"Sấm sét di động" chiến trường (1): "Hoàng đế" pháo Đức PzH-2000

(Kiến Thức) - Với tốc độ bắn cực nhanh, tầm bắn xa, cơ động cao, pháo tự hành PzH 2000 được xem là thiết kế "đỉnh của đỉnh" ngành công nghiệp quốc phòng Đức.

"Sấm sét di động" chiến trường (1): "Hoàng đế" pháo Đức PzH-2000
Ngày nay, bộ 3 tạo nên "nắm đấm" cơ giới bên cạnh tăng và xe chiến đấu bộ binh không thể thiếu pháo tự hành, có nhiệm vụ giáng đòn sấm sét xuống công sự và bộ binh đối phương. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số loại pháo tự hành hiện đại nhất thế giới thời điểm hiện tại:
Kỳ 1: PzH 2000: “hoàng đế” pháo binh của Quân đội Đức
Năm 1987, Bộ Quốc phòng Đức bắt đầu chương trình phát triển loại pháo tự hành mới kí hiệu là PzH 2000 (hay gọi đầy đủ là Panzerhaubitze 2000). Khởi nguồn của loại xe pháo mới này có liên quan tới dự án pháo SP70 của liên minh Tây Đức, Anh và Italy cuối những năm 1960.
Ba quốc gia này khi đó quyết định sự cả tiến chính phải nằm ở hệ thống kiểm soát bắn gián tiếp, với 5 mẫu thử nghiệm đã được sản xuất nhưng tiếc là dự án đã bị đình lại vào những năm 1980 vì những lý do về tài chính, trở ngại kĩ thuật và cả sự hứng khởi dành cho loại pháo tự hành M109 155mm của Mỹ.
Tuy vậy thì những kinh nghiệm giá trị thu được từ dự án này cũng giúp cho việc tự thân phát triển loại pháo tự hành mỗi của 3 quốc gia trên, kết quả là sự ra đời các mẫu pháo tự hành AS90 “Brave Heart” của Anh, Palmaria của Italy và PzH 2000 của Đức.
Tập đoàn KMW Krauss-Maffei Wegmann (KMW) bắt đầu phát triển PzH 2000 từ năm 1996 và đưa vào sản xuất loạt năm 1998. Riêng Quân đội Đức đã mua 185 chiếc và lên kế hoạch mua 53 chiếc PzH 2000 khác.
PzH 2000 có nòng pháo cỡ 155mm.
PzH 2000 có nòng pháo cỡ 155mm.
Về lịch sử, Quân đội Đức đã thể hiện sức mạnh tăng thiết giáp ưu việt trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, học thuyết hoàn thiện đã chỉ ra sự kết hợp các đơn vị xe tăng, pháo chống tăng và pháo tự hành trong một đơn vị cơ động như một nắm đấm thép, pháo tự hành sẽ giáng hỏa lực xuống các cứ điểm và các vị trí bộ binh địch trong khi xe tăng và pháo chống tăng đảm trách nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng thiết giáp đối phương.
Sau chiến tranh, nước Đức bị chia làm đôi với chế độ chính trị khác biệt, trong khi Tây Đức tự phát triển loại xe tăng Leopard 1 vào năm 1965 thì bên kia Đông Đức vẫn chỉ sử dụng các loại xe tăng được Liên Xô cung cấp. Đến khi mẫu Leopard 2 nổi tiếng, phiên bản phát triển toàn diện so với Leopard 1, đi vào phục vụ chính thức năm 1979 thì Đức đã trở thành một trong những nhà sản xuất xe tăng tốt nhất thế giới (như người Nga, cha đẻ của xe tăng T-34 huyền thoại đã nói một cách trừu tượng: “Trên thế giới thì chỉ có Nga và Đức là biết chế tạo xe tăng”).
Và đó là lý do dễ hiểu nhất để mà sau khi nước Đức thống nhất (dĩ nhiên nền công nghiệp quân sự Đức cũng vậy) sau năm 1989, Quân đội Đức đã quyết định phát triển một loại pháo tự hành có thể phối hợp tốt với những xe tăng Leopard nhanh nhẹn.
Ngoài các tính năng ấn tượng thì thiết kế của PzH 2000 cũng rất đẹp về mặt thẩm mĩ.
Ngoài các tính năng ấn tượng thì thiết kế của PzH 2000 cũng rất đẹp về mặt thẩm mĩ.
Pháo tự hành PzH 2000 sử dụng khẩu pháo chính là loại cỡ nòng 155mm/L52 với chiều dài nòng pháo gấp 52 lần cỡ nòng được thiết kế để sử dụng các loại đạn pháo chuẩn 155mm của NATO. Nòng pháo được gắn loa giảm giật và bộ phận thoát vỏ đạn. Việc xoay tháp pháo và nhắm bắn mục tiêu đều dựa trên cơ chế điện tử vốn an toàn và đáng tin cậy hơn dùng thành phần thủy lực.
Được thiết kế trên khung gầm 55 tấn, PzH 2000 mang theo 60 viên đạn pháo có tầm bắn tối đa 30km đối với loại đạn pháo nổ mảnh thường và 40km với loại đạn pháo tăng tầm. Tốc độ bắn đạt 10 viên/phút với khả năng bao quát 360°, pháo chính còn có góc nâng từ -2,5° đến +65°. Có thể nói rằng tầm bắn xa và tốc độ bắn cao là những thế mạnh của PzH 2000.
Với khả năng cơ động tốt, tầm bắn nhanh, xa, chính xác thì PzH 2000 thực sự là một loại vũ khí lợi hại.
 Với khả năng cơ động tốt, tầm bắn nhanh, xa, chính xác thì PzH 2000 thực sự là một loại vũ khí lợi hại.
Quân đội Đức dĩ nhiên cho rằng PzH là loại pháo tự hành tân tiến nhất hiện nay. Khẩu pháo được điều khiển bởi hệ thống kĩ thuật số MRSI có chức năng công kích mục tiêu bằng nhiều phát đạn một lúc.
Ví dụ, PzH 2000 bắn 5 phát đạn ở các góc bắn khác nhau, từ cao đến thấp, đồng nghĩa với việc tất cả các phát đạn sẽ cùng đến mục tiêu cùng lúc trong khoảng thời gian 1,5 giây kể từ điểm nổ đầu tiên. Một tiều đoàn 24 khẩu PzH 2000 có thể bắn 120 viên đạn pháo trong 60 giây, gấp 3 lần các thế hệ pháo Đức đời cũ. Nói một cách đơn giản, pháo tự hành PzH 2000 khi bắn theo đội hình nhóm thì chẳng khác gì một khẩu pháo liên thanh bắn đạn đường kính 155mm.
Có lẽ điểm mạnh chủ đạo nhất trong thiết kế của PzH 2000 là hệ thống chuyển tải nạp đạn cực nhanh – một bước tiến lớn trong thiết kế pháo binh. Người Đức luôn xuất sắc trong chế tạo khẩu pháo nhưng thường phải gặp vấn đề trong việc nạp đạn pháo, ở đây là con người với những pháo thủ sức lực có hạn.
Hệ thống nạp đạn cơ khí cho phép 2 người có thể nạp 60 viên đạn pháo trong thời gian chưa tới 2 phút, nên tốc độ bắn đơn giản là nhanh hơn gấp 4 lần so với loại cũ. Tuy vậy thì trong quá trình nạp đạn, pháo thủ sẽ được huấn luyện kĩ lưỡng để không mắc sai lầm hoặc anh ta có thể bị thương vì cỗ máy này không cho phép có sai sót.
Trên tháp pháo có một radar mảng pha có nhiệm vụ đo sơ tốc đầu nòng của mỗi viên đạn pháo được bắn đi. Thông số nhắm bắn có thể được cung cấp tự động thông qua tín hiệu radio mã hóa từ bộ phận chỉnh bắn. Khi hệ thống đã nạp đạn pháo, pháo thủ nạp đạn chỉ có 5 giây để nạp liều phóng vào khóa nòng pháo trước khi nó đóng lại.
Kiểm tra hệ thống nạp đạn tự động cho kết quả bắn rất tốt – 3 viên trong 8,4 giây, 12 viên trong 59,74 giây và 20 viên liên tục trong vòng 1 phút 47 giây. Điều thú vị là khi cả thảy 60 viên đạn pháo đã được bắn đi, nòng pháo sẽ tự động khóa vào giá đỡ đặt phía đầu xe trong vòng 15 giây, và chiếc PzH 2000 có thể di chuyển tới vị trí khai hỏa mới trước khi những viên đạn pháo vừa bắn chạm mục tiêu(!) Điều này sẽ khiến những nỗ lực phản pháo từ phía đối phương trở nên vô vọng.
PzH 2000 với màn ngụy trang mới của Quân đội Đức.
 PzH 2000 với màn ngụy trang mới của Quân đội Đức.
Về khả năng cơ động, PzH 2000 được lắp động cơ diesel tăng áp MTUMT881 Ka-500 công suất 1.000 mã lự giúp đạt tỉ suất sức mạnh-trên-khối lượng là 13,4W/t. Khi động cơ chính tắt, một động cơ phụ được sử dụng để cung cấp cho hệ thống chỉ huy-điều khiển hỏa lực lẫn đảm bảo tiện nghi cho kíp lái. Vị trí của động cơ và hệ thống truyền động là nằm ở phía đầu xe trong khi tháp pháo nằm phía sau, nhằm giúp tăng cường sự sống còn của kíp lái lẫn khẩu pháo.
PzH 2000 sử dụng chung hệ bánh xích với xe tăng Leopard 2 chủ lực của Quân đội Đức, cho nên khi cần trên chiến trường chúng có thể thay thế cho nhau. PzH 2000 có thể đạt tốc độ 60km/h trên đường tốt và 45km/h trên đường dã chiến, ngoài ra sự cơ động có thể kể đến như vượt chướng ngại cao 1,1m, vượt hào 3m, leo dốc 30° hay lội nước nước sâu 1,5m.
Bên trong khoang chiến đấu của PzH 2000.
Bên trong khoang chiến đấu của PzH 2000.
Vũ khí phụ của PzH 2000 là một khẩu súng máy MG3 7,62mm gắn trên tháp pháo, sử dụng bởi trưởng xe. Giáp trước dày 1 inch chống được các loại đạn cỡ 14,5mm, còn giáp hông thì chống được các loại đạn cỡ nhỏ và mảnh văng, tuy vậy thì cách phòng thủ tốt nhất cho những khẩu pháo tự hành như PzH 2000 chính là “bắn rồi chạy” trong tất cả các loại địa hình và thời tiết. Giáp phản ứng nổ cũng có thể lắp đạt tùy nhiệm vụ, nó sẽ giúp chống lại các loại đạn xuyên giáp của đối phương. Còn trong trường hợp trúng đạn, khoang lái được trang bị hệ thống dập lửa tự động và cả hệ thống phòng chống vũ khí hủy diệt lớn NBC.
PzH 2000 được vận chuyển bằng máy bay đến Afghanistan.
 PzH 2000 được vận chuyển bằng máy bay đến Afghanistan.
Hiện nay những quốc gia trang bị PzH 2000 trong biên chế như Italy (70 chiếc), Hà Lan (64 chiếc), Hy Lạp (24 chiếc) bên cạnh Đức (185) chiếc. Từ năm 2006, Hà Lan đã mang PzH 2000 sang Afghanistan để hỗ trợ chống lại phiến quân tại Kandahar, bên cạnh đó, Quân đội Đức cũng sử dụng PzH 2000 tại đây.

Thông số kĩ thuật

Quốc gia chế tạo: Đức

Nhà sản xuất: Krauss-Maffei Wegmann

Năm đi vào biên chế: 1998

Số lượng: 345 chiếc

Kíp lái: 5

Dài x Rộng x Cao(m) : 11.6 x 3,58 x 2.06(m)

Nặng: 55,3 tấn

Động cơ: MT881 Ka-500, công suất 1.000 mã lực

Tốc độ tối đa: 60km/h

Tầm hoạt động: 420km

Hỏa lực: 1 pháo 155mm với 60 viên đạn

1 đại liên 12,7mm với 1.500 viên đạn

8 pháo tự hành “khủng” nhất Đông Nam Á

8 pháo tự hành “khủng” nhất Đông Nam Á
Pháo tự hành M107 được Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ từ quân đội Sài Gòn sau 1975. Đây là loại pháo do Mỹ sản xuất, thiết kế với một nòng pháo cỡ 175mm có thể đạt tầm bắn xa tới 34km với đạn thông thường. Xét về cỡ nòng thì M107 được coi là pháo tự hành cỡ nòng lớn nhất Đông Nam Á. Ngày nay, M107 phục vụ hạn chế trong lực lượng pháo binh Việt Nam.
Pháo tự hành M107  được Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ từ quân đội Sài Gòn sau 1975. Đây là loại pháo do Mỹ sản xuất, thiết kế với một nòng pháo cỡ 175mm có thể đạt tầm bắn xa tới 34km với đạn thông thường. Xét về cỡ nòng thì M107 được coi là pháo tự hành cỡ nòng lớn nhất Đông Nam Á. Ngày nay, M107 phục vụ hạn chế trong lực lượng pháo binh Việt Nam.

Ngoài M107, lực lượng pháo binh Việt Nam còn có sự phục vụ của số lượng pháo tự hành 2S3 Akatsiya (Việt Nam gọi là SU-152) được Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Trong ảnh là đội hình xe tập hợp chuẩn bị chiếm lĩnh trận địa trong cuộc diễn tập tại Lữ đoàn Pháo binh 45.
Ngoài M107, lực lượng pháo binh Việt Nam còn có sự phục vụ của số lượng pháo tự hành 2S3 Akatsiya (Việt Nam gọi là SU-152) được Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Trong ảnh là đội hình xe tập hợp chuẩn bị chiếm lĩnh trận địa trong cuộc diễn tập tại Lữ đoàn Pháo binh 45.

Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích Object 123, trang bị pháo cỡ nòng 152mm D-22 đạt tầm bắn 18,5km.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích Object 123, trang bị pháo cỡ nòng 152mm D-22 đạt tầm bắn 18,5km.

Cùng với 2S3 Akatsiya, Việt Nam cũng nhận được từ Liên Xô pháo tự hành 2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi là SU-122). Ảnh minh họa
Cùng với 2S3 Akatsiya, Việt Nam cũng nhận được từ Liên Xô pháo tự hành 2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi là SU-122). Ảnh minh họa

Gvozdika thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe bọc thép MT-LB, trang bị pháo 2A18 cỡ 122mm có tầm bắn xa 15,3km. Ảnh minh họa
Gvozdika thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe bọc thép MT-LB, trang bị pháo 2A18 cỡ 122mm có tầm bắn xa 15,3km. Ảnh minh họa

Pháo tự hành M109A5 (Mỹ sản xuất) trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Thái Lan (20 khẩu). Ảnh minh họa
Pháo tự hành M109A5 (Mỹ sản xuất) trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Thái Lan (20 khẩu). Ảnh minh họa

Pháo tự hành M109A5 trang bị pháo cỡ 155mm M284 bắn xa 23,5km. Ảnh minh họa
Pháo tự hành M109A5 trang bị pháo cỡ 155mm M284 bắn xa 23,5km. Ảnh minh họa

Pháo tự hành CAESAR (Pháp sản xuất) trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Thái Lan (6 khẩu) và Quân đội Indonesia (37 khẩu). Ảnh minh họa
Pháo tự hành CAESAR (Pháp sản xuất) trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Thái Lan (6 khẩu) và Quân đội Indonesia (37 khẩu). Ảnh minh họa

CAESAR thiết kế đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Renault Sherpa 10, trang bị pháo cỡ 155mm có thể đạt tầm bắn xa 42km với đạn tăng tầm (đạn pháo được lắp động cơ đẩy phụ). Ảnh minh họa
CAESAR thiết kế đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Renault Sherpa 10, trang bị pháo cỡ 155mm có thể đạt tầm bắn xa 42km với đạn tăng tầm (đạn pháo được lắp động cơ đẩy phụ). Ảnh minh họa

Pháo tự hành SH-1 do Trung Quốc sản xuất, được trang bị chủ yếu trong Quân đội Myanmar. Trong ảnh là đội hình pháo SH-1 tại cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar năm 2013.
Pháo tự hành SH-1 do Trung Quốc sản xuất, được trang bị chủ yếu trong Quân đội Myanmar. Trong ảnh là đội hình pháo SH-1 tại cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar năm 2013.

Pháo tự hành SH-1 thiết kế dùng khung gầm xe vận tải bánh lốp. SH-1 trang bị pháo cỡ nòng 155mm có khả năng bắn loại đạn tăng tầm đạt cự ly xa tới 53km. Ảnh minh họa
Pháo tự hành SH-1 thiết kế dùng khung gầm xe vận tải bánh lốp. SH-1 trang bị pháo cỡ nòng 155mm có khả năng bắn loại đạn tăng tầm đạt cự ly xa tới 53km. Ảnh minh họa

Ngoài SH-1, pháo binh Myanmar còn trang bị 30 pháo tự hành NORA B-52 do Serbian chế tạo. NORA B-52 trang bị pháo cỡ 155mm đạt tầm bắn 20km với đạn thường hoặc 41km với đạn tăng tầm.
Ngoài SH-1, pháo binh Myanmar còn trang bị 30 pháo tự hành NORA B-52 do Serbian chế tạo. NORA B-52 trang bị pháo cỡ 155mm đạt tầm bắn 20km với đạn thường hoặc 41km với đạn tăng tầm.

Pháo tự hành SSPH-1 Primus do Singapore chế tạo dựa trên công nghệ pháo M109 của Mỹ. Primus trang bị pháo cỡ nòng 155mm đạt tầm bắn 19km với đạn thường hoặc 30km với đạn tăng tầm.
Pháo tự hành SSPH-1 Primus do Singapore chế tạo dựa trên công nghệ pháo M109 của Mỹ. Primus trang bị pháo cỡ nòng 155mm đạt tầm bắn 19km với đạn thường hoặc 30km với đạn tăng tầm.

Lộ tính năng pháo tự hành mới lính dù Nga

Lộ tính năng pháo tự hành mới lính dù Nga
Tờ Izvestia dẫn nguồn tin lực lượng lính dù Nga, lực lượng này đã đặt chế tạo pháo tự hành bánh xích hạng nhẹ trang bị pháo cỡ 125 mm tại nhà máy chế tạo máy Kurgan.

Kondensator-2P: siêu pháo cối tự hành mạnh “khủng khiếp”

Kondensator-2P: siêu pháo cối tự hành mạnh “khủng khiếp”
Nhằm đáp trả lại học thuyết chiến thuật “Pentomic Division” của Mỹ nhấn mạnh việc sử dụng nhiều vũ khí hạt nhân bao gồm cả pháo binh hạt nhân, chính quyền Liên Xô đã chỉ đạo Cục thiết kế Grabin phát triển khẩu siêu pháo cối bắn đạn hạt nhân chiến thuật mang tên 2A3 Kondensator-2P. Khẩu pháo “cực khủng” này được công khai lần đầu trong cuộc duyệt binh ở Moscow năm 1957.
Nhằm đáp trả lại học thuyết chiến thuật “Pentomic Division” của Mỹ nhấn mạnh việc sử dụng nhiều vũ khí hạt nhân bao gồm cả pháo binh hạt nhân, chính quyền Liên Xô đã chỉ đạo Cục thiết kế Grabin phát triển khẩu siêu pháo cối bắn đạn hạt nhân chiến thuật mang tên 2A3 Kondensator-2P. Khẩu pháo “cực khủng” này được công khai lần đầu trong cuộc duyệt binh ở Moscow năm 1957.

Siêu pháo cối tự hành 2A3 Kondensator-2P được thiết kế với mục đích phá hủy căn cứ quân sự và khu công nghiệp lớn của đối phương bằng đạn hạt nhân và đạn thường.
Siêu pháo cối tự hành 2A3 Kondensator-2P được thiết kế với mục đích phá hủy căn cứ quân sự và khu công nghiệp lớn của đối phương bằng đạn hạt nhân và đạn thường.

Pháo cối tự hành 2A3 Kondensator-2P có tổng trọng lượng lên tới 64 tấn, cần phải có khẩu đội 8 người vận hành nó.
Pháo cối tự hành 2A3 Kondensator-2P có tổng trọng lượng lên tới 64 tấn, cần phải có khẩu đội 8 người vận hành nó.

2A3 Kondensator-2P dùng nòng pháo “khủng” cỡ 406mm bắn những viên đạn nặng 570kg đi xa tối đa 25,6km. Trong ảnh là siêu pháo cối Kondensator-2P trong cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ năm 1957.
2A3 Kondensator-2P dùng nòng pháo “khủng” cỡ 406mm bắn những viên đạn nặng 570kg đi xa tối đa 25,6km. Trong ảnh là siêu pháo cối Kondensator-2P trong cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ năm 1957.

Tuy nhiên, dù có sức công phá “khủng khiếp” nhưng tồn tại nhiều nhược điểm và nhất là yếu tố cơ động, nặng nề, cồng kềnh nên rốt cuộc 2A3 Kondensator-2P không bao giờ được chấp nhận phục vụ. Chỉ có 4 khẩu được sản xuất để thử nghiệm tới giữa những năm 1960 thì nghỉ hưu. Hiện chỉ còn duy nhất một khẩu được lưu giữ tại bảo tàng lực lượng vũ trang ở Moscow (trong ảnh).
Tuy nhiên, dù có sức công phá “khủng khiếp” nhưng tồn tại nhiều nhược điểm và nhất là yếu tố cơ động, nặng nề, cồng kềnh nên rốt cuộc 2A3 Kondensator-2P không bao giờ được chấp nhận phục vụ. Chỉ có 4 khẩu được sản xuất để thử nghiệm tới giữa những năm 1960 thì nghỉ hưu. Hiện chỉ còn duy nhất một khẩu được lưu giữ tại bảo tàng lực lượng vũ trang ở Moscow (trong ảnh).

Viên đạn cối “khủng” của 2A3 Kondensator-2P tại bảo tàng.
Viên đạn cối “khủng” của 2A3 Kondensator-2P tại bảo tàng.

Pháo cối tự hành 2A3 Kondensator -2P dùng khung gầm cơ sở xe tăng T-10M.
Pháo cối tự hành 2A3 Kondensator -2P dùng khung gầm cơ sở xe tăng T-10M.

Chi tiết trên khẩu siêu pháo cối 406mm Kondensator-2P cuối cùng.
Chi tiết trên khẩu siêu pháo cối 406mm Kondensator-2P cuối cùng.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới