Sai lầm chết người của Napoleon

Mỗi binh sĩ Napoleon mang theo 10 kg vàng cướp được ở Moscow, nhưng kim loại quý không thể cứu họ khỏi đói và lạnh trong chuyến chạy trốn ô nhục.

Vào ngày 6/1/1813, Nga Hoàng Alexander I đã ký Tuyên bố nước Nga được giải phóng khỏi cuộc xâm lược của Napoleon. Đội quân 600 ngàn người của hoàng đế Pháp lúc đó đã hoàn toàn bị quân đội Nga đánh bại. Napoleon phải dùng tên giả để chạy trốn về Paris. Sau đó, Hoàng đế Pháp phải thừa nhận chiến dịch của mình ở Nga là "sai lầm chết người."
Napoleon lên nắm quyền ở Pháp sau cuộc đảo chính năm 1799. Ông là một người có tham vọng vô biên và tài năng chỉ huy rực rỡ. Một vài năm sau đó, bằng một loạt các cuộc chiến chớp nhoáng, ông đã chinh phục tất cả các nước châu Âu, ngoại trừ Nga và Anh. Kế hoạch tiếp theo của Napoleon là chinh phục Ai Cập, vùng đất mà ông có tham vọng đánh chiếm từ đầu thế kỷ XIX. Ai Cập sẽ mở đường tới “viên ngọc của Hoàng gia Anh", tức Ấn Độ.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đế chế Nga Pháp là một trở ngại lớn của Napoleon trên con đường thống trị thế giới. Mùa hè năm 1812, khi Hoàng đế Pháp tiến quân đến biên giới Nga, trong quân đội khổng lồ của ông, bên cạnh người Pháp là binh sỹ từ mười sáu nước châu Âu bị chinh phục trước đó. Quân đội Nga có số lượng ít gấp rưỡi và bố trí rời rạc ở các khu vực khác nhau. Đến mùa thu năm 1812, nguyên soái Mikhail Kutuzov mới tập trung quân đội về một mối. Tháng 9 năm đó, tại làng Borodino cách Moscow 120 km đã diễn ra trận đánh quyết định kéo dài từ bình minh cho đến hoàng hôn, tới khi không thể nhìn thấy đối phương. Mỗi giờ, pháo, súng và gươm giáo khiến cho 2.500 người thiệt mạng. Quân Pháp đã không giành được chiến thắng, và quân Nga đã không chịu khuất phục. Hai bên đối thủ vẫn giữ vị trí của mình.
Ngay sau đó hội đồng quân sự Nga đã nhanh chóng họp bàn. Trái với quan điểm chung của các tướng lĩnh, Kutuzov đã đưa ra một quyết định khó khăn là rút quân khỏi Moscow. Ông biết rằng họ chỉ xa Moscow một thời gian ngắn. Nhân dân thủ đô cũng rời khỏi thành phố đang bốc cháy, mang theo tất cả các nguồn cung cấp thực phẩm. Napoleon vào Kremlin chờ nước Nga đầu hàng hơn một tháng nhưng không chờ đợi nổi. Trong thời gian này trong quân đội của ông ta bị bỏ đói bắt đầu bị phân rã. Đồng thời, như nhà văn nổi tiếng thế giới Lev Tolstoy đã viết, cây gậy sồi chiến tranh nhân dân Nga đã bắt đầu giáng vào hậu phương của kẻ thù. Đến cuối tháng Mười, Napoleon buộc phải rút lui khỏi Moscow. Mỗi binh sĩ Napoleon mang theo 10 kg vàng cướp được ở Moscow, nhưng kim loại quý không thể cứu họ khỏi đói và lạnh trong chuyến chạy trốn ô nhục.
Đến cuối tháng Mười Hai, tàn quân của Napoleon đến được gần biên giới Nga. Nửa triệu binh sĩ của Hoàng đế Pháp bỏ mạng tại Nga, 10 ngàn người bị bắt làm tù binh. Đối với người Nga, đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa, họ bảo vệ sự độc lập của Tổ quốc mình. Vì vậy, trong lịch sử Nga, cuộc chiến tranh này được gọi là "chiến tranh Vệ quốc năm 1812."

Bi kịch lớn nhất trong đời Napoleon

(Kiến Thức) - Napoleon từng ao ước người ta sẽ ngâm tẩm quả tim của mình và chuyển nó cho bà hoàng Marie Louise. Nhưng ước nguyện ấy đã không thành hiện thực.

Những tưởng với cuộc hôn nhân lần thứ hai, Napoleon Bonaparte sẽ hưởng trọn hạnh phúc và yên vị trên ngai vàng của mình. Nhưng hóa ra, chính cuộc hôn nhân này lại là nghiệp chướng reo nỗi bất hạnh lớn cho cuộc đời của vị hoàng đế nước Pháp.
Chân dung Napoleon Bonaparte.
 Chân dung Napoleon Bonaparte.

Bí ẩn thi hài không nguyên vẹn của người nổi tiếng

(Kiến Thức) - Vì muôn vàn lý do, một số bộ phận trên cơ thể người nổi tiếng bỗng "không cánh mà bay", để lại nhiều dấu hỏi lớn cho nhân loại.

Ba năm sau khi Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát, người ta phát hiện ra bộ não của ông chủ Nhà Trắng đã bị đánh cắp trong quá trình khám nghiệm tử thi. Những người theo thuyết âm mưu thì giả định rằng, Tổng thống Kennedy không bị Lee Harvey Oswald bắn từ phía sau mà thực ra bị bắn từ phía trước trán.
Ba năm sau khi Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát, người ta phát hiện ra bộ não của ông chủ Nhà Trắng đã bị đánh cắp trong quá trình khám nghiệm tử thi. Những người theo thuyết âm mưu thì giả định rằng, Tổng thống Kennedy không bị Lee Harvey Oswald bắn từ phía sau mà thực ra bị bắn từ phía trước trán.

Đọc nhiều nhất

Tin mới