"Sát thủ diệt hạm" trên tàu LCS Mỹ khiến Trung Quốc khiếp sợ?

"Sát thủ diệt hạm" trên tàu LCS Mỹ khiến Trung Quốc khiếp sợ?

(Kiến Thức) - Việc nâng cấp các tàu chiến LCS với hệ thống tên lửa chống hạm tiên tiến NSM sẽ làm thay đổi hoàn toàn khả năng tác chiến của LCS.

Theo Navy Recognition, Hải quân Mỹ đang có ý định trao hợp đồng nâng cấp hệ thống vũ khí trên các  tàu chiến LCS của nước này cho công ty quốc phòng Kongsberg Defence & Aerospace AS (Kongsberg) Na Uy. Việc này được công bố sau khi kết thúc giai đoạn II việc thử nghiệm tên lửa chống hạm thế hệ thứ năm NSM (Naval Strike Missile) trên những chiếc LCS hoàn tất.
Theo Navy Recognition, Hải quân Mỹ đang có ý định trao hợp đồng nâng cấp hệ thống vũ khí trên các tàu chiến LCS của nước này cho công ty quốc phòng Kongsberg Defence & Aerospace AS (Kongsberg) Na Uy. Việc này được công bố sau khi kết thúc giai đoạn II việc thử nghiệm tên lửa chống hạm thế hệ thứ năm NSM (Naval Strike Missile) trên những chiếc LCS hoàn tất.
Các tàu chiến ven bờ lớp LCS gồm Freedom và Independence của Hải quân Mỹ vốn không hề được trang bị tên lửa chống hạm và chúng chỉ được trang bị các loại vũ khí phòng vệ tầm gần như hệ thống tên lửa phòng không trên hạm RIM-116 hoặc hải pháo Mk 110 57mm.
Các tàu chiến ven bờ lớp LCS gồm Freedom và Independence của Hải quân Mỹ vốn không hề được trang bị tên lửa chống hạm và chúng chỉ được trang bị các loại vũ khí phòng vệ tầm gần như hệ thống tên lửa phòng không trên hạm RIM-116 hoặc hải pháo Mk 110 57mm.
Và nếu được trang bị tên lửa NSM sẽ làm thay đổi đáng kể khả năng tác chiến của các tàu LCS có trong biên chế của Hải quân Mỹ hiện tại. Tuy nhiên quá trình này sẽ còn khá dài khi trên thực tế việc bắt đầu thử nghiệm NSM trên các tàu LCS đã được Mỹ thực hiện từ năm 2014 nhưng cho đến nay chúng vẫn chỉ trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
Và nếu được trang bị tên lửa NSM sẽ làm thay đổi đáng kể khả năng tác chiến của các tàu LCS có trong biên chế của Hải quân Mỹ hiện tại. Tuy nhiên quá trình này sẽ còn khá dài khi trên thực tế việc bắt đầu thử nghiệm NSM trên các tàu LCS đã được Mỹ thực hiện từ năm 2014 nhưng cho đến nay chúng vẫn chỉ trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
Dù vậy, việc phóng thử nghiệm thành công các tên lửa NSM trên các tàu LCS sẽ giúp Kongsberg sớm dành được hợp đồng cung cấp tên lửa chống hạm NSM, hệ thống ống phóng tích hợp và một số hợp đồng phụ khác. Dự kiến giai đoạn II của thử nghiệm NSM trên LCS sẽ kết thúc vào tháng 7/2018.
Dù vậy, việc phóng thử nghiệm thành công các tên lửa NSM trên các tàu LCS sẽ giúp Kongsberg sớm dành được hợp đồng cung cấp tên lửa chống hạm NSM, hệ thống ống phóng tích hợp và một số hợp đồng phụ khác. Dự kiến giai đoạn II của thử nghiệm NSM trên LCS sẽ kết thúc vào tháng 7/2018.
Tên lửa chống hạm NSM của Kongsberg cũng đã chứng mình khả năng của mình qua các đợt phóng thử nghiệm trên tàu khu trục lớp Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy trong đợt tập trận hải quân quốc tế RIM-2014 tại Thái Bình Dương và sau đó là trên tàu USS Coronado lớp Independence của Mỹ vào tháng 9/2014.
Tên lửa chống hạm NSM của Kongsberg cũng đã chứng mình khả năng của mình qua các đợt phóng thử nghiệm trên tàu khu trục lớp Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy trong đợt tập trận hải quân quốc tế RIM-2014 tại Thái Bình Dương và sau đó là trên tàu USS Coronado lớp Independence của Mỹ vào tháng 9/2014.
Theo Harald Ånnestad – người đứng đầu bộ phận công nghệ quốc phòng của Kongsberg cho biết, Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng các thử nghiệm và đánh giá tên lửa NSM trên các tàu LCS trong thời gian sắp tới. Hiện tại mẫu tên lửa chống hạm này không chỉ hoạt động tại Na Uy mà còn ở cả Ba Lan với các biến thể trên hạm và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển.
Theo Harald Ånnestad – người đứng đầu bộ phận công nghệ quốc phòng của Kongsberg cho biết, Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng các thử nghiệm và đánh giá tên lửa NSM trên các tàu LCS trong thời gian sắp tới. Hiện tại mẫu tên lửa chống hạm này không chỉ hoạt động tại Na Uy mà còn ở cả Ba Lan với các biến thể trên hạm và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển.
Naval Strike Missile (NSM) là mẫu tên lửa chống hạm thế hệ thứ 5 được Hải quân Na Uy đưa vào trang bị từ năm 2012, nó được Kongsberg phát triển để có thể triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau từ trên không, trên hạm cho đến các hệ thống chống hạm mặt đất.
Naval Strike Missile (NSM) là mẫu tên lửa chống hạm thế hệ thứ 5 được Hải quân Na Uy đưa vào trang bị từ năm 2012, nó được Kongsberg phát triển để có thể triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau từ trên không, trên hạm cho đến các hệ thống chống hạm mặt đất.
Phần thân của NSM được làm bằng vật liệu composite với thiết kế khí động học tối ưu giúp nâng cao xác suất đánh trúng mục tiêu và giảm thiểu tín hiệu bộc lộ của tên lửa. Tốc độ hành trình bay của NSM đến mục tiêu chỉ đạt ở mức cận âm tuy nhiên ở pha dẫn cuối nó lại thực hiện hành trình bay ngẫu nhiên và gây nhiễu điện điện tử gây khó khăn cho các hệ thống phòng không hạm tàu trong việc đánh chặn nó.
Phần thân của NSM được làm bằng vật liệu composite với thiết kế khí động học tối ưu giúp nâng cao xác suất đánh trúng mục tiêu và giảm thiểu tín hiệu bộc lộ của tên lửa. Tốc độ hành trình bay của NSM đến mục tiêu chỉ đạt ở mức cận âm tuy nhiên ở pha dẫn cuối nó lại thực hiện hành trình bay ngẫu nhiên và gây nhiễu điện điện tử gây khó khăn cho các hệ thống phòng không hạm tàu trong việc đánh chặn nó.
NSM có chiều dài 3,95m, nặng 410kg và có thể mang theo một đầu đạn nặng 125kg. Nó có tầm bắn tối đa là hơn 185km và được trang bị các hệ thống dẫn đường tiên tiến. Tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống sensor hồng ngoại thụ động có khả năng tự động phát hiện và nhận dạng mục tiêu hoặc tự lựa chọn ra một trong số mục tiêu nhất định.
NSM có chiều dài 3,95m, nặng 410kg và có thể mang theo một đầu đạn nặng 125kg. Nó có tầm bắn tối đa là hơn 185km và được trang bị các hệ thống dẫn đường tiên tiến. Tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống sensor hồng ngoại thụ động có khả năng tự động phát hiện và nhận dạng mục tiêu hoặc tự lựa chọn ra một trong số mục tiêu nhất định.

GALLERY MỚI NHẤT