S-200 Syria suýt bắn trúng cơ sở hạt nhân, còi báo động Israel rền vang

S-200 Syria suýt bắn trúng cơ sở hạt nhân, còi báo động Israel rền vang

Israel cho biết một tên lửa phòng không S-200 Syria bắn trượt tiêm kích của họ nhưng lại rơi và phát nổ gần trung tâm hạt nhân Shimon Peres Negev, khiến cơ sở này phát còi báo động.
 

Video trên mạng xã hội cho thấy còi báo động tên lửa rền vang ở khu vực gần Dimona, nơi có Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Shimon Peres Negev của Israel, sau khi một  tên lửa phòng không S-200 Syria rơi xuống gần đó và phát nổ.
Video trên mạng xã hội cho thấy còi báo động tên lửa rền vang ở khu vực gần Dimona, nơi có Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Shimon Peres Negev của Israel, sau khi một tên lửa phòng không S-200 Syria rơi xuống gần đó và phát nổ.
Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết trung tâm hạt nhân Shimon Peres Negev không chịu thiệt hại và không ai bị thương trong sự cố.
Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết trung tâm hạt nhân Shimon Peres Negev không chịu thiệt hại và không ai bị thương trong sự cố.
Phát ngôn viên IDF cho biết tên lửa S-200 được Syria phóng nhằm vào chiến đấu cơ Israel tham gia vụ không kích trước đó. Tuy nhiên, quả tên lửa này trượt mục tiêu và bay tới Dimona, rơi xuống vị trí cách lò phản ứng hạt nhân của Israel khoảng 30 km.
Phát ngôn viên IDF cho biết tên lửa S-200 được Syria phóng nhằm vào chiến đấu cơ Israel tham gia vụ không kích trước đó. Tuy nhiên, quả tên lửa này trượt mục tiêu và bay tới Dimona, rơi xuống vị trí cách lò phản ứng hạt nhân của Israel khoảng 30 km.
Một số nhân chứng cho biết sau khi còi báo động tắt, một vụ nổ lớn xảy ra làm rung chuyển nhiều ngôi nhà gần đó. Một số người sống ở Jerusalem và miền trung Israel cũng thông báo về chấn động từ vụ nổ.
Một số nhân chứng cho biết sau khi còi báo động tắt, một vụ nổ lớn xảy ra làm rung chuyển nhiều ngôi nhà gần đó. Một số người sống ở Jerusalem và miền trung Israel cũng thông báo về chấn động từ vụ nổ.
Quân đội Israel cho biết đã không kích một số khẩu đội tên lửa tại Syria, bao gồm khẩu đội phóng tên lửa S-200 vào nước này, để đáp trả.
Quân đội Israel cho biết đã không kích một số khẩu đội tên lửa tại Syria, bao gồm khẩu đội phóng tên lửa S-200 vào nước này, để đáp trả.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin phòng không nước này chặn một đợt tập kích của Israel nhằm vào ngoại ô thủ đô Damascus. "Lực lượng phòng không Syria đánh chặn các tên lửa và bắn hạ phần lớn. Tuy nhiên, 4 binh sĩ bị thương trong vụ tập kích và có một số thiệt hại vật chất", SANA đưa tin.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin phòng không nước này chặn một đợt tập kích của Israel nhằm vào ngoại ô thủ đô Damascus. "Lực lượng phòng không Syria đánh chặn các tên lửa và bắn hạ phần lớn. Tuy nhiên, 4 binh sĩ bị thương trong vụ tập kích và có một số thiệt hại vật chất", SANA đưa tin.
Truyền thông Israel những tuần qua đưa tin IDF tăng cường lưới phòng không quanh lò phản ứng Dimona và thành phố cảng Eilat, nhằm đề phòng nguy cơ bị tên lửa hoặc máy bay không người lái (UAV) tập kích. Căng thẳng giữa Israel và Iran gần đây leo thang với loạt vụ tập kích mà hai nước đổ lỗi cho nhau.
Truyền thông Israel những tuần qua đưa tin IDF tăng cường lưới phòng không quanh lò phản ứng Dimona và thành phố cảng Eilat, nhằm đề phòng nguy cơ bị tên lửa hoặc máy bay không người lái (UAV) tập kích. Căng thẳng giữa Israel và Iran gần đây leo thang với loạt vụ tập kích mà hai nước đổ lỗi cho nhau.
S-200 là hệ thống phòng không mạnh nhất của Syria trước khi S-300 được Nga chuyển giao. Cho tới thời điểm hiện tại đây vẫn là một trong số ít hệ thống đánh chặn có tầm bắn xa nhất thế giới.
S-200 là hệ thống phòng không mạnh nhất của Syria trước khi S-300 được Nga chuyển giao. Cho tới thời điểm hiện tại đây vẫn là một trong số ít hệ thống đánh chặn có tầm bắn xa nhất thế giới.
Trước chiến tranh Syria đã mua của Nga số lượng lớn hệ thống tên lửa S-200 để xây dựng lưới lửa phòng thủ bầu trời.
Trước chiến tranh Syria đã mua của Nga số lượng lớn hệ thống tên lửa S-200 để xây dựng lưới lửa phòng thủ bầu trời.
Tuy nhiên trải qua cuộc nội chiến, nhiều hệ thống vũ khí đã bị tàn phá trong đó có S-200.
Tuy nhiên trải qua cuộc nội chiến, nhiều hệ thống vũ khí đã bị tàn phá trong đó có S-200.
Có thời điểm quân đội Syria sở hữu tới 2 trung đoàn tên lửa S-200 với 50 bệ phóng và vài trăm quả đạn.
Có thời điểm quân đội Syria sở hữu tới 2 trung đoàn tên lửa S-200 với 50 bệ phóng và vài trăm quả đạn.
Nhưng ở thời điểm hiện đại, Quân đội Syria chỉ còn 10 khẩu đội S-200 bố trí tại bốn căn cứ chính của nước này tiếp giáp với Israel.
Nhưng ở thời điểm hiện đại, Quân đội Syria chỉ còn 10 khẩu đội S-200 bố trí tại bốn căn cứ chính của nước này tiếp giáp với Israel.
S-200 Angara/Vega/Dubna, tên ký hiệu NATO SA-5 Gammon là hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) tầm xa, trần bắn từ trung bình đến cao.
S-200 Angara/Vega/Dubna, tên ký hiệu NATO SA-5 Gammon là hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) tầm xa, trần bắn từ trung bình đến cao.
Chúng được thiết kế nhằm bảo vệ những mục tiêu lớn khỏi các máy bay ném bom hoặc các loại máy bay chiến lược khác của phương Tây (như SR-71 Blackbird).
Chúng được thiết kế nhằm bảo vệ những mục tiêu lớn khỏi các máy bay ném bom hoặc các loại máy bay chiến lược khác của phương Tây (như SR-71 Blackbird).
Mỗi tiểu đoàn biên chế gồm 6 bệ phóng tên lửa đơn và đài radar điều khiển hỏa lực. Hệ thống phòng không S-200 còn có thể liên kết với các hệ thống radar tầm xa khác.
Mỗi tiểu đoàn biên chế gồm 6 bệ phóng tên lửa đơn và đài radar điều khiển hỏa lực. Hệ thống phòng không S-200 còn có thể liên kết với các hệ thống radar tầm xa khác.
Dù ra đời trong thập niên 1960-1970, tổ hợp S-200 vẫn có khả năng nâng cấp sâu, cho phép kết nối và chia sẻ dữ liệu với những hệ thống phòng không hiện đại như S-300.
Dù ra đời trong thập niên 1960-1970, tổ hợp S-200 vẫn có khả năng nâng cấp sâu, cho phép kết nối và chia sẻ dữ liệu với những hệ thống phòng không hiện đại như S-300.
Mỗi quả đạn 5V28 của S-200 dài 10,8 m, nặng 7,1 tấn và mang đầu đạn nổ mảnh nặng 217 kg hoặc đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 25.000 tấn thuốc nổ TNT.
Mỗi quả đạn 5V28 của S-200 dài 10,8 m, nặng 7,1 tấn và mang đầu đạn nổ mảnh nặng 217 kg hoặc đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 25.000 tấn thuốc nổ TNT.
Tên lửa dùng ngòi nổ chạm hoặc cận đích cho đầu đạn thông thường, trong khi đầu đạn hạt nhân chỉ được kích hoạt bằng lệnh thủ công.
Tên lửa dùng ngòi nổ chạm hoặc cận đích cho đầu đạn thông thường, trong khi đầu đạn hạt nhân chỉ được kích hoạt bằng lệnh thủ công.
Tên lửa S-200 áp dụng cơ cấu dẫn đường bằng radar bán chủ động (SARH) kết hợp với cập nhật pha giữa bằng tín hiệu vô tuyến.
Tên lửa S-200 áp dụng cơ cấu dẫn đường bằng radar bán chủ động (SARH) kết hợp với cập nhật pha giữa bằng tín hiệu vô tuyến.
Sử dụng phương thức SARH trên toàn hành trình giúp tăng độ chính xác của S-200 ở khoảng cách lớn, cải thiện đáng kể hiệu quả so với dùng tín hiệu điều khiển vô tuyến thủ công trên mẫu tên lửa S-75 Dvina trước đó.
Sử dụng phương thức SARH trên toàn hành trình giúp tăng độ chính xác của S-200 ở khoảng cách lớn, cải thiện đáng kể hiệu quả so với dùng tín hiệu điều khiển vô tuyến thủ công trên mẫu tên lửa S-75 Dvina trước đó.
Quả đạn có tốc độ tối đa 9.000 km/h, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 300 km và độ cao 40 km. Chúng được trang bị 4 động cơ đẩy sơ tốc PRD-81/5S28 hoạt động bằng nhiên liệu rắn.
Quả đạn có tốc độ tối đa 9.000 km/h, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 300 km và độ cao 40 km. Chúng được trang bị 4 động cơ đẩy sơ tốc PRD-81/5S28 hoạt động bằng nhiên liệu rắn.
Tầng đẩy PRD-81/5S28 chỉ hoạt động trong tối đa 5 giây, giúp đạn 5V28 đạt tốc độ đủ lớn trước khi kích hoạt động cơ chính. Sau đó, 4 động cơ đẩy sơ tốc sẽ được tách khỏi thân đạn để giảm khối lượng và lực cản.
Tầng đẩy PRD-81/5S28 chỉ hoạt động trong tối đa 5 giây, giúp đạn 5V28 đạt tốc độ đủ lớn trước khi kích hoạt động cơ chính. Sau đó, 4 động cơ đẩy sơ tốc sẽ được tách khỏi thân đạn để giảm khối lượng và lực cản.
Điểm yếu của hệ thống S-200 chính là sử dụng bệ phóng cố định và radar cồng kềnh, không có khả năng cơ động trong điều kiện chiến tranh. Tuy một số nước như Iran từng hiện đại hóa S-200 để giảm thời gian triển khai và thu hồi.
Điểm yếu của hệ thống S-200 chính là sử dụng bệ phóng cố định và radar cồng kềnh, không có khả năng cơ động trong điều kiện chiến tranh. Tuy một số nước như Iran từng hiện đại hóa S-200 để giảm thời gian triển khai và thu hồi.
Trước khi có S-300 thì S-200 là trụ cột trong hệ thống phòng thủ của Syria. Tuy vậy hệ thống này không để lại nhiều dấu ấn tích cực.
Trước khi có S-300 thì S-200 là trụ cột trong hệ thống phòng thủ của Syria. Tuy vậy hệ thống này không để lại nhiều dấu ấn tích cực.

GALLERY MỚI NHẤT