Sau Fallujah, người Sunni có còn tham gia tiến đánh Mosul?

(Kiến Thức) - Hành động tàn bạo của dân quân người Shi’ite ở Fallujah sẽ khiến cho nhiều thành niên người Sunni chạy sang đầu quân cho cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS).

Sau Fallujah, người Sunni có còn tham gia tiến đánh Mosul?
Trong mấy ngày qua, báo chí phương Tây đua nhau đưa tin về sự tàn bạo của phiến quân IS ở thành phố Fallujah. Nhưng không có phương tiện truyền thông nào viết về thảm họa đang diễn ra với việc hàng chục ngàn cư dân Sunni chạy trốn khỏi thành phố Fallujah - trong đó có nhiều người già, phụ nữ và trẻ em. Một số chạy trốn các cuộc giao tranh dữ dội trong thành phố, những người khác buộc phải di dời vì nhà cửa đã bị phá hủy. Thế nhưng, nhiều người Sunni lại chạy trốn trong sợ hãi trước các lực lượng “giải phóng” Fallujah, trong đó lực lượng dân quân Shiite được Iran ủng hộ đã chiếm được khu vực phía đông và trung tâm thành phố Fallujah.
Sau Fallujah, nguoi Sunni co con tham gia tien danh Mosul?
Các lực lượng dân quân Shi’ite được đặt dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy của Lữ đoàn Al Qods đặc biệt tinh nhuệ của Iran. Ảnh  dailysabah.com
Các lực lượng dân quân Shi’ite - bao gồm Các lực lượng Huy động Nhân dân và Lực lượng Badar – được đặt dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy của Lữ đoàn Al Qods đặc biệt tinh nhuệ, và Chuẩn tướng Mohammad Pakpour, chỉ huy các lực lượng mặt đất của Vệ binh Cách mạng Iran.
Đáng buồn là không có nhiều sự khác biệt giữa hành vi của phiến quân IS và của dân quân Shiite trong việc chống lại các cư dân người Sunni của thành phố Fallujah. Trong một số trường hợp, hành động của dân quân người Shi’ite thậm chí còn tàn bạo hơn. Các tay súng người Shi’ite hiện đang phá hủy nhà cửa, hãm hiếp phụ nữ và hành quyết cư dân Fallujah, trong đó có trẻ em và người cao tuổi.
Lực lượng đặc nhiệm Vệ binh Cộng hòa của Iraq, còn được gọi là Sư đoàn Vàng, tham gia đánh chiếm trung tâm thành phố Fallujah, đã rút khỏi những nơi mà dân quân người Shi’ite tiến vào. Các lực lượng dân quân người Shi’ite vẫn ngang nhiên tiến vào thành phố Fallujah của người Sunni, mặc dù Thủ tướng Iraq Haider Al-Abadi đã cam kết với Mỹ rằng các lực lượng đặc nhiệm Iraq sẽ bảo vệ dân chúng Sunni ở thành phố Fallujah trước các hành động tàn bạo của dân quân người Shi’ite.
Các nguồn tin của Debkafile tại Washington và Baghdad ngày 20/6 cho biết Tổng thống Barack Obama và các trợ lý hàng đầu của ông tức giận trước việc Thủ tướng Al-Abadi không giữ lời hứa của mình. Nhưng nguồn tin quân sự và tình báo của Debkafile chỉ ra rằng các hành động tàn bạo của dân quân người Shi’ite ở Fallujah sẽ không xảy ra, nếu Mỹ không để cho Iran giành quyền chủ đạo trong cuộc chiến giành thành phố này từ tay phiến quân IS.
Các lực lượng dân quân người Shi’ite thân Iran đã xông vào trung tâm thành phố Fallujah, trong khi không quân Mỹ ném bom quy mô lớn chống phiến quân IS tử thủ ở đây bằng các chiến đấu cơ AV-8B Harrier II và F/A-18 Hornet.
Các cuộc gọi khẩn cấp của Mỹ cho Thủ tướng Al-Abadi trong vài ngày qua, kêu gọi ông này ngăn chặn các vụ giết hại và xúc phạm người dân Sunni ở Fallujah đã trở nên vô tác dụng. Washington biết rõ rằng Thủ tướng Al-Abadi không có quyền hành gì đối với các tướng lĩnh Iran hay chỉ huy của lực lượng dân quân Shi’ite.
Nguồn tin quân sự và chống khủng của Debkafile nêu ra những hậu quả biệt nghiêm trọng của các tội ác chiến tranh xảy ra ở Fallujah. Sau Fallujah, Mỹ sẽ khó có thể huy động các lực lượng người Sunni địa phương trong việc tiến đánh hai thành lũy chính của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) là thành phố Mosul ở Iraq và thành phố Raqqa ở Syria.
Một số tướng Mỹ chỉ huy trường có thể cho rằng họ vẫn có thể nhận được sự ủng hộ của người người Sunni địa phương và các lực lượng dân quân người Kurd trong cuộc chiến chống IS. Nhưng những gì đã và đang xảy ra ở thành phố Fallujah sẽ khiến cho nhiều thanh niên người Sunni chạy sang hàng ngũ của IS để chống lại đám dân quân người Shi’ite đang giết người cướp của, tàn phá quê hương họ.

Tương lai của Baghdad phụ thuộc vào tái chiếm Fallujah?

(Kiến Thức) - Chiến dịch tái chiếm Fallujah đang diễn ra rất quyết liệt và tương lai của Baghdad phụ thuộc vào kết quả của chiến dịch này, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Tương lai của Baghdad phụ thuộc vào tái chiếm Fallujah?
Tái chiếm Fallujah có thể mở đường cho một cuộc tấn công thành phố Mosul, bảo vệ thủ đô Baghdad trước các cuộc tấn công khủng bố và củng cố vị thế Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi.
Tuong lai cua Baghdad phu thuoc vao viec tai chiem Fallujah?
Trọng pháo của quân đội Iraq bắn phá các vị trí của IS ở thành phố Fallujah. Ảnh Reuters

Giải phóng Fallujah có nhổ được tận gốc IS ở Iraq?

(Kiến Thức) - Liệu giải phóng Fallujah có nhổ được tận gốc IS ở Iraq? Có điều rõ ràng là chính phủ ở Baghdad phải làm nhiều hơn việc đơn thuần tái chiếm lãnh thổ.

Giải phóng Fallujah có nhổ được tận gốc IS ở Iraq?
Đó là nhận định của nhà phân tích Zaid al-Ali, tác giả cuốn sách “Cuộc đấu tranh cho tương lai Iraq”, trong một bài viết đăng trên trang mạng Al Jazeera.
Giai phong Fallujah co nho duoc tan goc IS o Iraq?
Các tướng lĩnh Iraq chỉ huy chiến dịch giải phóng Fallujah. Ảnh Reuters 

Phiến quân IS sẽ thua ở Raqqa, Aleppo và Deir ez-Zor

(Kiến Thức) - Kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ miền bắc Iraq đến miền đông Syria, nhưng sức mạnh của phiến quân IS đã bị suy yếu đáng kể so với cách đây hai năm.

Phiến quân IS sẽ thua ở Raqqa, Aleppo và Deir ez-Zor
Trong báo cáo mới nhất dành cho Stratfor, một nhóm nghiên cứu dưới sự lãnh đạo của nhà phân tích Omar Lamrani viết: "Phần lớn các vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo là sa mạc. Tại ba khu vực trọng yếu ở Syria là tỉnh Aleppo, tỉnh Raqqa và tỉnh Deir ez-Zor, nhóm khủng bố IS đang mất dần lãnh thổ”. Số phận không mấy tốt đẹp đang chờ đợi phiến quân IS ở các khu vực này.
Phien quan IS se thua o Raqqa, Aleppo va Deir ez-Zor
Phiến quân IS chưa có loại tên lửa nào có thể cản bước tiến của xa tăng T-90 của Quân đội Syria. Ảnh Sputnik News 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.