Rút cục tiêm kích F-35B có xứng với cái giá cao chót vót?

Rút cục tiêm kích F-35B có xứng với cái giá cao chót vót?

F-35B hy sinh khoảng một phần ba khối lượng nhiên liệu để lắp quạt nâng điều khiển bằng trục (SDLF), cho phép nó hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và cất cánh từ đường băng rất ngắn.

 Tiêm kích F-35B là một trong ba phiên bản của F-35 Lightning II do hãng Lockheed Martin của Mỹ phát triển. Nếu F-35A là phiên bản hoạt động bình thường, giành cho không quân; F-35C là phiên bản chuyên hoạt động trên tàu sân bay, giành cho không quân hải quân; thì F-35B là phiên bản đặc biệt, giành cho lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.
Tiêm kích F-35B là một trong ba phiên bản của F-35 Lightning II do hãng Lockheed Martin của Mỹ phát triển. Nếu F-35A là phiên bản hoạt động bình thường, giành cho không quân; F-35C là phiên bản chuyên hoạt động trên tàu sân bay, giành cho không quân hải quân; thì F-35B là phiên bản đặc biệt, giành cho lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.
Chiến đấu cơ F-35B đặc biệt ở chỗ là nó có thể hạ cánh thẳng đứng như một chiếc máy bay trực thăng và cất cánh ở đường băng rất ngắn (STOVL). Đây không phải là một tính năng mới, nhưng tính năng này rất quan trọng, vì nó có thể biến những chiếc tàu đổ bộ trực thăng, thành những tàu sân bay.
Chiến đấu cơ F-35B đặc biệt ở chỗ là nó có thể hạ cánh thẳng đứng như một chiếc máy bay trực thăng và cất cánh ở đường băng rất ngắn (STOVL). Đây không phải là một tính năng mới, nhưng tính năng này rất quan trọng, vì nó có thể biến những chiếc tàu đổ bộ trực thăng, thành những tàu sân bay.
Đặc biệt, loại tiêm kích thế hệ năm này có thể cất cánh ở những đường băng dã chiến trong điều kiện sân bay bị đối phương đánh phá; yếu tố này hết sức quan trọng trong phục hồi khả năng chiến đấu.
Đặc biệt, loại tiêm kích thế hệ năm này có thể cất cánh ở những đường băng dã chiến trong điều kiện sân bay bị đối phương đánh phá; yếu tố này hết sức quan trọng trong phục hồi khả năng chiến đấu.
Tuy nhiên để có tính năng hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và cất cánh từ đường băng rất ngắn, F-35B hy sinh khoảng một phần ba khối lượng nhiên liệu, để lắp quạt nâng điều khiển bằng trục (SDLF); khiến tầm hoạt động của F-35B bị rút ngắn đi đáng kể.
Tuy nhiên để có tính năng hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và cất cánh từ đường băng rất ngắn, F-35B hy sinh khoảng một phần ba khối lượng nhiên liệu, để lắp quạt nâng điều khiển bằng trục (SDLF); khiến tầm hoạt động của F-35B bị rút ngắn đi đáng kể.
Thiết kế hệ thống động cơ cất hạ cánh thẳng đứng lắp trên F-35B là do công ty Rolls-Royce đảm nhiệm và là hậu duệ của động cơ Pegasus 11-61/ F402-RR-408, phiên bản mạnh nhất được sử dụng trong máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Harrier AV-8B.
Thiết kế hệ thống động cơ cất hạ cánh thẳng đứng lắp trên F-35B là do công ty Rolls-Royce đảm nhiệm và là hậu duệ của động cơ Pegasus 11-61/ F402-RR-408, phiên bản mạnh nhất được sử dụng trong máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Harrier AV-8B.
Hệ thống cất hạ cánh thẳng đứng bao gồm một động cơ Rolls-Royce LiftFan, trục lái, 3 mô-đun xoay vòng bi (3BSM) và các cánh quạt rất mạnh, đảm bảo nâng khối lượng cất cánh tối đa của máy bay là 27.200 kg khỏi mặt đất.
Hệ thống cất hạ cánh thẳng đứng bao gồm một động cơ Rolls-Royce LiftFan, trục lái, 3 mô-đun xoay vòng bi (3BSM) và các cánh quạt rất mạnh, đảm bảo nâng khối lượng cất cánh tối đa của máy bay là 27.200 kg khỏi mặt đất.
Động cơ LiftFan có khả năng cung cấp lực đẩy khô tới 9 tấn và có quạt quay ngược chiều 2 tầng, đường kính đến 127cm và vòi phun có thể thay đổi vectơ lực đẩy (từ ngang chuyển sang thẳng đứng).
Động cơ LiftFan có khả năng cung cấp lực đẩy khô tới 9 tấn và có quạt quay ngược chiều 2 tầng, đường kính đến 127cm và vòi phun có thể thay đổi vectơ lực đẩy (từ ngang chuyển sang thẳng đứng).
Khi thực hiện cất và hạ cánh thẳng đứng, động cơ LiftFan tạo ra công suất 29.000 mã lực/trục và có khả năng xoay 95 độ chỉ trong 2,5 giây. Để ổn định máy bay khi cất và hạ cánh, không khí đi từ động cơ sau đó được chia đều vào các vòi phun.
Khi thực hiện cất và hạ cánh thẳng đứng, động cơ LiftFan tạo ra công suất 29.000 mã lực/trục và có khả năng xoay 95 độ chỉ trong 2,5 giây. Để ổn định máy bay khi cất và hạ cánh, không khí đi từ động cơ sau đó được chia đều vào các vòi phun.
Để kiểm soát độ cao khi cất và hạ cánh thẳng đứng, các góc của vòi xả của động cơ LiftFan có thể thay đổi góc độ, trong khi vẫn giữ tổng lực nâng không đổi (từ 90 độ khi cất hạ cánh và trở về 0 độ, khi máy bay bay bình thường). Năm 2001, hệ thống đẩy quạt nâng tích hợp (ILFPS), đã được trao giải thưởng Collier Trophy.
Để kiểm soát độ cao khi cất và hạ cánh thẳng đứng, các góc của vòi xả của động cơ LiftFan có thể thay đổi góc độ, trong khi vẫn giữ tổng lực nâng không đổi (từ 90 độ khi cất hạ cánh và trở về 0 độ, khi máy bay bay bình thường). Năm 2001, hệ thống đẩy quạt nâng tích hợp (ILFPS), đã được trao giải thưởng Collier Trophy.
Hệ thống ILFPS cho phép F-35B cất hạ cánh ở những sân bay dã chiến gần chiến tuyến, đưa F-35B trở thành vũ khí lý tưởng làm nhiệm vụ phòng không mặt trận, cũng như tiến công sâu vào tung thâm phòng ngự của đối phương.
Hệ thống ILFPS cho phép F-35B cất hạ cánh ở những sân bay dã chiến gần chiến tuyến, đưa F-35B trở thành vũ khí lý tưởng làm nhiệm vụ phòng không mặt trận, cũng như tiến công sâu vào tung thâm phòng ngự của đối phương.
Ngoài tính năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, F-35 hoàn toàn có thể cất và hạ cánh bình thường trên đường băng thông thường như các loại máy bay chiến đấu khác. Trên thực tế, để giữ độ bền của hệ thống ILFPS, nhà sản xuất Lockheed Martin khuyến cáo trong điều kiện bình thường, nên sử dụng phương pháp cất, hạ cánh thông thường.
Ngoài tính năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, F-35 hoàn toàn có thể cất và hạ cánh bình thường trên đường băng thông thường như các loại máy bay chiến đấu khác. Trên thực tế, để giữ độ bền của hệ thống ILFPS, nhà sản xuất Lockheed Martin khuyến cáo trong điều kiện bình thường, nên sử dụng phương pháp cất, hạ cánh thông thường.
F-35B cũng có nhiều điểm yếu, thứ nhất là các thành phần của hệ thống ILFPS về cơ bản là trọng lượng chết trong quá trình bay, do vậy F-35B có khoang chứa vũ khí bên trong nhỏ và cũng mang ít nhiên liệu bên trong hơn. Để khắc phục tầm bay ngắn, F-35B sẽ sử dụng máy bay tiếp dầu trên không.
F-35B cũng có nhiều điểm yếu, thứ nhất là các thành phần của hệ thống ILFPS về cơ bản là trọng lượng chết trong quá trình bay, do vậy F-35B có khoang chứa vũ khí bên trong nhỏ và cũng mang ít nhiên liệu bên trong hơn. Để khắc phục tầm bay ngắn, F-35B sẽ sử dụng máy bay tiếp dầu trên không.
Thứ hai là do sử dụng phương pháp cất hạ cánh thẳng đứng, nên F-35B có cấu tạo phức tạp hơn, dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn 23,01% (giá mua của Không quân Mỹ năm 2020 với F-35A là 77,9 triệu USD, nhưng giá mua của F-35B là 101,3 triệu USD).
Thứ hai là do sử dụng phương pháp cất hạ cánh thẳng đứng, nên F-35B có cấu tạo phức tạp hơn, dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn 23,01% (giá mua của Không quân Mỹ năm 2020 với F-35A là 77,9 triệu USD, nhưng giá mua của F-35B là 101,3 triệu USD).
F-35B có khả năng tàng hình trước một số loại radar, máy bay sử dụng công nghệ radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA). Máy bay có hai khoang dành cho tên lửa đối không và hai khoang chứa bom, có thể mang bom nặng tới 450kg; đồng thời F-35 cũng được trang bị một khẩu pháo 25mm treo bên ngoài.
F-35B có khả năng tàng hình trước một số loại radar, máy bay sử dụng công nghệ radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA). Máy bay có hai khoang dành cho tên lửa đối không và hai khoang chứa bom, có thể mang bom nặng tới 450kg; đồng thời F-35 cũng được trang bị một khẩu pháo 25mm treo bên ngoài.
F-35B có tốc độ tối đa Mach 1,6 hoặc 1.900km/giờ (gấp 1,6 lần tốc độ âm thanh). Động cơ cung cấp lực đẩy tối đa trên 18.100kg và phạm vi hoạt động 1.700km; F-35B có khả năng chịu tải tối đa đến 7G.
F-35B có tốc độ tối đa Mach 1,6 hoặc 1.900km/giờ (gấp 1,6 lần tốc độ âm thanh). Động cơ cung cấp lực đẩy tối đa trên 18.100kg và phạm vi hoạt động 1.700km; F-35B có khả năng chịu tải tối đa đến 7G.
F-35B đang thay thế những chiếc AV-8B Harrier II trong biên chế của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, và hiện đang đóng tại căn cứ Yuma, bang Arizona; căn cứ huấn luyện chính của F-35B tại Beaufort, Nam Carolina. Nguồn: Flickr.
F-35B đang thay thế những chiếc AV-8B Harrier II trong biên chế của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, và hiện đang đóng tại căn cứ Yuma, bang Arizona; căn cứ huấn luyện chính của F-35B tại Beaufort, Nam Carolina. Nguồn: Flickr.
Cận cảnh tiêm kích F-35B của Mỹ thực hiện cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Nguồn: USAF.

GALLERY MỚI NHẤT