Sâm tươi Hàn Quốc giá 500.000 đồng/kg?

Được rao bán là do lấy tận nơi sản xuất nên có giá thành rẻ khiến nhiều người nhẹ dạ, cả tin đặt mua các loại "sâm tươi Hàn Quốc" trên mạng xã hội với giá chỉ từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng/kg.

Chỉ cần gõ cụm từ "sâm tươi Hàn Quốc" lên các trang mạng xã hội, hàng loạt các thông tin về loại sâm này được gửi đến khách hàng. Đáng chú ý, sâm tươi Hàn Quốc được chủ các cơ sở rao bán chỉ với giá 500.000 đồng/kg với loại 6 củ/kg. Với các loại 4 củ/kg, giá sâm cũng chỉ dao động từ 550.000 đồng đến 600.000 đồng/kg.

Sam tuoi Han Quoc gia 500.000 dong/kg?
 Hình ảnh sâm tươi Hàn Quốc được rao bán với giá 500.000 đồng đến 600.00 đồng/kg.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều khách hàng không khỏi bất ngờ là sản phẩm họ nhận được lại không phải là sâm tươi Hàn Quốc như quảng cáo mà lại là một loại củ có hình dáng tương tự. Nhiều khách hàng đã chủ quan không kiểm tra hàng hoặc nhờ nhận hộ đã không khỏi bức xúc khi rơi vào tình huống này.

Sam tuoi Han Quoc gia 500.000 dong/kg?-Hinh-2
Anh Thiết nhận được đương quy khi đặt mua sâm tươi để ngâm rượu.

Chị Nguyễn Hải Lan (41 tuổi, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) bức xúc cho biết: "Cách đây 2 tuần tôi đã đã đặt sâm từ trang fanpage "Sâm tươi Hàn Quốc 580.000". Tôi đang đi làm nên nhờ con gái nhận hộ nhưng khi về kiểm tra thì lại không phải là củ sâm Hàn Quốc như trước đây tôi đã từng mua. Thái ra cũng không hề có mùi vị tương tự. Tôi rất bức xúc nhưng không biết kêu ai chỉ tại mình chủ quan khi không kiểm tra kỹ hàng".

Chuẩn bị ngâm bình rượu sâm ăn Tết nhưng anh Nguyễn Văn Thiết (số 11, ngõ 32, Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội) như "ngã ngửa" khi sản phẩm nhận được lại là đương quy. Anh Thiết cho biết: "Tôi rất bức xúc khi mình đã bị lừa. Củ mà tôi nhận được chỉ là đương quy trong khi quảng cáo là nhân sâm Hàn Quốc. Đáng nói, trang này không hề có địa chỉ và số điện thoại cụ thể".

Sam tuoi Han Quoc gia 500.000 dong/kg?-Hinh-3
Trang fanpage được nhiều khách hàng phản ánh bị lừa đảo khi "treo sâm Hàn Quốc bán đương quy miền Nam".

Lần theo địa chỉ mà chị Lan cung cấp, qua quá trình tìm hiểu chúng tôi phát hiện hầu hết các hình ảnh mà những fanpage cung cấp đều là giả mạo. Một trong những hình ảnh được các trang fanpage này thường xuyên sử dụng là các nghệ sĩ nổi tiếng cùng sản phẩm. Theo hoa khôi doanh nhân Hương Hoàng: "Tôi chưa từng bán một kg sâm nào với giá như vậy. Tất cả các hình ảnh và thông tin trên đều là giả mạo".

Chị Trương Thị Tranh (SN 1991, ở Xuân Hùng, Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng), một đầu mối cung cấp sâm Hàn Quốc lâu năm cho biết: "Những trang fanpage nào bán sâm với giá 500.000 đồng đến 600.000 đồng là chiêu thức lừa đảo của người bán bởi vì sâm Hàn Quốc giá thấp nhất cũng rơi vào tầm 1.000.000 đồng/kg loại bé.

Sam tuoi Han Quoc gia 500.000 dong/kg?-Hinh-4
Củ đương quy tươi tuy có hình dáng tương tự nhưng giá chỉ 70.000 đồng đến 80.000 đồng/kg.

Còn loại 6 củ sẽ rơi vào khoảng 2.000.000 đồng đến 2.200.000 đồng/kg. Nhiều trang lừa đảo đi lấy hình ảnh sâm thật của bên tôi cũng như các trang khác để quảng cáo sản phẩm khiến khách hàng tin đó là thật. Thậm chí, nhiều nơi, khi sâm được giao đến thì khách hàng không được kiểm tra hàng nên rất nhiều khách đã bị lừa. Thông thường, nó sẽ giả sâm đương quy để gửi đi lừa khách bởi sâm đương quy của Việt Nam chỉ khoảng 70.000 đồng – 80.000 đồng/kg".

Đồng quan điểm với chị Chanh, chị Nguyễn Thị Hòa (27 tuổi, Lộc Hà, Hà Tĩnh), là nhân công trực tiếp hái sâm ở nông trường Geasan, Hàn Quốc tâm sự: "Vùng sâm chuẩn Geasan tương tự như vùng trồng chè ở Việt Nam vậy. Tuy nhiên, giá tận vườn đã rơi vào 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng/kg. Tuyệt đối, không thể có giá 500.000 đồng /kg được. Mình đã từng gửi sâm về cho bố mẹ. 500.000 đồng chỉ đủ giá vận chuyển".

Chia sẻ với PV báo Gia đình & Xã hội, lương y Nguyễn Thị Lý, Hội Đông y Hà Tĩnh nêu rõ: "Sâm tươi Hàn Quốc 500.000 đồng/kg thì không thể có sâm thật được. Theo hình ảnh cung cấp thì đó chính là củ đương quy. Đây là đương quy nam.

Nhân sâm là loài thảo dược quý hiếm và rất khó trồng, có tên khoa học là (Panax Ginseng) là một vị thuốc quý của y học cổ truyền và được xếp hạng vào 1 trong 4 loại thảo dược quý hiếm "sâm - nhung - quế - phụ" của Đông Y từ hàng ngàn năm trước.

Đương quy đa phần có tác dụng bổ huyết và không thể có những tác dụng như sâm và không phải ai cũng dùng được đương quy. Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai dùng đương quy thì có thể gây sảy thai. Người viêm loét hệ tiêu hóa thì tuyệt đối không thể sử dụng. Không chỉ vậy, nếu để hỏng, dập thì đương quy tươi dễ rất dễ bị mốc thối chuyển từ thuốc bổ sang thuốc độc. Sâm tươi Hàn Quốc giá rẻ nhất cho loại 10 củ cũng sẽ phải từ 1.500.000 đồng/kg nên khách hàng tuyệt đối không được cả tin, tiền mất tật mang".

"Nếu khách hàng kỹ lưỡng hơn có thể dễ dàng nhận biết đương quy và sâm. Sâm tươi Hàn Quốc có màu nhạt hơn hẳn đương quy. Lượng rễ nhánh cũng ít hơn. Vỏ ngoài trơn tru và ít có các u sần còn đương quy thì ngược lại", lương y cho biết thêm.

Tết đang đến gần, nhu cầu mua sâm để ngâm rượu, quà biếu hay chăm sóc sức khỏe đang tăng cao. Tuy nhiên, người dân cần tỉnh táo, lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín, kiểm tra hàng hóa kỹ, tham khảo giá nhiều kênh để tránh tiền mất, tật mang.

Hoang mang vì sâm tiền tỷ 'quốc bảo' bán tràn lan trên mạng

Sâm Ngọc Linh đã có thương hiệu nên giá sâm củ được bán khá đắt, đến vài chục triệu đồng/1kg sâm củ tươi.

Vì vậy, hiện nay, sâm Ngọc Linh giả đang bị một số đối tượng trộn lẫn với sâm Ngọc Linh thật rao bán trên mạng xã hội khiến người dân không biết đâu là thật, đâu là giả.

Họ mong muốn ngành chức năng cần có sự kiểm soát, quản lý, xử lý nghiêm để bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.

“Ma trận” sâm Ngọc Linh thật-giả

5 chiếc lá khô queo được bán với giá 200.000 đồng

Nếu như củ của loại cây này có giá lên đến cả tỷ đồng/kg đối với loại củ khổng lồ; hạt có giá từ 70-200.000 đồng/hạt thì lá của nó khi sấy khô được bán với giá lên tới 150 triệu đồng/kg.

Thời gian gần đây, thông tin 5 chiếc lá khô được bán với giá 200.000 đồng tại một triển lãm khiến nhiều người bất ngờ. Theo tìm hiểu của PV, đây là lá của cây sâm Ngọc Linh – một loại sâm được coi là đắt nhất thế giới có nguồn gốc từ ngọn núi Ngọc Linh nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum và giáp ranh với tỉnh Quảng Nam.

Theo chị Nguyễn Bích Ngọc – chủ cửa hàng chuyên bán đồ dược liệu ngâm rượu ở Kon Tum thì thân rễ và củ sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa tới 20 loại chất khoáng vi lượng, 17 loại acid amin cùng với 0,1% hàm lượng tinh dầu. Vì vậy, sâm Ngọc Linh thường được dùng để chế biến các món ăn hoặc đồ uống nhằm chống lại tình trạng suy nhược tinh thần, giảm stress.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.