinh.
Bệnh nhân nữ bị viêm niệu đạo không do lậu: So với bệnh nhân nam, hầu hết phụ nữ có các triệu chứng ít rõ ràng hơn sau khi mắc bệnh viêm niệu đạo không do lậu. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm đau khi đi tiểu, tiết dịch và chảy máu,...
Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến viêm vùng chậu, đau vùng chậu mãn tính, vô sinh, chửa ngoài tử cung, sẩy thai, sinh non, v.v.
Làm thế nào để chẩn đoán viêm niệu đạo không do lậu?
Do sự đa dạng của vi khuẩn gây bệnh trong bệnh viêm niệu đạo không do lậu cầu nên rất khó chẩn đoán, bác sĩ thường đưa tăm bông chuyên dụng vào niệu đạo trong vòng 4 giờ sau khi bệnh nhân đi tiểu, chấm một ít dịch tiết và làm xét nghiệm phết tế bào cho bệnh nhân.
Sau đó, bằng hình thức nuôi cấy tế bào, sử dụng kính hiển vi để quan sát xem có vi khuẩn gây bệnh như chlamydia và mycoplasma trong chất tiết hay không, hoặc xác nhận xem có kháng thể chlamydia trong máu.
Viêm niệu đạo không do lậu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh
Nói chung, các bác sĩ thường kê đơn kháng sinh đường uống liều cao như Azithromycin hoặc Doxycycline, bệnh nhân uống hai lần một ngày trong bảy ngày để hoàn thành đợt điều trị bằng thuốc.
Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, bác sĩ có thể kê đơn thuốc Erythromycin uống 4 lần/ngày trong 7 ngày để điều trị hiệu quả bệnh viêm niệu đạo không do lậu.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh viêm niệu đạo không do lậu cũng nên tránh thực hiện các hành vi tình dục trong thời gian điều trị, tránh lây nhiễm chéo mầm bệnh với bạn tình, uống thuốc đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.
Mời độc giả xem thêm video: Những điều cần biết về bệnh nam khoa (Nguồn video: TTV)