Ký kết Hiệp ước đối tác chiến lược Mỹ- ASEAN

(Kiến Thức) - Các nguồn tin nói với tạp chí The Diplomat rằng Mỹ-ASEAN sẵn sàng ký kết hiệp ước đối tác chiến lược mới vào cuối tuần này ở Malaysia.

Ký kết Hiệp ước đối tác chiến lược Mỹ- ASEAN
Chính quyền Obama đã tăng đáng kể cam kết của Mỹ với ASEAN, thông qua việc bổ nhiệm đại sứ Mỹ đầu tiên tại ASEAN thường trú ở Jakarta và  tiến hành hội nghị cấp cao hàng năm giữa tổng thống  Mỹ và các nhà lãnh đạo ASEAN.
Sap ky ket Hiep uoc doi tac chien luoc My- ASEAN?
Các cuộc thảo luận về  quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN đã được tiến hành trong nhiều năm qua  và đàm phán về các chi tiết cụ thể đã được thực hiện trong hầu hết năm 2015.  
Việc nâng quan hệ Mỹ-ASEAN lên tầm đối tác chiến lược sẽ là một thành công, khi Tổng thống Barack Obama đang tiến đến năm cuối cùng ở Nhà Trắng  và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang chuẩn bị cho ra mắt Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm nay.
Các cuộc thảo luận về  quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN đã được tiến hành trong nhiều năm qua  và đàm phán về các chi tiết cụ thể đã được thực hiện trong hầu hết năm 2015.  Sau cuộc đối thoại ASEAN-Mỹ lần thứ 28 tại thủ đô Washington hồi tháng 5/2015, các quan chức Mỹ tiết lộ rằng hai bên đang tích cực làm việc để nâng quan hệ Mỹ-ASEAN lên tầm đối tác chiến lược vào thời điểm diễn ra Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) trong tháng 11/2015.
Trong một cuộc họp báo trước chuyến đi của Tổng thống Obama đến Philippines tham dự Hội nghị cấp cao APEC và đến Malaysia  để tham dự Hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN cũng như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) vào cuối tuần này, Trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel nói với báo giới:  "Chúng tôi đã sẵn sàng nâng quan hệ Mỹ-ASEAN lên cấp độ cao hơn”.  Các quan chức  Mỹ cho biết các chi tiết đã được hoàn thiện và  hiệp ước mới sẽ được ký kết sau cuộc tham vấn Mỹ-ASEAN tại Kuala Lumpur vào cuối tuần này.
Theo tạp chí The Diplomat,  hiệp ước mới sẽ định hình quan hệ Mỹ-ASEAN trong 5 năm tới, đề  ra kế hoạch hành động nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ song phương cũng như các lĩnh vực ưu tiên hợp tác không chỉ song phương mà  còn về các vấn đề khu vực, toàn cầu và xuyên quốc gia.
Mặc dù  Mỹ  và ASEAN đã  làm việc với nhau về  một số vấn đề bức xúc trong quá trình tham vấn - từ  đánh cá, buôn bán  bất hợp pháp đến biến đổi khí hậu, hiệp định đối tác chiến lược mới sẽ mang lại nền tảng cấu trúc cũng như danh sách các biện pháp cụ thể mà thông qua đó, hai bên có thể thúc đẩy hợp tác.
Một quan chức Mỹ, yêu cầu không nêu tên, nói với tạp chí The Diplomat:  "Chúng tôi coi hiệp định mới này là phương thức hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai”.
Ngoài việc thúc đẩy hợp tác, các quan chức Mỹ cũng nhấn mạnh rằng quan hệ đối tác chiến lược cũng là một cơ hội để bắt đầu một giai đoạn mới của quan hệ Mỹ-ASEAN, với tầm nhìn hướng tới  việc hình thành một Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm nay.
Hiệp định mới này chính là việc hệ thống hóa những gì đã đạt được và nâng quan hệ Mỹ-ASEAN lên tầm cao mới. Chính quyền Obama rất chú trọng việc thể chế hóa những gì đã đạt được trong chính sách Châu Á của Mỹ, trong đó có việc ký kết các hiệp ước  đối tác chiến lược toàn diện.

Philippines kêu gọi hải quân ASEAN bảo vệ biển đảo

(Kiến Thức) - Phát biểu trước các vị lãnh đạo hải quân Đông Nam Á, Tổng thống Aquino nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ “các vùng biển chung” và đảm bảo tự do hàng hải.

Philippines kêu gọi hải quân  ASEAN bảo vệ biển đảo
Tổng thống Philippines Aquino.
 Tổng thống Philippines Aquino.
Tổng thống Philippines Aquino nhấn mạnh với các vị chỉ huy hải quân rằng lúc này là thời điểm đòi hỏi các quốc gia trong khu vực tìm kiếm các biện pháp để “mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác” trên biển.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần
Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Những dấu hiệu cho thấy phiến quân IS ngày càng tuyệt vọng?

(Kiến Thức) - Tấn công khủng bố ở Paris, Beirut, Baghdad và đánh bom máy bay chở khách Nga là  dấu hiệu cho thấy tổ chức khủng bố IS ngày càng tuyệt vọng.

Những dấu hiệu cho thấy phiến quân IS ngày càng tuyệt vọng?

Trang web Atlantico của Pháp dẫn lời các chuyên gia tình báo cho hay, các vụ tấn công khủng bố của phiến quân IS tại Paris (Pháp), Beirut (Lebanon) và Baghdad (Iraq) cùng vụ máy bay Nga rơi ở Ai Cập do bị khủng bố gài bom là dấu hiệu cho thấy tổ chức khủng bố IS đang ngày càng tuyệt vọng.

Nhung dau hieu cho thay phien quan IS ngay cang tuyet vong?
Phiến quân IS đe dọa tấn công các thủ đô phương Tây. 
Phiến quân IS đang thay đổi chiến lược của chúng, tiến hành các vụ tấn công nhằm vào dân thường ngoài khu vực Trung Đông.
“Các chiến dịch quân sự của lực lượng Nga tại Syria và của nhóm người Kurd tại Iraq làm suy yếu đáng kể sức mạnh của nhóm IS và nhiều tổ chức Hồi giáo khác. Điều này khiến các thủ lĩnh khủng bố Salafist xem xét lại chiến lược của chúng để chứng minh “khả năng” tạo vấn đề trên toàn thế giới”, chuyên gia tình báo người Pháp Alain Chouet nhận định.
Theo Chouet, vụ khủng bố liên hoàn ở Paris tiếp diễn sau khi (nhóm khủng bố phá hủy) máy bay Nga tại Ai Cập và thực hiện các vụ tấn công trực tiếp nhằm vào người Shiite ở Beirut và Baghdad. Không còn nghi ngờ ngoài việc đây là sự mở màn cho những vụ tấn công khác nhằm vào các thành viên phương Tây trong liên minh chống IS. Nhóm khủng bố này sẽ cố gây gia tăng căng thẳng và thù hận giữa các cộng đồng Hồi giáo ở Châu Âu và các quốc gia khác mà chúng đang hiện diện.
Cựu nhân viên tình báo Pháp kiêm chuyên gia chống khủng bố Alain Rodier nhấn mạnh rằng những gì xảy ra tại Paris củng cố giả thuyết IS đang thay đổi chiến thuật.
Trước đó, phong trào Hồi giáo cực đoan này tập trung vào cuộc chiến tại Iraq và Syria cũng như ở “vùng ngoại ô” như Sinai, Libya, Afghanistan và Nigeria. Nhưng hiện giờ chúng đang thay đổi chiến thuật, tìm cách khẳng định sự tồn tài bằng cách reo rắc nỗi sợ hãi cho những “người ngoại đạo”.
Song, Rodier nói rằng “IS đã gặp nhiều thất bại trong mặt trận Syria-Iraq” và “đang trên bờ vực bị đánh bại”.
Theo Rodier, Pháp đang “ở trong cuộc chiến với các tổ chức Hồi giáo cực đoan (al-Qaeda và IS) và nhân dân chúng ta cần hiểu điều này rõ ràng”.
“Điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân, tác động đến nền kinh tế. Chúng ta sẽ trở thành mục tiêu của khủng bố và do vậy cần có những hành động ứng phó thích hợp, ít nhất hiện tại cần gạt sự chia rẽ chính trị sang một bên. Chúng ta cần phải cho thấy sự phản kháng”, Rodier nhận định.
Chuyên gia Chouet kết luận rằng cuộc chiến này không chỉ được tuyên bố trong hôm nay mà đã bắt đầu từ khi Pháp chấp nhận sự tồn tại của các tổ chức Hồi giáo Salafist có vũ trang ở Trung Đông và cuộc chiến sẽ tiếp diễn cho tới khi chúng ta thực hiện hành động mang tính quyết định tiêu diệt bọn chúng, với sự hỗ trợ của các đối tác ở các quốc gia Ả-rập và Hồi giáo.
Đề cập đến sự nguy hiểm của việc phiến quân IS giả làm người tị nạn và dân nhập cư để vào Châu Âu, vị chuyên gia tình báo nhấn mạnh rằng: “Cho đến thời điểm hiện tại, IS chưa lợi dụng làn sóng nhập cư bởi việc này với chúng quá mạo hiểm. Tuy nhiên, trong bối cảnh bọn khủng bố đang mất dần lãnh thổ và cảm thấy bị đe dọa, chúng ta không thể loại trừ bất biện pháp nào mà chúng có thể sử dụng”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.