Sai lầm phổ biến về uống trà xanh gây hại khó lường

(Kiến Thức) - Ngoài khoái cảm do hương vị thanh cao, tinh khiết từ chén trà, không mấy người chú ý đến những sai lầm phổ biến về uống trà xanh có thể gây hại khó lường.

Sai lầm phổ biến về uống trà xanh gây hại khó lường
Sai lam pho bien ve uong tra xanh gay hai kho luong
 
Ích lợi đối với sức khoẻ của trà xanh nằm trong các hoạt tính dược học có trong trà gồm: Caffein (có tác dụng chống buồn ngủ, giảm mệt mỏi, giúp lợi tiểu); flavonoid (có tác dụng giảm huyết áp, gia tăng sự bền vững của thành mạch máu); catechin và  polysaccarid (tác dụng giảm đường máu, giảm nguy cơ gây ung thư, gia tăng sức đề kháng của men răng, nhờ đó chống hư răng và hôi miệng); vitamin C (tăng sức đề kháng của cơ thể); vitamin E (được coi là chất chống lại các gốc tự do trong cơ thể, giúp làm chậm sự lão hóa của cơ thể)... Tuy nhiên, các lợi ích trên sẽ mất đi hoặc trà còn gây ra các tác động xấu tới sức khoẻ do cách sử dụng. Sau đây là một số sai lầm phổ biến về uống trà xanh gây hại khó lường:
- Tránh  uống nước trà xanh ngay sau ăn. Do chất tanin và theocin trong trà gây ức chế sự bài tiết dịch dạ dày và dịch ruột, đồng thời tannin sẽ kết hợp với protein, chất sắt, vitamin B có trong thức ăn thành các hợp chất khó hấp thụ.      
- Để tránh chất cafein có trong trà kích thích thần kinh gây khó ngủ, mất ngủ, nên tránh uống trà vào buổi tối, nhất là ở những người đang bị khó ngủ hoặc có trạng thái nhạy cảm thần kinh. Nên uống trà vào buổi sáng do trà giúp hệ thống thần kinh được tỉnh táo, minh mẫn, hưng phấn, từ đó năng xuất công việc sẽ tốt hơn.
- Không dùng trà xanh ở những người đang sử dụng các thuốc điều trị chống đông máu với mục đích ngăn ngừa các tai biến tim mạch (tai biến mạch não, tai biến tim...) do trong trà xanh có chứa vitamin K (có khả năng tạo ra các cục máu đông gây bít tắc mạch máu).
- Thói quen uống trà pha đường có thể gây hại như hàm lượng đường quá ngọt trong trà cũng tác động xấu tới sức khoẻ, đặc biệt đối với những người vốn đã sẵn có các yếu tố nguy cơ cao gây tai biến tim mạch.
- Tốt nhất là hãy uống trà nóng. Nước đá cũng như các đồ ăn uống ướp lạnh nói chung là những thứ có tác dụng xấu đối với sức khoẻ. Tác động có hại của độ lạnh đưa sâu vào trong cơ thể diễn tiến chậm chạp, ngấm ngầm, lâu dài, rất khó thấy ngay trước mắt hoặc sau một thời gian ngắn. Cơ thể bị lạnh thâm nhập, phải tìm cách quân bình nhiệt độ giữa các vùng của cơ thể, khiến hao phí rất nhiều năng lượng của cơ thể và về lâu dài có thể dẫn tới sự suy yếu của một hoặc nhiều phủ tạng nào đó. Tình hình trên cho thấy, không những không nên uống trà đá mà kể cả các nước giải khát ướp lạnh hoặc pha đá khác cũng không nên hoặc hạn chế dùng.
Cũng cần nói thêm là việc sử dụng các chai trà sản xuất công nghiệp, do quy trình sản xuất và chất lượng nguyên liệu nên thường có lượng hoạt tính đôi khi rất thấp. Mặt khác, các sản phẩm công nghiệp này thường chứa một số phụ gia như chất bảo quản, chất nhuộm màu nhằm gây bắt mắt, hương liệu tổng hợp, đường hóa học... Đây là các hóa chất ít nhiều không có lợi cho sức khoẻ, nhất là khi trong quy trình sản xuất không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm. 
Vì vậy, khi chọn lựa sử dụng lâu dài cũng nên xem xét chọn lựa nhãn mác có uy tín và đọc kỹ thành phần ghi trên nhãn. Nếu mục đích uống trà không chỉ với mục đích khoái khẩu mà để tăng cường sức khoẻ thì nên pha trà theo cách truyền thống.

Đã táo bón, đừng uống nhiều trà

(Kiến Thức) - Không nên uống nhiều trà, nhất là trà đặc, khi đang bị táo bón vì trà khiến tình trạng táo bón trở nên nặng hơn.
 

Đã táo bón, đừng uống nhiều trà
Anh Nguyễn Xuân Anh (Xuân Mai, Hà Nội) mấy hôm nay bị táo bón. Thay vì ăn các thực phẩm dễ tiêu, nhiều chất xơ thì anh lại dùng các thực phẩm nhiều chất đạm, uống nước chè đặc. Vì thế, tình trạng táo bón không những không cải thiện mà còn nặng hơn. Thậm chí, mỗi ngày anh phải uống vài cốc nước chè, trà đặc theo thói quen. Khi vợ bảo uống nước lọc, anh thấy nhạt miệng và thèm hơn.
Da tao bon, dung uong nhieu tra
 

Chồng tôi làm cô hàng xóm ễnh bụng rồi đòi ly hôn

(Kiến Thức) - Sau khi cô hàng xóm bị chồng bỏ vì tội có chửa với ông xã tôi, gia đình tôi sắp tan tác vì chồng đòi ly hôn để lấy cô ta. 

Chồng tôi làm cô hàng xóm ễnh bụng rồi đòi ly hôn
Cuối cùng, chồng đòi ly hôn khi tuyệt tình nói với tôi: “Anh đã yêu cô ấy cách đây 10 năm rồi, chúng ta li hôn đi em”.
Lẽ nào 10 năm tình cảm đầu kề tay ấp mà anh dành cho tôi chỉ là giả dối? Mười năm trước, thời gian đó tôi phải công tác xa nhà, có lần anh đi uống rượu về bị say lại quên mang chìa khóa nên không vào nhà được. Hà, cô hàng xóm nhà tôi lúc đấy, cũng cảnh chồng vắng nhà đã cho chồng tôi ngủ nhờ. Từ đêm đó, bọ họ bắt đầu cuộc tình vụng trộm với nhau.

Kinh hãi lây bệnh về máu từ quần áo hàng thùng

(Kiến Thức) - Sành điệu, không đụng hàng mà vẫn rẻ nhưng quần áo hàng thùng lại rất nguy hiểm, nhất là có thể khiến bạn lây các bệnh về máu, phụ khoa. 

Kinh hãi lây bệnh về máu từ quần áo hàng thùng
Nhiều người có thói quen mua quần áo hàng thùng ("siđa”, hàng cũ, second-hand) về mặc vì thích kiểu “không đụng hàng”… Thế nhưng, thị trường hàng quần áo đã qua sử dụng, tái chế này luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khoẻ người dùng.
Viêm da do “mê hàng độc”

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.