Sập cầu Ghềnh, nên làm nhanh đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Sập cầu Ghềnh, con đường độc đạo Bắc - Nam của đường sắt ngưng trệ. Nhiều bạn đọc đặt vấn đề sao không đẩy tiến độ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Từ sự cố sập cầu Ghềnh dẫn đến những trì trệ về việc vận chuyển hành khách, hàng hóa hay chuyện toa tàu trật bánh, chuyện sà lan đâm cầu Bình Lợi làm ách tắc tuyến đường sắt Bắc - Nam hoặc lũ lụt thường xuyên làm ngưng trệ các chuyến tàu, nhiều người đặt câu hỏi liệu tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam có thể làm sớm hơn hay không?
Được xây dựng từ thời Pháp thuộc, tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu có chiều dài 1.726km, khổ 1m. Tiêu chuẩn kỹ thuật và vận tốc tàu thấp. Tại một số nút thắt chỉ có thể khai thác 18 đôi tàu/ngày đêm.
Sap cau Ghenh, nen lam nhanh duong sat toc do cao Bac - Nam?
 
Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8-2015, phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được nghiên cứu đến năm 2020. Năm 2030 sẽ triển khai xây dựng theo khả năng huy động vốn.
Nhiều khó khăn
Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong, nhu cầu mở rộng đường sắt là có thật và đã được nói đến từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, những khó khăn và sức ép hiện hữu cho thấy chưa thể xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao.
“Để xây dựng tuyến đường sắt mới cần phải khảo sát, tính toán rất kỹ lưỡng, chi tiết về mặt kỹ thuật, thời gian này có thể mất vài năm. Nếu không quy hoạch kỹ sẽ gây lãng phí lớn. Vì vậy sẽ mất rất nhiều thời gian để có được một sơ đồ đường sắt mới tối ưu” - TS Nguyễn Minh Phong nói.
Bên cạnh đó, vấn đề vốn đầu tư là “nút thắt” chính của dự án trong bối cảnh những khó khăn của ngân sách, trần nợ công đóng…
Mặt khác, khả năng khu hồi vốn trong việc đầu tư cho tuyến đường sắt mới là khá chậm.
Cân nhắc tất cả yếu tố kể trên, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng “đến năm 2030 mà triển khai xây dựng là khả quan rồi, so với những sức ép hiện tại và tính toán cả nhu cầu vận chuyển hàng hóa Bắc - Nam bằng đường sắt”.
Đồng tình với TS Nguyễn Minh Phong, một chuyên gia về giao thông đánh giá vấn đề khó khăn nhất vẫn là kinh phí xây dựng bởi đây là dự án rất lớn, cần một nguồn vốn khổng lồ để đầu tư.
Theo chuyên gia này, với Việt Nam nhu cầu xây dựng thêm tuyến đường sắt tốc độ cao, bên cạnh tối ưu hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam đã có là vô cùng cần thiết.
“Về nhu cầu, có thể khẳng định là rất cần thiết. Vấn đề còn lại chính là tiền đâu để làm? Nếu có đủ vốn thì tiến độ của dự án chắc sẽ nhanh hơn. Các nước đều có tuyến đường sắt tốc độ cao rồi, VN cũng không nằm ngoài xu thế. Tuy nhiên, cái khó là "vốn đầu tư”- chuyên gia này nêu quan điểm.
Theo chuyên gia kinh tế, ngành giao thông đang có những dự án rất lớn, cần nguồn kinh phí lớn như dự án sân bay Long Thành, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và hàng loạt tuyến đường bộ cần sửa chữa, xây mới… Do đó cần có sự cân nhắc kỹ về lượng tiền dàn trải cho các dự án.
“Năng lực vận chuyển, tính an toàn của phương tiện vận chuyển đường sắt là rất cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn tiền còn hạn chế mà phải đầu tư lớn thì rất khó” - chuyên gia này nhận định.
Huy động vốn xã hội hóa thế nào?
Về việc huy động vốn xã hội hóa để xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng có thể làm được nhưng phải cân nhắc nhiều yếu tố.
“Trước hết, đây là tuyến đường liên kết, thống nhất, không thể “cắt khúc, bán đoạn được”. Dự án đường sắt khác hoàn toàn với đường bộ ở điểm này, không thể huy động vốn kiểu chia ra từng đoạn để bên đầu tư thu phí đoạn mà họ đầu tư được”, TS Nguyễn Minh Phong nói.
Do đó, việc huy động vốn tư nhân có thể tiến hành bằng việc thành lập công ty cổ phần, bao gồm Nhà nước và các đối tác Chính phủ lẫn tư nhân trên nền một dự án thống nhất.
Cách xã hội hóa thứ hai là bán thầu những gói dịch vụ hoặc những tuyến du lịch.
Bên cạnh đó, phải có cơ chế để doanh nghiệp tự đề xuất, trên cơ sở một nền đường sắt chạy thống nhất, tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất.
Mặt khác, chuyên gia của một trường ĐH xây dựng đưa ra ví dụ về sự tham gia khá mạnh mẽ của tư nhân trong tập đoàn đường sắt quốc gia Pháp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề này không phải dễ thực hiện.
Cần làm rõ nhiều vấn đề
Trao đổi với TTO, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết mong muốn thì rất nhiều nhưng phải nghiên cứu để làm rõ nhiều vấn đề theo yêu cầu của các cơ quan của Quốc hội.
“Trước hết phải xác định tính khả thi, lộ trình xây dựng, khả năng huy động nguồn vốn bởi đây là dự án cần nguồn vốn rất lớn, tác động đến nợ công… để báo cáo Quốc hội” - Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chia sẻ thêm “đang phấn đấu” để sau năm 2020 sẽ tiến hành xây dựng và đưa những tuyến đầu tiên vào khai thác trước năm 2030.
Về vấn đề kinh phí đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết theo kinh nghiệm của các nước, phần lớn vẫn là nguồn lực Nhà nước đầu tư hạ tầng. Bên cạnh đó, cũng có thể kêu gọi tư nhân đầu tư ở một số lĩnh vực phù hợp như quản lý khai thác thương mại tại một số nhà ga.

Ga Sóng Thần ùn tắc kinh hoàng vì sà lan tông sập cầu Ghềnh

(Kiến Thức) - Sau khi sự cố sà lan tông sập cầu Ghềnh xảy ra, tại ga Sóng Thần mỗi ngày bị ùn tắc 180 tấn hàng. 

>>> Clip hiện trường cầu Ghềnh bị đâm sập:

Liên quan đến sự cố sà lan tông sập cầu Ghềnh xảy ra vào trưa 20/3 khiến tuyến đường sắt Bắc – Nam bị tê liệt. Tại ga Sóng Thần (Bình Dương) đã ngưng tiếp nhận hàng hoá chuyển đi đến các khu vực miền Trung và miền Bắc. Một lượng lớn hàng hóa đã nhận, xếp lên 18 toa hàng tàu Hoa Lâm đã bị kẹt lại. Theo ước tính, 18 toa này vận chuyển gần 550 tấn hàng.

Trao đổi với PV, bà Bà Trần Thị Thư – Trạm trưởng vận tải hàng hóa ga Sóng Thần cho biết, theo kế hoạch, số lượng hàng hoá bị tắc lại ga Sóng Thần sẽ được chuyển bằng đường bộ xuống ga Hố Nai rồi chuyển đi miền Trung và miền Bắc. Vì thời gian chậm lại, thế nên khách hàng nào có nhu cầu lấy lại hàng để vận chuyển bằng phương tiện khách sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhất.

Ga Song Than un tac kinh hoang vi sa lan dam sap cau Ghenh
Bà Trần Thị Thư trao đổi với PV. 

Cũng theo bà Thư cho biết, sau sự cố cầu Ghềnh bị đâm sập, mỗi ngày ga Sóng Thần bị ùn tắc 180 tấn hàng hoá. Ngoài ra nhiều nhân viên đang làm việc tại ga phải tạm nghỉ làm vì không có việc.

“Mỗi ngày ga Sóng Thần tiếp nhận và gửi đi trên dưới 180 tấn hàng hóa. Việc vận chuyển hàng hóa của chúng tôi sẽ bị gián đoạn trong một thời gian dài, e rằng sau khi khắc phục cũng khó có lại những khách hàng này như trước”. – bà Thư lo lắng.

Ga Song Than un tac kinh hoang vi sa lan dam sap cau Ghenh-Hinh-2
Để khắc phục được sự cố sập cầu Ghềnh, phải mất ít nhất 3 - 5 tháng. 

Được biết, ga Sóng Thần là nơi vận tải hàng hóa bằng đường sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ, là nợi tập kết hàng hóa của TP HCM, TP Biên Hòa (Đồng Nai), tỉnh Bình Dương và các tỉnh miền Tây.

Trong chiều tối 21/3, tổ công tác thuộc Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển (Portcoast) đã xác định được vị trí dầm cầu Ghềnh bị đâm sập. Cơ quan chức năng đang họp bàn để đưa ra kế hoạch khắc phục, sữa chữa cầu Ghềnh nhằm thông tuyến đường sắt Bắc – Nam.

Theo ước tính, để khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh sẽ mất từ 3 – 5 tháng.

Lái tàu gây thảm nạn sập cầu Ghềnh khai gì?

(Kiến Thức) - Điều khiển tàu kéo đẩy sà lan tông sập cầu Ghềnh nhưng không có bằng lái, khi vào sát cầu gặp nước chảy siết các đối tượng đã không thể xử lý…

Ngày 22/3, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự Phan Thế Thượng (52 tuổi), Trần Văn Giang (36 tuổi, cùng quê Sóc Trăng) và Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, quê tỉnh Bạc Liêu) để tiếp tục điều tra, hoàn tất hồ sơ khởi tố bị can liên quan đến vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh.
Lai tau gay tham nan sap cau Ghenh khai gi?
3 nghi can liên quan đến vụ tai nạn sà lan tông sập cầu Ghềnh 

Nửa đêm gọi cửa rồi giở trò đồi bại với vợ chủ đò

Nửa đêm kêu cửa chủ đò đưa qua sông, gã đàn ông 35 tuổi thấy chỉ có vợ chủ đò ở nhà nên đã hiếp dâm nạn nhân.

Ngày 22/3, Công an thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) cho biết, vẫn đang tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Sol (35 tuổi, trú ấp Long Hưng 1, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, Hậu Giang) về hành vi hiếp dâm.

Đọc nhiều nhất

Ùn tắc giao thông… không phải do Nghị định 168

Ùn tắc giao thông… không phải do Nghị định 168

Sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. TNGT giảm cả 3 tiêu chí, ý thức chấp hành quy định về giao thông đã được nâng cao hơn trước…

Tin mới