Sai lầm tai hại khi nấu cơm rửa trôi hết dinh dưỡng, rất nhiều người mắc phải

Nấu cơm là việc tưởng chừng như đơn giản nhưng để có được một nồi cơm không chỉ ngon mà còn không bị mất đi dưỡng chất thì không phải ai cũng làm được.

Sai lầm tai hại khi nấu cơm rửa trôi hết dinh dưỡng, rất nhiều người mắc phải

Ăn gạo mốc

Nhiều bà nội trợ vì lý do tiếc của mà sử dụng lại gạo mốc bằng cách vo thật kỹ. Tuy nhiên, điều này vừa mất đi chất dinh dưỡng có trong gạo, lại vô cùng nguy hại hại cho sức khỏe. Bởi khi gạo có biểu hiện mốc thì bản thân nó không nằm ở vỏ mà những vi nấm đó đã nằm từ trong thân của gạo nên bạn không thể loại sạch bằng việc vo nhiều lần. Những vi nấm gây nấm mốc lại có khả năng sinh ra ung thư cực kỳ cao.

Nấu cơm bằng nước lạnh

Cũng tương tự như việc ngâm gạo, nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến cho các dưỡng chất trong gạo không được bảo tồn hoàn toàn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nên nấu cơm bằng nước nóng, vì nước nóng sẽ khiến lớp ngoài của hạt gạo bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ. Như vậy các dưỡng chất sẽ được bảo tồn.

Vo gạo quá kỹ

Nhiều người thường có thói quen vo 4 - 5 lần nước đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục và chỉ còn lại màu trắng trong.

Đây chính là thói quen làm mất đi chất dinh dưỡng trong gạo, để giữ được lượng dinh dưỡng quý giá bạn chỉ nên vo 1 - 2 lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn đi là được. Vitamin B1 chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu bạn vo gạo kỹ quá khi nấu cơm sẽ bị mất đi dưỡng chất.

Thích ăn gạo trắng tinh

Hạt gạo trắng nhìn rất đẹp mã nhưng chưa chắc đã ngon hơn. Trên thực tế những hạt gạo quá trắng là do được xay xát quá kỹ khiến cho lớp cám bao bên ngoài - vốn chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo cũng bị lấy đi. Nếu ăn loại gạo này thường xuyên bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất lớn.

Sai lam tai hai khi nau com rua troi het dinh duong, rat nhieu nguoi mac phai

Nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard (ở Boston, Mỹ) đã đưa ra: Ăn gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người ăn ba bữa gạo trắng mỗi ngày dễ mắc bệnh tiểu đường loại hai hơn những người ăn 2 bữa/tuần.

Không xới cơm trước khi ăn

Khi cơm đã chín nếu bạn không chủ động dùng đũa xới đều cho hạt cơm tơi ra thì đến khi ăn sẽ rất khó xới. Đến lúc cơm nguội thì lại càng khó khăn vì cơm lúc này đã kết thành khối khó mà xới cho tơi lên được.

Mở vung khi nồi cơm điện vừa nhảy nút tự động

Đối với nấu cơm bằng nồi cơm điện thì theo kinh nghiệm của nhiều chị em, khi nút vừa mới chuyển quá chế độ hâm nóng, nếu mở vung ngay sẽ khiến cơm sẽ bị nhão, mất ngon. Nếu không muốn xới rồi bật lại chế độ nấu 1 lần nữa thì bạn có thể chờ thêm khoảng hơn 10 phút nữa nồi mới mở vung và xới đều lên là được nhé.

Bốn sai lầm khi nấu cơm nhiều người mắc

(Kiến Thức) - Nấu cơm tưởng chừng đơn giản những không ít người gặp phải 4 sai lầm khi nấu cơm dưới đây.

Bốn sai lầm khi nấu cơm nhiều người mắc
Bon sai lam khi nau com nhieu nguoi mac
 Chọn loại gạo thơm sực nức và được chà sát quá trắng để nấu cơm là sai lầm khi nấu cơm nhiều bà mẹ mắc phải. 

Choáng với công nghệ nấu cơm không cần đầu bếp ở Nhật Bản

(Kiến Thức) - Hệ thống dây chuyền hiện đại nấu cơm bằng máy móc ở Nhật khiến ai nhìn vào cũng không khỏi ngưỡng mộ và khâm phục.

Choáng với công nghệ nấu cơm không cần đầu bếp ở Nhật Bản
Choang voi cong nghe nau com khong can dau bep o Nhat Ban
 Gần đây, những hình ảnh về dây chuyền nấu cơm bằng máy móc rất hiện đại ở Nhật Bản đang được rất nhiều người quan tâm. Tất cả các thao tác của việc nấu một nồi cơm thông thường như vo gạo, nấu cơm, đóng hộp cơm... đều được thực hiện bằng máy móc khiến người xem thậm chí không thể tin vào mắt mình.

Những sai lầm nghiêm trọng khi nấu cơm cần loại bỏ

(Kiến Thức) - Dưới đây là những sai lầm làm mất chất dinh dưỡng khi nấu cơm mà không ít người hay mắc phải.

Những sai lầm nghiêm trọng khi nấu cơm cần loại bỏ
Video: Những sai lầm nghiêm trọng khi nấu cơm cần loại bỏ:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.