Sau 25 năm, “thung lũng silicon” của Hà Nội vẫn còn hàng trăm ha bỏ trống

Dù đã trải qua 25 năm thành lập và phát triển nhưng hạ tầng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc - nơi được ví như "thung lũng silicon" của Hà Nội - vẫn chưa hoàn thiện. Nơi đây vẫn còn hàng trăm ha chưa được giải phóng mặt bằng.

Sau 25 nam, “thung lung silicon” cua Ha Noi van con hang tram ha bo trong
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc nhìn từ trên cao. Ảnh: Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc 
Khu công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1998. Khu có diện tích theo quy hoạch là 1.586 ha, nằm trên địa bàn hai huyện Thạch Thất, Quốc Oai, được quy hoạch thành 8 khu chức năng và các khu vực phụ trợ như hồ, vùng đệm, cây xanh.
Quy mô dân số Khu công nghệ cao theo dự báo đến năm 2030 là 229.000 người, trong đó thường trú khoảng 99.300 người. Tuy nhiên, đến nay, tổng diện tích đất các nhà đầu tư lấp đầy mới đạt khoảng 240 ha. Hiệu quả sử dụng đất chưa đạt yêu cầu.
Ngày 10.10.2023, Chính phủ đã quyết định chuyển giao công tác quản lý Nhà nước khu công nghệ này từ Bộ KH&CN về TP Hà Nội. Đây được xem là bước ngoặt mang tính quyết định nhằm nâng tầm của khu công nghệ cao này.
Lãnh đạo Hà Nội khẳng định, việc chuyển giao Khu công nghệ cao Hòa Lạc về UBND thành phố Hà Nội quản lý tạo điều kiện thuận lợi để thành phố cụ thể hóa mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị.
Sau khi Khu công nghệ cao Hòa Lạc được bàn giao về Hà Nội, cuối tháng 2.2024, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Trong đó quy định rõ thẩm quyền của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc trong việc xây dựng, trình UBND thành phố phê duyệt các kế hoạch phát triển khu công nghệ cao; Cơ chế thu hút, chính sách ưu đãi đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại Ban Quản lý...
Trong thời gian tới, UBND TP Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo để hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng Khu công nghệ cao Hòa Lạc trong năm 2024; đồng thời sẽ dành nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng và tiếp tục nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc trở thành hạt nhân của cả nước về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ và giữ vai trò hạt nhân, vùng lõi của đô thị Hòa Lạc trong tương lai.
Trong buổi làm việc với Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, nguồn nhân lực của Ban quản lý có hạn, vì thế nên chọn việc để làm, tập trung vào những việc trọng điểm. “Làm một việc thành công còn hơn làm nhiều việc nhưng không đạt kết quả cao” - ông Trần Sỹ Thanh nói.
Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc cần chọn mô hình làm việc hiệu quả, phù hợp. Trong bối cảnh chưa hoàn thiện hạ tầng, Ban quản lý phải định ra những việc ngắn hạn cần làm ngay phục vụ cho sự phát triển của khu công nghệ. Điển hình như xây dựng tuyến xe bus, Ban quản lý nên nghiên cứu có chính sách trợ giá để phục vụ những người thực sự có nhu cầu đi lại.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, làm tốt công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận; đô thị hóa, đặt tên các đường trong khu công nghệ cao...

VinSmart xác lập kỷ lục 16.7% thị phần trong 15 tháng

(Kiến Thức) - VinSmart vừa bất ngờ vươn lên chiếm lĩnh 16,7% thị phần điện thoại thông minh Việt Nam, chính thức xác lập kỷ lục tăng trưởng chưa từng có trên thị trường chỉ sau 15 tháng ra mắt.

VinSmart xác lập kỷ lục 16.7% thị phần trong 15 tháng
VinSmart xac lap ky luc 16.7% thi phan trong 15 thang
Thị phần điện thoại Vsmart liên tục tăng trưởng mạnh mẽ từ đầu năm 2020. 

Có nên tiếp tục mua cổ phiếu ngành bất động sản?

Những cái tên cổ phiếu bất động sản gần đây thu hút sự chú ý của NĐT như LDG, ITA, DIG, CEO... Trong đó nhiều mã đã tăng gấp 2-3 lần so với mặt bằng giá.  

Có nên tiếp tục mua cổ phiếu ngành bất động sản?

Ông Nguyễn Hữu Bình, Giám đốc đầu tư, CTCP Bảo hiểm BSH nhận xét thị trường đang đi theo sự kỳ vọng và phản ánh trước vào giá cổ phiếu triển vọng của 2 quý tới. Với chính sách tiền tệ kích thích tăng trưởng kéo dài, dòng tiền có xu hướng ưa thích nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Tuy nhiên, với việc phát huy hiệu quả chính sách tài khóa và hạ nhiệt từ chính sách tiền tệ trong thời gian tới, dòng tiền được dự báo sẽ sớm quay trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Việc những cổ phiếu của doanh nghiệp mà tài sản, kết quả kinh doanh và triển vọng không có nhiều thay đổi nhưng lại tăng quá nóng thời gian qua, khiến các chuyên gia không khỏi quan ngại về dấu hiệu bong bóng ở những cổ phiếu bất động sản quy mô vừa và nhỏ. Các nhà đầu tư cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến cơ hội bỏ vốn vào những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng, với cổ phiếu tăng chậm mà chắc trong thời gian qua. Một trong số đó là VCG của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG).

VCG hiện là một trong những doanh nghiệp có tiềm lực lớn nhất hiện nay khi hoạt động đa ngành với 3 mũi nhọn, tích cực bổ trợ lẫn nhau là xây dựng, bất động sản và đầu tư tài chính.

Mới đây nhất, bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 đã được triển khai thi công bởi tổng thầu Vinaconex, Chủ đầu tư là CTCP Cảng Quốc tế Vạn Ninh, với 40% vốn của VCG. Đây là một trong chuỗi 4 dự án động lực tăng trưởng dài hạn của Quảng Ninh, với diện tích 82.79 ha, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 trên 2,248 tỷ đồng, hứa hẹn là một trong những cảng biển quốc tế quan trọng.

Co nen tiep tuc mua co phieu nganh bat dong san?

Tổng thầu Vinaconex triển khai thi công Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1)

Hiện nay, VCG cũng sở hữu hàng loạt dự án đang khai thác cho thuê thương mại như tòa nhà văn phòng hạng A 34 Láng Hạ (Hà Nội), 47 Điện Biên Phủ (TP.HCM), Vinata Tower, tòa nhà Vinaconex Chợ Mơ, tòa nhà N05 -Trung Hòa Nhân Chính... Các công ty con của VCG cũng sở hữu nhiều bất động sản có giá trị tại các tỉnh, thành trên khắp cả nước.

Đặc biệt, tiềm năng của VCG nằm ở quỹ đất lên tới 2,000 ha tại nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên… mà Tổng Công ty đã tích lũy được thời gian qua.

Trong đó, dự án Khu đô thị du lịch Cát Bà - Amatina quy mô 172 ha tại Cát Bà, Hải Phòng có tổng mức đầu tư gần 6 tỷ USD là một trong những dự án được giới đầu tư quan tâm nhất của VCG. Ban lãnh đạo Vinaconex – ITC (UPCoM:VCG), chủ đầu tư dự án từng chia sẻ kỳ vọng xây dựng Cát Bà – Amatina trở thành một khu phức hợp nghỉ dưỡng bến du thuyền, vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế.

Tại ĐHĐCĐ 2021, Chủ tịch HĐQT VCR cho biết Công ty đặt kế hoạch bán căn hộ, sản phẩm thật, khi đã có pháp lý đầy đủ chặt chẽ, chứ không huy động vốn sớm. Với tiến độ như vậy, tới năm 2022, dự án sẽ bắt đầu đem lại lợi nhuận. Hiện nay, công tác triển khai thi công phân khu 99 căn biệt thự của dự án đang được đẩy mạnh và một số căn đã bước sang khâu hoàn thiện. Tháng 8 năm nay, VCR vừa chuyển đổi 3 triệu trái phiếu đã phát hành trước đó cho Vinaconex theo tỷ lệ 1:10, nâng tỷ lệ sở hữu của Vinaconex tại chủ đầu tự dự án Cái Giá - Cát Bà lên 23% vốn điều lệ. Tỷ lệ sở hữu của VCG tại VCR sẽ sớm được nâng lên trên 51% trong thời gian tới – đại diện VCG cho biết.

Các hoạt động thi công hạ tầng dự án Khu dân cư đô thị tại km3, km4 phường Hải Yên, thành phố Móng Cái cũng đang được gấp rút thực hiện, dự kiến mở bán vào cuối năm nay đầu năm sau. Khu dân cư đô thị tại km3, km4 có quy mô đầu tư 438,804 m2, trong đó đất ở 105,727.5 m2, gồm 375 căn liền kề, 372 căn shophouse, 35 căn biệt thự. Đất thương mại dịch vụ 21,936.3 m2.

Tại Hà Nội, tổ hợp văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp Green Diamond tại 93 Láng Hạ (Hà Nội) dù chưa chính thức mở bán nhưng cũng liên tục có khách hàng đăng ký mua. VCG cho biết dự án đang trong quá trình hoàn thiện nhà mẫu và sẽ sớm đưa sản phẩm ra thị trường với rất nhiều bất ngờ, mở đầu cho chuỗi bất động sản dân dụng cao cấp của VCG trong tương lai.

Co nen tiep tuc mua co phieu nganh bat dong san?-Hinh-2

Dự án Green Diamond (93 Láng Hạ, Hà Nội) sắp được hoàn thành và mở bán

Dự án xây dựng công trình thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn cao cấp tại khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ, Hà Nội cũng hứa hẹn sẽ có điểm rơi lợi nhuận trong năm 2022. Dự án có mật độ xây dựng 40%, diện tích đất xây dựng 5,260m2, gồm 30 tầng nổi và 3 tầng hầm. Một số dự án tiêu biểu khác như Dự án Khu đô thị đại lộ Hòa Bình kéo dài tại phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái, dự án Khu đô thị du lịch Phú Yên – Quảng Nam.... Trong chiến lược và kế hoạch đang triển khai, VCG dự kiến nâng quỹ đất lên 5,000 ha vào năm 2025.

Sở dĩ các dự án của VCG hấp dẫn nhà đầu tư bởi đều nằm ở vị trí đắc địa có tiềm năng phát triển gắn liền với xu hướng đô thị hóa, hiện đại hóa hạ tầng. Hơn nữa, VCG là một trong những nhà thầu top đầu Việt Nam, sở hữu năng lực xây lắp vượt trội, là lợi thế đặc biệt của doanh nghiệp này so với những nhà phát triển bất động sản khác. Lợi thế này đã được chứng minh qua những dự án có quy mô lớn tại Hà Nội.

Trong đó, có thể kể đến Dự án Khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính có tổng diện tích đất trên 30 ha, tổng mức đầu tư 273,624 tỷ đồng. Đây là khu đô thị điển hình và kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội, mang dáng dấp của các khu đô thị tại các nước phát triển, do Vinaconex đầu tư, tự thiết kế và thi công. Khu nhà ở cao tầng hỗn hợp N05 (Trung Hòa Nhân Chính) hay Dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh (giai đoạn 1) có diện tích lên tới 264.13 ha tại huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội cũng là những dự án nổi bật do Vinaconex tiên phong đầu tư và xây dựng tại Hà Nội.

Bên cạnh đó, VCG cũng sở hữu loạt tài sản có giá trị thông qua góp vốn: VCG có vốn đầu tư chi phối tại Công ty CP NEDI2, đơn vị đang vận hành nhà máy thủy điện Ngòi Phát – Lào Cai với tổng công suất 84MW. Nhà máy thủy điện Đăk Ba – Quảng Ngãi do VCG đầu tư xây dựng dự kiến sẽ được đi vào hoạt động vào cuối năm 2022 với công suất 30MW. Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ do VCG sở hữu 100% trên diện tích 2.4 ha đất tại khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, HN cũng là một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của Thủ đô.

Co nen tiep tuc mua co phieu nganh bat dong san?-Hinh-3

VCG có vốn đầu tư chi phối tại CTCP NEDI2, đơn vị đang vận hành nhà máy thủy điện Ngòi Phát – Lào Cai, công suất 84MW

Chưa kể bất động sản công nghiệp cũng đã được VCG khai thác từ lâu, với việc Khu công nghiệp công nghệ cao 2 – Khu CNC Hòa Lạc do VCG làm chủ đầu tư phát triển hạ tầng, đang hoạt động ổn định, đã đón thêm 2 nhà đầu tư trong năm 2021.

VCG cũng chủ trương thực hiện M&A các dự án bất động sản và dự án năng lượng tùy theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Với thương hiệu và uy tín đã được khẳng định ở các dự án lớn, Vinaconex có năng lực và kinh nghiệm triển khai các dự án bất động sản để sớm có dòng tiền, tối ưu hiệu quả đầu tư.

Các quỹ ETF có thể sẽ bổ sung cổ phiếu VCG trong kỳ rà soát tháng 12. Nếu được thêm vào danh mục, VCG chiếm 1% tỷ trọng danh mục VNM ETF với ước tính mua vào 1.9 triệu cp VCG. VCG khép tuần giao dịch 15-19/11 với mức giá 48,500 đồng/cp, tăng khoảng 7.3% so với tuần trước đó. Trong tuần có thời điểm VCG chạm mức 50,600 đồng/cp. Thanh khoản cũng tăng gấp nhiều lần so với trước đó.

Bất động sản nhà ở tiếp tục được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh giai đoạn 2022-2023 trong bối cảnh môi trường lãi suất thấp và nhu cầu nhà ở của người dân còn rất cao. World Bank (WB) dự báo sẽ có khoảng 1 triệu cư dân dịch chuyển tới các khu đô thị tại Việt Nam mỗi năm, dẫn đến nhu cầu cần thêm khoảng 374,000 căn hộ/năm. Savills dự báo Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh lần lượt cần 130,000 và 134,000 căn hộ mới mỗi năm.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là cơ hội với các phân khúc trong từng ngành rất khác nhau. Khi nhiều mã đã tăng nóng bằng lần trong thời gian ngắn vừa qua, nhà đầu tư được khuyến nghị dịch chuyển sang các mã cổ phiếu của những doanh nghiệp có nội tại tốt và bền vững.

Ngành GTVT giải ngân ở mức cao hơn bình quân chung cả nước

Trong 11 tháng năm 2022, khối lượng giải ngân của Bộ GTVT đạt khoảng 34.900 tỷ đồng, duy trì ở mức cao hơn bình quân chung cả nước.

Ngành GTVT giải ngân ở mức cao hơn bình quân chung cả nước
Báo cáo tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ giải ngân và tiến độ các dự án do Bộ GTVT quản lý vào cuối tháng 11/2022, ông Lưu Quang Thìn, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, dự kiến đến hết tháng 11/2022, Bộ GTVT giải ngân được 34.900 tỷ đồng, đạt 63,4% so với kế hoạch được bổ sung (69,4% so kế hoạch giao đầu năm).
“Theo số liệu của Bộ Tài chính, kết quả giải ngân hết tháng 11/2022 của Bộ GTVT (62,4%) duy trì ở mức cao hơn bình quân chung cả nước (Bộ Tài chính dự kiến cả nước giải ngân từ đầu năm đến hết tháng 11 khoảng 57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao)”, ông Thìn thông tin.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.