Saigon Tourist Taxi gian lận cước kinh doanh ra sao?

Hôm nay 23/6, Công ty CP Vận chuyển Sài Gòn Tourist (UPCoM: STT) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên để bàn về kế hoạch kinh doanh năm 2023 với kế hoạch đạt doanh thu gần 41 tỷ đồng và có lãi 556 triệu đồng.

Saigon Tourist Taxi gian lận cước kinh doanh ra sao?
Đại diện Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) cho biết vừa có đơn gửi Tòa án nhân dân TP HCM để khởi kiện Công ty CP vận chuyển Sài Gòn Tourist vì tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Công ty CP vận chuyển Sài Gòn Tourist cũng chính là hãng taxi vừa bị tạm ngừng hoạt động tại sân bay Tân Sơn Nhất do gian lận giá cước.
Tổng công ty Du lịch Sài Gòn có tên tiếng Anh là Saigontourist Group, đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền với tên "Saigontourist", không trùng hoặc gây nhầm lẫn với bất kỳ tên thương mại nào khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Trong khi đó, Công ty CP vận chuyển Sài Gòn Tourist cũng sử dụng nhãn hiệu và tên thương mại là "Saigontourist" để kinh doanh khách sạn - khu du lịch, nhà hàng, dịch vụ lữ hành và vui chơi giải trí, dịch vụ vận chuyển.
"Việc này là vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến tình trạng khách hàng nhầm lẫn hàng hóa, dịch vụ với Tổng công ty du lịch Sài Gòn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu của tổng công ty" - đại diện Saigontourist Group nói.
Kinh doanh ảm đạm, hàng chục tỷ công nợ chưa thu hồi
Nhìn từ việc xe taxi của Công ty CP Vận chuyển Sài Gòn Tourist (Vận chuyển Sài Gòn Tourist) bị dừng hoạt động ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM) do tài xế gian lận cước có thể thấy bước trượt dài của hãng taxi này, từ chuyện “chặt chém” ảnh hưởng đến ngành du lịch cho đến vấn đề tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ hay những rối ren trong nội bộ và chuyện làm ăn bết bát.
Theo báo cáo thường niên năm 2022 của Công ty CP vận chuyển Sài Gòn Tourist, tổng tài sản của công ty tại ngày 31/12/2022 là 22,372 tỷ đồng, giảm 13,29% so với năm 2021 (tương đương giảm 3,429 tỷ đồng). Tổng nợ phải trả năm 2022 là 49,876 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm trước là 3,048 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2022, Vận chuyển Sài Gòn Tourist ghi nhận doanh thu 31,7 tỷ đồng, nhưng thu không đủ bù chi khiến công ty thua lỗ 381 triệu đồng. Mức lỗ này khiến lỗ luỹ kế lên 107,5 tỷ đồng nên công ty không chia cổ tức năm 2022.
Trong bối cảnh tình hình kinh doanh chưa khả quan, Vận chuyển Sài Gòn Tourist lên kế hoạch chào bán 1 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược với giá tối thiểu 10.000 đồng/cp. Số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán là 10 tỷ đồng được dùng để bổ sung nguồn vốn phát triển các hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty.
Saigon Tourist Taxi gian lan cuoc kinh doanh ra sao?

Taxi của Công ty CP vận chuyển Sài Gòn Tourist sẽ bị tạm dừng hoạt động tại sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 22/6. 

Ngày 1/6/2023, tại báo cáo về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị (HĐQT) năm 2022, Vận chuyển Sài Gòn Tourist cho biết, năm 2022, hoạt động HĐQT vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tiếp tục có sự cản trở của một số thành viên HĐQT thường xuyên không tham dự cuộc họp lần thứ nhất của HĐQT. Điều này đã làm cho HĐQT cũng như Ban điều hành chậm trễ, thậm chí không thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh, vận hành của STT như mong muốn.
Cũng tại báo cáo trên, Vận chuyển Sài Gòn Tourist cho biết, về thu hồi công nợ, mặc dù đã cố gắng nhưng vì các công ty dưới đây không hoạt động và không có tài sản, nên HĐQT công ty vẫn chưa thực sự thành công trong việc thu hồi các khoản nợ nghiêm trọng do lãnh đạo trước đề lại. Cụ thể như công nợ của ông Đinh Quang Hiền, nguyên Tổng giám đốc Vận chuyển Sài Gòn Tourist là 2,9 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư và Phát triển An Thiện Nhân 9,8 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư Tài chính Đất Việt 38 tỷ đồng; Công ty CP Ô tô Vận tải Vina Đông Đương 12,6 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại Du lịch Huyền Trang 600 triệu đồng.
Mặt khác, theo báo cáo tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Vận chuyển Sài Gòn Tourist phải gánh chịu hơn 7,2 tỷ đồng khoản phạt thuế do những vi phạm từ năm 2007 – 2012 lên đến 80%.
Đáng chú ý, theo Vận chuyển Sài Gòn Tourist, với công nợ của ông Đinh Quang Hiền, do các hành vi sai phạm trong quản lý, tạo đặc quyền, đặc lợi cho con trai (ông Đinh Quang Phước Thanh) trong thời gian đương nhiệm chức vụ Tổng giám đốc nên công ty đã khởi kiện ông Đinh Quang Hiền ra tòa án để được giải quyết.
Căn cứ theo Bản án sơ thẩm năm 2018 của Tòa án nhân dân TPHCM và Quyết định thi hành án năm 2019 của Cục Thi hành án dân sự TPHCM, thì ông Đinh Quang Hiền có nghĩa vụ thi hành án, phải bồi thường cho Vận chuyển Sài Gòn Tourist số tiền thiệt hại là 2,92 tỷ đồng và tiền lãi chậm trả theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án đã tiến hành phong tỏa cổ phiếu của ông Định Quang Hiền. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay ông Hiền chưa thi hành bất kỳ khoản tiền nào cho Sài Gòn Tourist.
Ngày 4/3/2022, Chi cục Thi hành án dân sự quận 1 đã tiến hành kê biên toàn bộ 161.405 cổ phiếu STT của ông Đinh Quang Hiền để thi hành án cho Sài Gòn Tourist. Tuy nhiên, trước đó, ngày 28/2/2022, bà Nguyễn Thị Phước là vợ ông Đinh Quang Hiền đã khởi kiện yêu cầu Toà án nhân dân TP Thủ Đức chia toàn bộ 161.405 cổ phiếu STT của ông Hiền trong thời kỳ hôn nhân cho bà Phước với lý do là số tiền mua cổ phiếu STT là tiền cá nhân của bà Phước.
Theo Vận chuyển Sài Gòn Tourist, việc làm này của bà Nguyễn Thị Phước và ông Đinh Quang Hiền nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án đối với tài sản của ông Đinh Quang Hiền cho Sài Gòn Tourist. Hiện tại Sài Gòn Tourist đã gửi đơn khiếu nại và đơn kiện đến cơ quan thi hành án cũng như tòa án và công an đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà Nguyễn Thị Phước và ông Đinh Quang Hiền.
Đối với các công nợ còn lại, sau khi kiểm tra, đánh giá các chứng từ, tài liệu liên quan do việc xác lập còn lỏng lẻo, thiếu kiểm tra tình trạng đối tác dẫn đến thiếu sót tài liệu chứng minh nợ do Ban điều hành cũ thực hiện từ 2010, 2011... tất cả các khoản nợ này đã được Vận chuyển Sài Gòn Tourist trích lập dự phòng 100%...
Âm vốn chủ sở hữu, Vận chuyển Sài Gòn Tourist nói gì?
Ở diễn biến liên quan, đầu tháng 4/2023, cổ phiếu STT của Công ty CP Vận chuyển Sài Gòn Tourist tiếp tục bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ra quyết định duy trì diện hạn chế giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCoM do vốn chủ sở hữu âm căn cứ trong báo cáo tài chính kiểm toán 2022.
Theo giải trình của Vận chuyển Sài Gòn Tourist, năm 2022, tình hình kinh tế thị trường có nhiều biến động sau dịch bệnh. Bên cạnh đó, năm 2022 xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, đẩy giá xăng dầu lên cao trong suốt thời gian dài. Ngành nghề kinh doanh chính của Sài Gòn Tourist là vận chuyển hành khách và đào tạo lái xe nên đã chịu ảnh hưởng trực tiếp khiến cho công việc kinh doanh càng khó khăn hơn.
Trong khi đó, Vận chuyển Sài Gòn Tourist vẫn phải chi trả cho những chi phí hoạt động của doanh nghiệp như chi phí thuê mặt bằng, lương nhân viên, bảo hiểm xã hội… Ngoài ra, STT phải trích lập dự phòng cho những khoản nợ xấu, nợ khó đòi của STT từ những năm trước (theo báo cáo tài chính các năm đã được kiểm toán) nên dẫn đến việc âm vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính trong năm 2022.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, Vận chuyển Sài Gòn Tourist đã đề ra các kế hoạch như: Ra sức thu hồi các nợ xấu đã tồn đọng; phát triển hoạt động kinh doanh của trung tâm đào tạo, dự kiến trong năm sẽ mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao số lượng học viên; tạo mối liên kết với các đối tác khác trong lĩnh vực thuê xe; tăng thêm số lượng xe taxi hoạt động tại sân bay cũng như các bến bãi khác…

Phạt hai lần mức phí nếu làm mất thẻ, trốn phí cao tốc

(Kiến Thức) - Theo đó nếu chủ xe khai báo mất thẻ nhằm trốn phí, gian lận cước tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình sẽ bị phạt gấp hai lần mức cước phí.

Phạt hai lần mức phí nếu làm mất thẻ, trốn phí cao tốc
Phat hai lan muc phi neu lam mat the, tron phi cao toc
Trạm thu phí trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình. (Ảnh: VEC cung cấp). 
Để đảm bảo công tác thu phí tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình hiệu quả, hạn chế trường hợp chủ xe khai báo mất thẻ nhằm trốn phí, thu đúng, thu đủ và tránh thất thu, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa đưa ra phương án xử lý tính hai lần mức cước phí theo mức ứng với lộ trình dài nhất và phải bồi thường tiền thẻ đã mất. Thời điểm áp dụng kể từ 0 giờ ngày 01/02/2016. Theo ông Đỗ Chí Chung, Chánh văn phòng VEC, tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình được khởi công ngày 07/01/2006 và thông xe toàn tuyến (giai đoạn 1) ngày 30/6/2012. Tính đến nay, tuyến cao tốc này đã phục vụ hơn 23,1 triệu lượt phương tiện đảm bảo an toàn, hiệu quả, giao thông thông suốt. Kể từ ngày 30/9/2013, VEC đã đưa thẻ điện tử (thẻ RFID) vào sử dụng tại tất cả các trạm thu phí trên toàn tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình. “Với việc triển khai thu phí kín ứng dụng công nghệ RFID giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc sử dụng vé giấy do thẻ cứng có thể tái sử dụng được nhiều lần, kiểm soát được mã thẻ gắn với từng phương tiện, đầu ra có thể kiểm tra thông tin nhanh chóng; máy tính sẽ tự động tính mức phí cho các loại phương tiện bảo đảm tính minh bạch và công bằng cho các chủ phương tiện; thuận lợi trong quá trình giám sát, hậu kiểm của công tác thu phí,” ông Đỗ Chí Chung cho biết. Tuy nhiên, theo vị Chánh văn phòng VEC, thực tế qua quá trình quản lý vận hành tuyến đường từ khi đưa vào khai thác đến nay cho thấy đã xuất hiện các trường hợp lái xe có hành vi gian lận, khai báo mất thẻ để đổi thẻ đầu vào nhằm mục đích gian lận cước phí. Mặc dù, VEC đã có nhiều biện pháp xử lý như ghi rõ biển số xe, ca làm việc trên thẻ đầu vào, thực hiện thu phí với chặng dài nhất... nhưng tình trạng này vẫn tồn tại.
Phat hai lan muc phi neu lam mat the, tron phi cao toc-Hinh-2
 Tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình đưa vào khai thác đến nay đã phục vụ hơn 23,1 triệu lượt phương tiện. (Ảnh: VEC cung cấp)
Để đảm bảo công tác thu phí tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình hiệu quả, hạn chế trường hợp gian lận, trốn phí, thu đúng, thu đủ và tránh thất thu, VEC đưa ra phương án xử lý và ban hành mức cước phí xe làm mất vé thẻ trên tuyến đường cao tốc này. Cụ thể, đối với trường hợp lái xe làm mất thẻ kiểm soát đường cao tốc; không xuất trình được thẻ kiểm soát đầu vào đường cao tốc tại các đầu ra, chủ phương tiện phải bồi thường giá trị phát hành vé/thẻ 200.000 đồng đồng thời cước phí phải trả là 2 lần mức cước phí theo mức ứng với lộ trình dài nhất trong biểu cước phí. Trước đó, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cũng đã có phương án xử lý tương tự đối với những chủ xe, phương tiện khai báo mất thẻ lưu thông đầu vào nhằm trốn phí, gian lận cước đối với tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai và thời điểm áp dụng từ 01/01./.

Nếu vi phạm, xe khách sẽ bị cấm vĩnh viễn đi vào cao tốc

Chủ đầu tư đường cao tốc đưa ra quy định để “cấm cửa” các trường hợp người điều khiển xe ô tô vi phạm quy định trên tuyến.

Nếu vi phạm, xe khách sẽ bị cấm vĩnh viễn đi vào cao tốc
Ngày 3/3, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố những quy định về việc từ chối phục vụ các xe khách hoạt động trên tuyến.
Neu vi pham, xe khach se bi cam vinh vien di vao cao toc
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai cùng hai tuyến khác sẽ cấm phục vụ vĩnh viễn với xe khách vi phạm đến lần thứ 4 (ảnh V.H) 
Đây là đơn vị đang quản lý khai thác 3 tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài – Lào Cai và TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Theo VEC, trên các tuyến trên tồn tại tình trạng phương tiện dừng đỗ, đón trả khách, tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông. Theo đó, phương tiện vi phạm dừng đỗ, đón trả khách 3 lần sẽ bị từ chối phục vụ trong vòng 3 ngày. Nếu đại diện chủ phương tiện có cam kết không tái diễn vi phạm sẽ được xem xét phục vụ trở lại sau 3 ngày từ chối. Phương tiện tái phạm lần thứ nhất sẽ bị từ chối phục vụ trong vòng 7 ngày, lần thứ 2 là 15 ngày và đến lần thứ 3 là 30 ngày. Để hoạt động trở lại trên tuyến, đại diện chủ phương tiện phải ký cam kết với đơn vị quản lý đường cao tốc. Việc xem xét tiếp tục phục vụ trở lại các phương tiện đã vi phạm chỉ được thực hiện khi các chủ phương tiện cung cấp cho Trung tâm Giám sát khai thác vận hành đường cao tốc Việt Nam (VEC M) biên bản cam kết không tái diễn vi phạm. VEC M tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác của các biên bản cam kết. Trong trường hợp đầy đủ điều kiện, VEC M sẽ phát hành văn bản chấp thuận việc phục vụ trở lại. Sau những lần tái phạm kể trên, nếu phương tiện vận tải hành khách vi phạm lần thứ 4, sẽ bị chủ đầu tư tuyến đường “cấm cửa” vĩnh viễn. Quy định có hiệu lực kể từ ngày 2.3. Hiện trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Long Thành – Dầu Giây đã lắp camera giám sát trên tuyến. VEC cũng đang áp dụng lệnh “cấm cửa” vào đường cao tốc với các phương tiện vi phạm các quy định sau: sang tải trên đường cao tốc gây mất an toàn giao thông; gian lận thẻ, gian lận cước phí; đi ngược chiều trên đường cao tốc. Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam hiện là chủ đầu tư 6 dự án đường bộ cao tốc, trong đó đã hoàn thành và đưa vào khai thác 3 tuyến cao tốc với tổng chiều dài 350km, chiếm trên 52% đường cao tốc toàn quốc.

Từ 1/7, gian lận vé trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai bị phạt nặng

Từ 1/7/2017, VEC sẽ xử phạt nặng hơn đối với hành vi gian lận vé trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Từ 1/7, gian lận vé trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai bị phạt nặng
VEC cho hay, trong quá trình quản lý vận hành tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã xuất hiện tình trạng các chủ phương tiện lợi dụng thực hiện việc quay đầu xe trên tuyến, nhiều trường hợp khai báo mất thẻ để đổi thẻ đầu vào nhằm mục đích gian lận cước phí.
Tu 1/7, phat nang neu gian lan ve tren cao toc Noi Bai - Lao Cai
Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai nhìn từ trên cao. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.