“Sáp nhập Crimea, Nga có thể mất 200 tỷ USD“

(Kiến Thức) - Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga ước tính, nước này có thể thiệt hại 150-200 tỷ USD do các lệnh trừng phạt của phương Tây sau sự kiện sáp nhập Crimea.

“Sáp nhập Crimea, Nga có thể mất 200 tỷ USD“
Cựu Bộ trưởng Tài chính và giờ là Chủ tịch Ủy ban Các sáng kiến Dân sự, ông Alexei Kudrin nói rằng, mỗi năm họ sẽ đổ vào khoảng 6-7 tỷ USD để hỗ trợ phát triển cho Crimea. Theo ông này, trong vòng 3-4 năm tới, Moscow có thể thiệt hại chừng 600-700 tỷ USD do việc sáp nhập Crimea.
“Sap nhap Crimea, Nga co the mat 200 ty USD“
 Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga, ông Alexei Kudrin.
"Việc hỗ trợ cho Crimea phát triển sẽ tiêu tốn chừng 6-7 tỷ USD mỗi năm. Trong vòng 3 đến 4 năm tới, chúng ta sẽ thiệt hại tổng cộng 150-200 tỷ USD một cách trực tiếp và gián tiếp", ông Kudrin chia sẻ quan điểm trong hội nghị bàn tròn nhân dịp kỉ niệm 15 năm Tổng thống Putin lên làm lãnh đạo nước Nga.
Các thiệt hại gián tiếp mà ông Kudrin đề cập tới đó là những lệnh trừng phạt của phương Tây và sự thay đổi thái độ của các đối tác với nền kinh tế Nga. Trong khi đó, các tổn thất trực tiếp do sáp nhập Crimea là do các hạn chế tài chính liên quan tới những lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga.

Hơn 80% dân Crimea ủng hộ việc sáp nhập vào Nga

(Kiến Thức) - Chủ tịch Hội đồng Tối cao Crimea Vladimir Konstantinov cho biết, theo một cuộc thăm dò dư luận gần đây, hơn 80% người dân Crimea ủng hộ việc sáp nhập vào Nga.

Hơn 80% dân Crimea ủng hộ việc sáp nhập vào Nga
“Hơn 80% cư dân Crimea sẽ bỏ phiếu gia nhập vào Liên bang Nga. Đây là kết quả của cuộc khảo sát điều tra vừa mới được tiến hành hôm 9/3”, ông Konstantinov cho biết. Ông còn dự đoán một “kết quả khả quan” cho cuộc trưng cầu dân ý vào hôm 16/3 sắp tới mà sẽ quyết định tới vận mệnh của bán đảo tự trị này.
Các nhà chức trách cùng người dân ở Crimea lên tiếng rằng, họ không lo lắng tới chuyện Kiev có công nhận cuộc trưng cầu dân ý đó hay không. “Chúng tôi thậm chí còn vui mừng khi biết rằng, chính quyền ở Kiev từ chối công nhận tính hợp pháp của cuộc trưng cầu 16/3. Chúng tôi cũng không công nhận họ”, Chủ tịch quốc hội Crimea ông Vladimir Konstantinov trả lời các ký giải hôm 10/3.

Kế hoạch sáp nhập Crimea được lên từ năm 2004

(Kiến Thức) - Kế hoạch sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga đã được khởi động cách đây 10 năm trước, Thị trưởng thành phố Sevastopol Aleksey Chaly cho biết.

Kế hoạch sáp nhập Crimea được lên từ năm 2004
“Đúng, chúng tôi đã khởi động cho kế hoạch này vào năm 2004 và 2008. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tình hình vẫn chưa bước vào giai đoạn đỉnh điểm như hồi năm ngoái. Còn nhớ, năm ngoái Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã không ký Thỏa thuận Liên kết với Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó, các cuộc biểu tình nổ ra liên tiếp ở Quảng trường Maidan. Chúng tôi lúc đó cũng tích cực chuẩn bị cho phong trào chống Maidan bằng việc lập ra một nhà nước cộng hòa”, ông Chaly cho hay.
Người dân Crimea đổ ra đường ăn mừng sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập Nga được công bố.
Người dân Crimea đổ ra đường ăn mừng sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập Nga được công bố.
Ông nói thêm rằng, tiếp sau các sự kiện ở Quảng trường Maidan, tình hình ở Crimea bắt đầu nóng dần lên. Ông này còn cho biết, sau khi Liên Xô sụp đổ, ông đã khởi động chiến dịch chống lại việc bỏ phiếu về nền độc lập của Ukraine trong cuộc trưng cầu dân ý.

Chuyên gia Mỹ: Phương Tây nhận thức lại việc Ukraine mất Crimea

(Kiến Thức) - Cựu chủ tịch Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ (NNSA) Linton Brooks tuyên bố phương Tây nên nhận thức rõ việc Ukraine đã mất Crimea.

Chuyên gia Mỹ: Phương Tây nhận thức lại việc Ukraine mất Crimea
Cựu chủ tịch Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ (NNSA) Linton Brooks khi trình bày báo cáo về mối quan hệ giữa Nga và Mỹ ở 1 hội nghị gần đây đã tuyên bố phương Tây nên nhận thức rõ việc Ukraine mất Crimea.
Theo ý kiến của các nhà phân tích, không có cách nào để Crimea quay về với Ukraine và sớm hay muộn thì phương Tây cũng cần đưa ra thái độ cho vấn đề này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.