Sắm lễ, cúng Tết Trung Thu thế nào là chuẩn nhất?

(Kiến Thức) - Tết Trung Thu là phong tục thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình thân hữu, đoàn tụ và của thương yêu.

 

Tết Trung Thu (Tết Trông Trăng) là phong tục thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình thân hữu, đoàn tụ và của thương yêu. Theo phong tục dân gian ngày Tết Trung Thu nhà nhà đều treo đèn lồng, kết hoa rước đèn cù, ngắm trăng… và làm “Bánh Trăng” - ngày nay là bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên.
Sam le, cung Tet Trung Thu the nao la chuan nhat?
Mâm cỗ Trung thu. Ảnh minh họa. 
Sắm lễ cúng Tết Trung Thu:

Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu ngoài những món truyền thống thì bao giờ cũng phải có: bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi... Tất nhiên phải có hương, hoa, đèn, nến.

Nhân dịp Tết Trung Thu mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng... để tỏ lòng biết ơn quý trọng.

Văn cúng tổ tiên (Ngày Tết Trung Thu)

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ/chúng con là:…

Ngụ tại:...

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ/chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ... cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Bồi hồi ngắm Tết Trung thu Hà Nội 1 thế kỷ trước

(Kiến Thức) - Có thể cảm nhận rõ ràng sự đầm ấm và nét độc đáo trong Tết Trung thu của người Việt xưa qua loạt ảnh chụp Hà Nội đầu TK 20.

Boi hoi ngam Tet Trung thu Ha Noi 1 the ky truoc
 Những đứa trẻ tụ tập quanh đội múa lân trên đường phố Hà Nội. Những đám múa lân với tiếng trống rộn rã, tiếng hò reo vui sướng... tạo nên một bầu không khí đặc trưng trên phố phường dịp Tết Trung thu. Hình ảnh thuộc kho dữ liệu của Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp.
Boi hoi ngam Tet Trung thu Ha Noi 1 the ky truoc-Hinh-2
Những chiếc đèn lồng bằng giấy đủ kiểu dáng như con bướm, con thỏ, con cá... được bày bán trên phố, thu hút mọi ánh nhìn của trẻ em.

Những sự thật chưa hẳn ai cũng biết về Tết Trung thu

(Kiến Thức) - Tết Trung thu là một trong những ngày lễ lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước châu Á khác.

Nhung su that chua han ai cung biet ve Tet Trung thu
Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm thường rơi vào đầu tháng 9 dương lịch. Tại Trung Quốc, ngày Tết Trung thu rơi vào cuối mùa Hè chứ không phải mùa Thu như một số quốc gia khác.  

Mẹo phong thủy hút tài lộc, xuất hành may mắn dịp Trung thu

Trong dịp lễ Tết Trung Thu, muốn có tiền tài chảy vào túi thì nên dùng màu xanh lá cây – màu sắc tượng trưng cho hành Mộc.

Khép lại tháng Bảy “cô hồn” (theo quan niệm dân gian thường mang lại nhiều xui xẻo), các gia đình lại háo hức chuẩn bị cho dịp Tết Trung Thu. Trong tháng đặc biệt này, những am hiểu về phong thủy, nhờ đó sắp xếp lại nhà cửa, sắp lễ Tết Trung Thu, sẽ giúp gia chủ nhận bình an, cầu tài lộc.

Đọc nhiều nhất