Sắm lễ, cúng Tết Trung Thu thế nào là chuẩn nhất?

(Kiến Thức) - Tết Trung Thu là phong tục thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình thân hữu, đoàn tụ và của thương yêu.

Sắm lễ, cúng Tết Trung Thu thế nào là chuẩn nhất?
Tết Trung Thu (Tết Trông Trăng) là phong tục thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình thân hữu, đoàn tụ và của thương yêu. Theo phong tục dân gian ngày Tết Trung Thu nhà nhà đều treo đèn lồng, kết hoa rước đèn cù, ngắm trăng… và làm “Bánh Trăng” - ngày nay là bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên.
Sam le, cung Tet Trung Thu the nao la chuan nhat?
Mâm cỗ Trung thu. Ảnh minh họa. 
Sắm lễ cúng Tết Trung Thu:

Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu ngoài những món truyền thống thì bao giờ cũng phải có: bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi... Tất nhiên phải có hương, hoa, đèn, nến.

Nhân dịp Tết Trung Thu mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng... để tỏ lòng biết ơn quý trọng.

Văn cúng tổ tiên (Ngày Tết Trung Thu)

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ/chúng con là:…

Ngụ tại:...

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ/chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ... cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Bật mí thú vị về Tết Trung thu ở phương Đông

(Kiến Thức) - Một số nước châu Á trong đó có Việt Nam, Trung Quốc có những phong tục đón Tết Trung thu vô cùng độc đáo.

Bật mí thú vị về Tết Trung thu ở phương Đông
Bat mi thu vi ve Tet Trung thu o phuong Dong
 Tết Trung thu là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Mỗi nước lại có phong tục đón Tết Trung thu riêng và có nhiều điều thú vị.

Khám phá thú vị về Tết Trung thu ở Campuchia

(Kiến Thức) - Tết Trung thu ở Campuchia được gọi là Saen Lokhae, là một ngày lễ quan trọng với cộng đồng cư dân có nguồn gốc Việt và Hoa.

Khám phá thú vị về Tết Trung thu ở Campuchia
Kham pha thu vi ve Tet Trung thu o Campuchia
Mâm cỗ Tết Trung thu được bày trên đường phố Phnom Penh ngày 27/9/2015. Thành phần không thể thiếu của mâm cỗ này là bánh Trung thu, được gọi là "nom lokhae". Ảnh: John Vink/ Magnum Photos.

Ký ức tuyệt vời về Tết Trung thu xưa ở Hong Kong

(Kiến Thức) - Kiến trúc sư đã về hưu Alfred Tam lớn lên ở Kowloon vẫn còn nhớ rõ những ký ức về Tết Trung thu xưa ở Hong Kong mà ông đã trải qua.

Ký ức tuyệt vời về Tết Trung thu xưa ở Hong Kong
Ky uc tuyet voi ve Tet Trung thu xua o Hong Kong
 Trong ký ức của Alfred Tam, Tết Trung thu là ngày lễ gắn liền với lửa. Vào những năm 1950, ông Alfred đã cùng những đứa trẻ sống cùng khu nhà chơi những chiếc đèn lồng hình con thỏ ở trên mái nhà. Sau đó, những đứa trẻ chơi những trò chơi thú vị khác.

Đọc nhiều nhất

Tin mới