Sâm Ngọc Linh bén rễ đất Sơn La, đồng bào dân tộc Mông thoát nghèo

Cây Sâm Ngọc Linh không chỉ mở ra một hướng phát triển cho nông nghiệp Sơn La mà còn giúp người nông dân, đặc biệt là nông dân dân tộc thiểu số tại Sơn La nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Sâm Ngọc Linh bén rễ đất Sơn La, đồng bào dân tộc Mông thoát nghèo

Trong buổi Gala "Sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La - Từ Quốc bảo trở thành sinh kế", anh Sồng A Tráng, dân tộc Mông, bản Sam Ta, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết: Trước đây, cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn, không có điều kiện để ăn học đầy đủ. Lớn lên tôi lập gia đình và cứ nghĩ mình sẽ an phận với cái đói, cái nghèo nhưng cây Sâm Ngọc Linh và ông Nguyễn Chí Long - Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Thành Long đã giúp tôi thay đổi nhận thức, thay đổi cuộc sống.

Sau gần chục năm trời được ông Nguyễn Chí Long – Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Thành Long (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) nhận vào làm ở công ty Thành Long với nhiệm vụ trực tiếp tham gia trồng, chăm sóc cây Sâm Ngọc Linh, Sồng A Tráng không chỉ có được thu nhập cao hơn, ổn định hơn mà còn rút ra được nhiều kinh nghiệm quý về sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất với cây Sâm Ngọc Linh ở Sơn La nói riêng.

"Làm người nông dân, nếu không biết cách làm thì cái bụng luôn đói, cái áo luôn rách, niềm vui hàng ngày cũng chỉ là củ sắn, bắp ngô", anh Sồng A Tráng thổ lộ.

Anh Tráng bộc bạch: "Trực tiếp trồng Sâm Ngọc Linh cho ông Long, được ông dìu dắt, chỉ bảo tận tình, tôi đã có nhiều hiểu biết mới và rất sâu sắc. Tôi thấy rằng cây Sâm Ngọc Linh – thứ "Vàng" của Trời cho người Việt Nam hoàn toàn có thể sống và phát triển rất tốt ở đất Sơn La cũng như một số vùng cao khác của miền Tây Bắc. Cây Sâm này tuy rất quý nhưng nó cũng không phụ cái lòng của người trồng nếu mình yêu thương, chăm sóc nó chu đáo. Là người dân tộc thiểu số, không được học hành nhiều nhưng nếu được sự chỉ bảo hướng dẫn chu đáo thì bất cứ người Mông, người Thái nào cũng có thể trồng được thứ cây "Quốc Bảo" này để nâng cao đời sống của mình".

Sam Ngoc Linh ben re dat Son La, dong bao dan toc Mong thoat ngheo

Từ cây sâm Ngọc Linh, anh Sồng A Tráng, dân tộc Mông, bản Sam Ta, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã có việc làm, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: PV Tây Bắc.

Anh Tráng nhận thấy rằng, Cây Sâm Ngọc Linh ở Sơn La hôm nay đã được Nhà nước cấp quyền bảo hộ giống cây trồng, được tỉnh Sơn La quan tâm chỉ đạo phát triển và đặc biệt là đã được ông Nguyễn Chí Long chế biến ra nhiều sản phẩm quý, có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người và được tiêu thụ rất mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước.

Vì thế, cây Sâm Ngọc Linh không chỉ mở ra một hướng phát triển cho nông nghiệp Sơn La mà còn là sinh kế rất tốt cho những người nông dân, nhất là nông dân người dân tộc thiểu số. Cây Sâm Ngọc Linh trồng ở Sơn La rất thuận lợi, chỉ cần làm đúng hướng dẫn, đúng quy trình mà ông Nguyễn Chí Long đã hướng dẫn là sẽ có nguồn thu nhập. Cây Sâm Ngọc Linh không chỉ bán được cái củ như củ khoai, củ sắn mà người trồng Sâm Ngọc Linh có thể có thu nhập ngay từ những năm đầu tiên nhờ vào thân cây, lá cây, hoa cũng như hạt của cây Sâm Ngọc Linh. Cái củ sâm sẽ nằm lại trong đất như của để dành mà giá trị của nó ngày một lớn, anh Tráng cho biết.

Sam Ngoc Linh ben re dat Son La, dong bao dan toc Mong thoat ngheo-Hinh-2

Anh Sồng A Tráng, dân tộc Mông, bản Sam Ta, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La phát biểu tại Gala "Sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La - Từ Quốc bảo trở thành sinh kế". Ảnh: PV Tây Bắc.

Cây Sâm Ngọc Linh rất thích hợp với thời tiết, khí hậu, đất đai của Sơn La và mọi nông dân như chúng tôi đều có thể tham gia trồng Sâm Ngọc Linh và sẽ trồng thành công. Thu nhập từ cây Sâm Ngọc Linh không chỉ rất cao mà còn rất ổn định bởi đầu ra của nó sẽ được ông Nguyễn Thành Long bao tiêu, không lo ế ẩm như nhiều nông sản khác.

"Tôi mong muốn các đồng chí lãnh đạo tỉnh Sơn La quan tâm hơn nữa đến phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La, để Sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La - Từ Quốc bảo trở thành sinh kế", anh Tráng nhấn mạnh.

Video: Loại hoa có giá 8 triệu đồng/kg vẫn được lùng mua ráo riết

Trên thị trường, hoa sâm Ngọc Linh sẽ được bán với giá đến 7-8 triệu đồng/kg; lá sâm Ngọc Linh có giá từ 1,8 – 3 triệu đồng/kg.

Video: Loại hoa có giá 8 triệu đồng/kg vẫn được lùng mua ráo riết
 

Quảng Nam sẽ tổ chức Lễ hội sâm quốc gia

Năm 2023, Quảng Nam dự kiến tổ chức Lễ hội sâm cấp quốc gia lần thứ I nhằm quảng bá sâm Ngọc Linh.

Quảng Nam sẽ tổ chức Lễ hội sâm quốc gia
Theo kế hoạch, chương trình khai mạc Lễ hội sâm sẽ diễn ra từ ngày 01 - 03/8/2023 tại huyện Nam Trà My.
Quang Nam se to chuc Le hoi sam quoc gia
 Lễ hội Sâm Ngọc Linh Nam Trà My năm 2022.

Phát hiện hơn 2kg nghi là sâm Ngọc Linh giả đang được đưa vào phiên chợ sâm

Ban Tổ chức phát hiện 2kg hàng nghi sâm Ngọc Linh giả ngay tại phiên chợ sâm đang diễn ra tại huyện Nam Trà My, Quảng Nam - thủ phủ loại dược liệu này.

Phát hiện hơn 2kg nghi là sâm Ngọc Linh giả đang được đưa vào phiên chợ sâm
Ngày 1/8, Ban Kiểm định tại lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 5 (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) phát hiện hơn 2kg nghi là sâm Ngọc Linh giả đang được đưa vào phiên chợ sâm. Số sâm này đã bị trục xuất khỏi phiên chợ, được đưa đi giám định.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.