'Sẵn sàng hoan nghênh đối thoại Mỹ-Triều Tiên ở Việt Nam'

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói rằng Việt Nam hoan nghênh mọi động thái hòa giải Mỹ - Triều cũng như việc lãnh đạo 2 nước có thể gặp nhau ở Việt Nam.

'Sẵn sàng hoan nghênh đối thoại Mỹ-Triều Tiên ở Việt Nam'
Trả lời câu hỏi của đài SBS Australia về khả năng Việt Nam có thể được chọn là địa điểm cho cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam sẵn sàng hoan nghênh khả năng này.
“Nếu họ chọn Hà Nội hay bất cứ nơi nào ở Việt Nam thì chúng tôi đều hoan nghênh. Chúng tôi có quan hệ ngoại giao với cả hai nước”, Phó thủ tướng nói trong cuộc phỏng vấn tại Sydney (Australia) hôm 18/3.
Cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim dự kiến diễn ra vào tháng 5 nhưng địa điểm vẫn chưa tiết lộ. Ảnh: AFP.
Cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim dự kiến diễn ra vào tháng 5 nhưng địa điểm vẫn chưa tiết lộ. Ảnh: AFP. 
Ông cho biết Việt Nam hoan nghênh mọi động thái hòa giải giữa hai nước. “Chúng ta đều muốn hòa bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên. Bất cứ bước nào giúp điều đó chúng tôi đều hoan nghênh. Chúng tôi hoan nghênh đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo của Triều Tiên và Mỹ”.
Trong cuộc phỏng vấn, Phó thủ tướng cũng nêu rõ những tiến triển nhờ việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Australia, được coi là bước tiến lớn trong quan hệ hai nước.
Về vấn đề Biển Đông, Phó thủ tướng nêu rõ quan điểm “các nước cần tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có công ước Liên Hợp Quốc về luật biển”. “Mọi hành động mà làm biến đổi nguyên trạng ở Biển Đông thì sẽ đều bị lên án. Bởi vì nó đi ngược lại với tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC)… Đây không chỉ là quan điểm của Việt Nam mà còn là quan điểm của ASEAN”.
Khi được hỏi về việc các nước trong khu vực đang đề xuất việc tuần tra chung trên biển, Phó thủ tướng nói: “Chúng tôi hoan nghênh tất cả các bên, các quan điểm mà tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng công ước luật biển, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình ở khu vực”.

Hé lộ cuộc sống ít ai ngờ của binh sĩ Triều Tiên

(Kiến Thức) - Một nhiếp ảnh gia giấu tên đã chụp được những bức ảnh hiếm hoi phần nào tiết lộ cuộc sống ít ai ngờ của binh sĩ Triều Tiên.

Hé lộ cuộc sống ít ai ngờ của binh sĩ Triều Tiên
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien
Tờ Mirror (Anh) mới đây đăng tải loạt ảnh về các binh sĩ Triều Tiên được một nhiếp ảnh gia giấu tên chụp trong chuyến thăm đất nước bí ẩn này gần đây. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-2
Những bức hình phần nào cung cấp cho độc giả cái nhìn chân thực về lực lượng quân đội Triều Tiên, chắc hẳn sẽ khác xa so với nhiều người tưởng tượng. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-3
 Hai binh sĩ Triều Tiên ngồi đánh cờ. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-4
“Những người lính Triều Tiên dường như không ở trong tinh thần sẵn sàng (chiến đấu), ngay cả tại khu vực biên giới với Hàn Quốc”, nhiếp ảnh gia giấu tên cho hay. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-5
“Về cơ bản, năng lực quân sự của Triều Tiên vẫn yếu hơn nhiều so với Hàn Quốc và Mỹ”, nhiếp ảnh gia nói thêm. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-6
 Các binh sĩ tự tay sửa xe. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-7
Xe chạy bằng củi ở Triều Tiên. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-8
Binh sĩ Triều Tiên tranh thủ nằm ngủ ngay trên xe. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-9
  Một số nam và nữ quân nhân Triều Tiên mặc quân phục. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-10
Nữ binh sĩ Triều Tiên đi giày cao gót trong khi làm nhiệm vụ. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-11
Những bức ảnh này được chụp khi nhiếp ảnh gia trên hành trình tới Núi Kumgang, thành phố cảng Wonsan, thành phố Nampo và thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-12
Nữ binh sĩ Triều Tiên trao đổi với một người đàn ông. Ảnh: Mirror. 

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Triều Tiên từng khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa được bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư.

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.

Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.
 Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.

Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.
 Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.

Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.
Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.

Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.
 Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.

Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.
Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.

Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.
 Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.

Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.
 Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Mời độc giả xem video: Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Mỹ.

Ảnh mới nhất chưa từng tiết lộ về cuộc sống ở Triều Tiên

(Kiến Thức) - Những bức ảnh được chụp vào khoảng thời gian nửa cuối tháng 11/2017 phần nào hé mở cuộc sống của người dân ở miền duyên hải Triều Tiên.

Ảnh mới nhất chưa từng tiết lộ về cuộc sống ở Triều Tiên
Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.
 Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.
Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI.
Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI. 
Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.
Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.
Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.
Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.
 Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.
Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.
Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.
Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.
Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.