Sau 4 thập kỷ, hàng ngàn phụ nữ Iran cuối cùng cũng được xem bóng đá

Sau gần bốn thập kỷ gần như bị cấm xem bóng đá, các nữ cổ động viên Iran đã được phép vào sân thưởng thức các trận đấu.

Vào tháng 3 vừa qua, cô gái trẻ 29 tuổi Sahar Khodayari đã tự sát vì sợ sẽ bị bỏ tù 6 tháng sau khi cô này cố gắng trốn vào xem một trận đấu. Sau đó, FIFA cùng những nhà hoạt động nhân quyền đã gây áp lực lên nước Cộng hòa Hồi giáo này yêu cầu phải cho phụ nữ được xem bóng đá.
Trong trận đấu giữa Iran và Campuchia, vé đã được bán hết chỉ trong vài phút dù chính quyền nước này đã tăng giá lên gấp tư. Chia sẻ với phóng viên, những người may mắn sở hữu được tấm vé xem trận vòng loại World Cup đã nhảy cẫng lên vì sung sướng.
Không chỉ mang theo tình yêu bóng đá cùng tình yêu nước nồng nàn, các cổ động viên nữ vào sân còn mang theo những lá quốc kỳ Iran. Họ họa mặt với 3 màu: xanh, trắng, đỏ và vô cùng cuồng nhiệt không thua kém gì cánh đàn ông.
Sau 4 thap ky, hang ngan phu nu Iran cuoi cung cung duoc xem bong da
Nữ cổ động viên Iran cuồng nhiệt trong trận đấu giữa Iran và Campuchia. Ảnh: CNN 
Raha Poorbakhsh là một trong số 3,500 nữ cổ động viên tới xem trận bóng. Cô bày tỏ sự phấn khích vì dù công tác ở báo thể thao nhưng đây là lần đầu tiên cô được xem một trận cầu ngoài đời thực.
Theo trang thông tấn Far News, các cổ động viên nữ sẽ được ngồi ở một khu riêng tách rời với khu đàn ông và bị giám sát bởi 150 nữ cảnh sát.
Sau 4 thap ky, hang ngan phu nu Iran cuoi cung cung duoc xem bong da-Hinh-2
 Nữ nhà báo thể thao Raha Poorbakhsh giới thiệu chiếc vé điện tử vào xem vòng loại World Cup. Ảnh: Getty.
Vào năm 2001, chỉ có khoảng 20 cô gái Iran được cho phép vào xem vòng loại World Cup thời điểm đó.
Hồi tháng 10/2018, 100 phụ nữ Iran đã “được lựa chọn cẩn thận” để đi xem trận đấu giao hữu giữa Iran và Bolivia. Tuy nhiên, chỉ sau đó một ngày chính quyền khẳng định sẽ không lặp lại việc đó một lần nữa vì lo ngại bạo lực.

“Góc khuất” cuộc sống hôn nhân của Tổng thống Iran

(Kiến Thức) - Năm 14 tuổi, bà Sahebeh kết hôn với Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong một cuộc hôn nhân sắp đặt. Được biết, Đệ nhất phu nhân Iran không tham gia chính trường mà chủ yếu dành thời gian cho các hoạt động từ thiện.

He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran
 Bà Sahebeh Rouhani sinh năm 1954. Vào năm 1968, bà Sahebeh, khi đó 14 tuổi, đã kết hôn với người anh họ của mình, ông Hassan Rouhani - nay là Tổng thống Iran. Ảnh: Heavy. 
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-2
Có rất ít thông tin về vị Đệ nhất phu nhân Iran "bí ẩn" này. Được biết, bà không tham gia chính trường mà chủ yếu dành thời gian tham gia các họat động từ thiện. Ảnh: Alchetron.  
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-3
 Theo Heavy, Tổng thống Rouhani hầu như không nhắc đến vợ mình trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2013. Bà cũng không được đưa vào tiểu sử chính thức của ông trong cuộc bầu cử khi đó. Ảnh: AJ. 
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-4
 Tất cả những gì mà Tổng thống Iran Rouhani từng công khai nói về vợ mình đó là bà Sahebeh chính là người được gia đình ông lựa chọn để kết hôn. Ảnh: NI. 
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-5
 "Khi đó, tôi khoảng 20 tuổi. Cha mẹ tôi đều đồng tình chọn bà ấy làm vợ cho tôi", ông Rouhani từng chia sẻ trong một cuộc vận động tranh cử trước đây. Ảnh: NBC News.
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-6
 Trong hơn 50 năm chung sống, vợ chồng ông Rouhani có với nhau 5 người con. Tuy nhiên, người con trai đầu của họ đã qua đời vào năm 1992. Ảnh: Wikipedia.
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-7
 Trang Heavy nói rằng, con trai cả của ông Rouhani đã để lại một lá thư tuyệt mệnh, với nội dung cho thấy anh ta tự sát để phản đối chế độ chính trị ở Iran. Ảnh: JP. 
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-8
 Năm 2014, Đệ nhất phu nhân Iran Sahebeh từng bị chỉ trích vì tổ chức một bữa tiệc xa hoa trong cung điện của cựu Quốc vương Iran Mohammad Reza Pahlavi - người bị lật đổ và năm 1979. Ảnh: Heavy. 
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-9
 "Đệ nhất phu nhân Sahebeh biết cách tổ chức một bữa tiệc hoàn hảo nhưng không phải tất cả người dân Iran đều hài lòng về điều đó", trang Heavy viết. Được biết, đó là bữa tiệc dành cho phụ nữ ở phía bắc thủ đô Tehran nhân ngày Quốc tế Phụ nữ. Ảnh: Frontera. 

Iraq không cho mượn đất, Mỹ phải đánh Iran từ hướng nào?

(Kiến Thức) - Nếu không được Iraq cho "mượn" đất, Mỹ sẽ rất khó có thể kéo được một cuộc tấn công trên bộ nhắm vào phía Iran khi điểm xuất phát của lính Mỹ chỉ có thể là từ trên biển hoặc cùng lắm là từ Afghanistan.

Iraq khong cho muon dat, My phai danh Iran tu huong nao?
 Để có thể tấn công Iran từ đường bộ, Mỹ sẽ cần phải có một bàn đạp để tiến công. Vấn đề ở đây là cách đây ít ngày, Iraq đã thẳng thừng tuyên bố sẽ không cho Mỹ mượn lãnh thổ của quốc gia này làm bàn đạp nếu Mỹ định tấn công vào Iran. Nguồn ảnh: Googlemaps.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.