Sa mạc đất sét trải dài qua 3 quốc gia ở châu Á

Sa mạc đất sét trải dài qua 3 quốc gia ở châu Á

Cao nguyên Ustyurt là một trong những địa điểm bí ẩn nhất trên thế giới với cảnh quan ngoạn mục và hàng nghìn cánh diều sa mạc bằng đất, đá.

Cao nguyên Ustyurt là sa mạc đất sét xuyên biên giới trải dài qua Turkmenistan, Kazakhstan và Uzbekistan. Vùng đất rộng khoảng 200.000 km2, gần bằng diện tích của Anh và Scotland cộng lại, nhưng có lượng mưa ít ỏi và nhiệt độ theo mùa dao động từ âm 40 độ C đến 40 độ C. Những công trình cổ xưa còn sót lại là bằng chứng cho thấy các bộ lạc du mục đã sống sót giữa thiên nhiên khắc nghiệt. Ảnh: Brodyaga.
Cao nguyên Ustyurt là sa mạc đất sét xuyên biên giới trải dài qua Turkmenistan, Kazakhstan và Uzbekistan. Vùng đất rộng khoảng 200.000 km2, gần bằng diện tích của Anh và Scotland cộng lại, nhưng có lượng mưa ít ỏi và nhiệt độ theo mùa dao động từ âm 40 độ C đến 40 độ C. Những công trình cổ xưa còn sót lại là bằng chứng cho thấy các bộ lạc du mục đã sống sót giữa thiên nhiên khắc nghiệt. Ảnh: Brodyaga.
Cảnh quan đặc trưng của Ustyurt là những khối núi đá vôi cao khoảng 200 m bị bào mòn, được người dân địa phương gọi là chink. Tại đây còn xuất hiện các hồ muối lớn trong thời gian ngắn ngủi sau những trận mưa hiếm hoi vào mùa đông và mùa hè. 21 triệu năm trước, cao nguyên Ustyurt là một phần của biển Tethys, nơi được cho đã phân tách nên biển Đen, Aral và Caspi ngày nay. Do vậy, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những mảnh hóa thạch của sinh vật biển cổ đại khi đến Ustyurt. Ảnh: Behance.
Cảnh quan đặc trưng của Ustyurt là những khối núi đá vôi cao khoảng 200 m bị bào mòn, được người dân địa phương gọi là chink. Tại đây còn xuất hiện các hồ muối lớn trong thời gian ngắn ngủi sau những trận mưa hiếm hoi vào mùa đông và mùa hè. 21 triệu năm trước, cao nguyên Ustyurt là một phần của biển Tethys, nơi được cho đã phân tách nên biển Đen, Aral và Caspi ngày nay. Do vậy, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những mảnh hóa thạch của sinh vật biển cổ đại khi đến Ustyurt. Ảnh: Behance.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ustyurt nằm ở vùng Mangystau, phía tây nam Kazakhstan. Khu bảo tồn được thành lập vào năm 1984, có diện tích khoảng 223.000 ha và trở thành nơi sinh sống của gần 300 loài sinh vật bao gồm nhím Brandt, chồn hôi cẩm thạch, chim ô tác Houbara, lợn rừng ... Đặc biệt, đây là "ngôi nhà" của một cá thể báo Ba Tư, loài động vật quý hiếm đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: novastan.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ustyurt nằm ở vùng Mangystau, phía tây nam Kazakhstan. Khu bảo tồn được thành lập vào năm 1984, có diện tích khoảng 223.000 ha và trở thành nơi sinh sống của gần 300 loài sinh vật bao gồm nhím Brandt, chồn hôi cẩm thạch, chim ô tác Houbara, lợn rừng ... Đặc biệt, đây là "ngôi nhà" của một cá thể báo Ba Tư, loài động vật quý hiếm đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: novastan.
Nằm rải rác xung quanh các vách đá của cao nguyên Ustyurt là những công trình bằng đất, đá được gọi là cánh diều sa mạc. Thuật ngữ này bắt nguồn từ các phi công quân sự Pháp và Anh, những người đầu tiên phát hiện ra công trình bí ẩn vào thập niên 1920. Hiện nay, ước tính có hơn 5.800 cánh diều sa mạc tồn tại trên thế giới, trong đó có khu vực thuộc Kazakhstan và Uzbekistan của cao nguyên Ustyurt. Ảnh: BBC.
Nằm rải rác xung quanh các vách đá của cao nguyên Ustyurt là những công trình bằng đất, đá được gọi là cánh diều sa mạc. Thuật ngữ này bắt nguồn từ các phi công quân sự Pháp và Anh, những người đầu tiên phát hiện ra công trình bí ẩn vào thập niên 1920. Hiện nay, ước tính có hơn 5.800 cánh diều sa mạc tồn tại trên thế giới, trong đó có khu vực thuộc Kazakhstan và Uzbekistan của cao nguyên Ustyurt. Ảnh: BBC.
Trong những năm qua, các nhà khảo cổ học cho rằng cánh diều sa mạc là nơi để nuôi động vật trong nhà của người cổ đại cách đây hơn 2.000 năm. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng gần đây cho thấy cấu trúc hình phễu này được sử dụng để bẫy linh dương Saiga, loài động vật nguy cấp từng hiện diện ở khắp vùng thảo nguyên Trung Á. Số ít bộ lạc du mục hiện vẫn sử dụng cánh diều sa mạc để nhốt cừu Urial hay linh dương Jairan trước khi làm thịt chúng. Ảnh: Pinterest.
Trong những năm qua, các nhà khảo cổ học cho rằng cánh diều sa mạc là nơi để nuôi động vật trong nhà của người cổ đại cách đây hơn 2.000 năm. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng gần đây cho thấy cấu trúc hình phễu này được sử dụng để bẫy linh dương Saiga, loài động vật nguy cấp từng hiện diện ở khắp vùng thảo nguyên Trung Á. Số ít bộ lạc du mục hiện vẫn sử dụng cánh diều sa mạc để nhốt cừu Urial hay linh dương Jairan trước khi làm thịt chúng. Ảnh: Pinterest.
Theo giáo sư Alison Betts, cao nguyên Ustyurt là địa điểm yêu thích của người du mục để lưu trú vào mùa đông từ thời kỳ đồ sắt đến đầu thế kỷ 20. Đồng bằng châu thổ sông Amu Darya tiếp giáp với phía đông Ustyurt còn trở thành nơi nhiều nền văn minh hình thành và phát triển. Đây là khu vực nằm trên Con đường Tơ lụa, nhờ đó hình thành mạng lưới buôn bán nhộn nhịp ở Âu-Á. Ảnh: dreamstime.
Theo giáo sư Alison Betts, cao nguyên Ustyurt là địa điểm yêu thích của người du mục để lưu trú vào mùa đông từ thời kỳ đồ sắt đến đầu thế kỷ 20. Đồng bằng châu thổ sông Amu Darya tiếp giáp với phía đông Ustyurt còn trở thành nơi nhiều nền văn minh hình thành và phát triển. Đây là khu vực nằm trên Con đường Tơ lụa, nhờ đó hình thành mạng lưới buôn bán nhộn nhịp ở Âu-Á. Ảnh: dreamstime.
Các nhà khoa học đang kiến nghị mở rộng diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Ustyurt của Kazakhstan qua phần lãnh thổ của Turkmenistan và Uzbekistan. Theo tiến sĩ Crassard, việc này sẽ giúp họ tiếp tục công việc nghiên cứu hệ sinh thái của sa mạc đất sét, cũng như hiểu hơn cách con người trong quá khứ và hiện đại tương tác với môi trường tự nhiên. Đồng thời, sự hợp tác đa phương giữa các quốc gia tạo nên cách quản lý thống nhất, có thể đệ trình UNESCO công nhận cao nguyên Ustyurt là di sản thế giới trong tương lai. Ảnh: 123rf.
Các nhà khoa học đang kiến nghị mở rộng diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Ustyurt của Kazakhstan qua phần lãnh thổ của Turkmenistan và Uzbekistan. Theo tiến sĩ Crassard, việc này sẽ giúp họ tiếp tục công việc nghiên cứu hệ sinh thái của sa mạc đất sét, cũng như hiểu hơn cách con người trong quá khứ và hiện đại tương tác với môi trường tự nhiên. Đồng thời, sự hợp tác đa phương giữa các quốc gia tạo nên cách quản lý thống nhất, có thể đệ trình UNESCO công nhận cao nguyên Ustyurt là di sản thế giới trong tương lai. Ảnh: 123rf.

GALLERY MỚI NHẤT