Rừng tự nhiên do Công ty Trường Lộc quản lý bị tàn phá: Ai chịu trách nhiệm?

Văn bản do Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế Thân Minh Sâm ban hành cho rằng, để xảy ra các vụ phá rừng tự nhiên trái pháp luật trên địa bàn huyện, trách nhiệm chính và trước tiên thuộc về chủ rừng là Công ty Trường Lộc?

Liên quan khu vực rừng tự nhiên trên địa bàn xã Canh Nậu (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) do Công ty Trường Lộc quản lý, liên tục bị tàn phá (Khoa học Đời sống số 22 ngày 1/6 đã phản ánh), làm việc với phóng viên, đại diện UBND huyện Yên Thế cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về Công ty Trường Lộc. Tuy nhiên, công ty này không đồng tình với kết luận nêu trên.

Rung tu nhien do Cong ty Truong Loc quan ly bi tan pha: Ai chiu trach nhiem?
 Nhiều diện tích rừng tự nhiên do Công ty Trường Lộc quản lý bị tàn phá.

UBND Huyện: Doanh nghiệp buông lỏng quản lý

Làm việc với PV, ông Trần Thế Tùng - Chánh Văn phòng UBND huyện Yên Thế - đã cung cấp 2 văn bản: Số 132/BC-UBND do ông Thân Minh Sâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế ký ngày 27/3, gửi UBND tỉnh Bắc Giang, về "Tình hình công tác quản lý bảo vệ, sử dụng diện tích đất rừng được UBND tỉnh giao cho Công ty Trường Lộc thuê trên địa bàn huyện Yên Thế"; số 182/BC-UBND ngày 18/4, về "Kết quả kiểm tra, xác minh, xử lý các vụ phá rừng trái pháp luật của Công ty Trường Lộc trên địa bàn xã Xuân Lương, Canh Nậu".

Rung tu nhien do Cong ty Truong Loc quan ly bi tan pha: Ai chiu trach nhiem? - BAI 2
Văn bản số 132 của Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho rằng để xảy ra xâm lấn, chặt phá rừng tự nhiên là do năng lực của Công ty Trường Lộc yếu kém...?

Theo văn bản số 132/BC-UBND, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế báo cáo việc để xảy ra tình trạng xâm canh, phát rừng, lấn chiếm, tranh chấp dẫn đến mất an ninh trật tự và mất rừng tự nhiên là do sự quản lý của Công ty Trường Lộc còn hạn chế, lỏng lẻo; công ty còn yếu kém về năng lực tài chính, quản lý, sản xuất…; có biểu hiện buông lỏng quản lý đối với diện tích rừng được thuê.

Công ty chưa chủ động phối hợp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để bảo vệ rừng và giải quyết tranh chấp, phát phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, cháy rừng... trên diện tích được thuê. Sự phối hợp của Công ty Trường Lộc với các cơ quan, đơn vị của huyện, Hạt Kiểm lâm, UBND xã và thôn, bản trong việc ngăn chặn, phát hiện, xác minh, làm rõ, xử lý đối tượng phát, phá rừng hiệu quả chưa cao.

Rung tu nhien do Cong ty Truong Loc quan ly bi tan pha: Ai chiu trach nhiem? - BAI 2-Hinh-2
Văn bản 182 của Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho rằng: "Trách nhiệm chính và trước tiên thuộc về chủ rừng là Công ty Trường Lộc...".

Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi để rừng tự nhiên ở xã Canh Nậu bị tàn phá, trong văn bản số 182/BC-UBND ngày 18/4, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho rằng: "Trách nhiệm chính và trước tiên thuộc về chủ rừng là Công ty Trường Lộc... Ông Ngô Xuân Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật của Công ty Trường Lộc - phải là người chịu trách nhiệm chính".

Đồng thời, UBND huyện Yên Thế yêu cầu Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, UBND xã Canh Nậu và UBND Xuân Lương “rút kinh nghiệm”.

Rung tu nhien do Cong ty Truong Loc quan ly bi tan pha: Ai chiu trach nhiem?-Hinh-4
 Nhiều cây gỗ có tuổi đời hàng chục năm đã bị triệt hạ.

Liên quan sự việc này, ông Trần Thế Tùng - Chánh Văn phòng UBND huyện Yên Thế - cho biết thêm, sau khi có sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, huyện đã thành lập tổ rà soát, giao Công an huyện lập hồ sơ vụ án.

“Công an huyện đang mời chuyên gia gỗ về giám định. Trong quá trình điều tra, nếu đủ điều kiện, cơ quan công an sẽ xem xét khởi tố vụ án”, ông Tùng thông tin.

Rung tu nhien do Cong ty Truong Loc quan ly bi tan pha: Ai chiu trach nhiem?-Hinh-5
Nhiều cây gỗ tự nhiên bị chặt phá, đốt cháy không thương tiếc.

Công ty Trường Lộc nói gì?

Làm việc với PV, ông Ngô Xuân Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm người đại diện pháp luật của Công ty Trường Lộc - thừa nhận, đầu năm 2023, khu vực rừng tự nhiên ở xã Canh Nậu, do công ty quản lý, xảy ra 3 vụ phá rừng. Trong đó, một vụ bị Hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế xử phạt hành chính 20 triệu đồng. Đối với hai vụ còn lại, ông Trường khẳng định, Công ty Trường Lộc không phá rừng, cũng không cắt cây gỗ tự nhiên.

Theo ông Trường, công ty có sai sót trong quá trình quản lý khi để xảy ra việc rừng tự nhiên bị phá và đã nghiêm túc kiểm điểm đội ngũ lãnh đạo, cán bộ. Tuy nhiên, ông không đồng tình với nguyên nhân để xảy ra những vụ phá rừng tự nhiên mà Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế nêu trong văn bản số 132, cho rằng: “Công ty Trường Lộc yếu kém về năng lực quản lý, năng lực tài chính, năng lực sản xuất...".

Ông Trường lý giải, khi được UBND tỉnh Bắc Giang giao cho thuê 1.394,9 ha đất trên địa bàn huyện Yên Thế, theo quyết định 254/QĐ-UBND ngày 13/7/2011, Công ty Trường Lộc rất vất vả cùng các cơ quan chức năng vận động, thu hồi đất rừng từ phía người dân, cử lực lượng bảo vệ khu vực được bàn giao.

Giai đoạn đầu năm 2015, công ty mở một con đường để người dân đi lại. Cũng từ thời điểm này, những vụ cháy rừng liên tục xảy ra, vì nhiều người lấy cớ vào rừng bắt ong, hái măng... để phát, phá rừng tự nhiên.

Sau đó, công ty báo cáo chính quyền để xây dựng trạm barie trên đường vào khu Nhoan, cử người trông coi 24/24, với mục đích kiểm soát, hạn chế người vào rừng, đồng thời kiểm soát ô tô, công nông vào rừng chở keo, bạch đàn. Tuy nhiên, đến ngày 2/3, người dân kéo đến phản đối, đòi phá barie để tự do ra, vào rừng.

Ông Ngô Xuân Trường cho rằng, trong công tác bảo vệ rừng tự nhiên, Công ty Trường Lộc có phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, luôn đi cùng Hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế và có báo cáo tất cả sự việc xảy ra với Hạt Kiểm lâm. Công ty Trường Lộc không buông lỏng quản lý rừng…

Những vi phạm của Công ty Trường Lộc được nêu trong báo cáo của UBND huyện Yên Thế.

Báo cáo số 182/BC-UBND ngày 18/4 của UBND huyện Yên Thế cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, địa bàn xã Canh Nậu xảy ra 3 vụ phá rừng (ngày 8/2, 6/3, 17/3).

Vụ vi phạm thứ nhất: Công ty Trường Lộc ký hợp đồng khoán cho hộ ông N.V.T. phát dọn để trồng rừng. Tổng diện tích Công ty Trường Lộc tổ chức phát dọn để trồng rừng là 4,69 ha. Diện tích công ty phát vào rừng tự nhiên là 0,89 ha tại các lô 12a, 13a, 16, 16c, 25, 27 khoảnh 1, khu rừng Nhoan, bản Chay (xã Canh Nậu) (hiện trạng rừng bị chặt phá là rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng, thuộc loại rừng sản xuất).

Hành vi này ngay lập tức được người dân thông báo tới chính quyền địa phương. Hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế sau đó lập hồ sơ, xử lý vi phạm hành chính số tiền 20 triệu đồng đối với ông T.

Vụ vi phạm thứ hai: Tại lô 14, khoảnh 2, bản Chay (xã Canh Nậu), rừng tự nhiên do Công ty Trường Lộc quản lý bị phát hiện chặt phá với diện tích 1,28 ha (hiện trạng rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh, thuộc loại rừng sản xuất).

Vụ vi phạm thứ 3: Diện tích rừng bị chặt phá 0,58 ha, thuộc lô 15, khoảnh 5, khu rừng Nhoan, bản Chay (xã Canh Nậu), do Công ty Trường Lộc quản lý (hiện trạng rừng bị chặt phá là rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh, thuộc rừng sản xuất).

Riêng vụ vi phạm thứ 2, 3 đều có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về tội “hủy hoại rừng”, đã được Công an huyện, Hạt Kiểm lâm, Viện KSND huyện tiến hành khám nghiệm hiện trường. Công an huyện Yên Thế đang điều tra, xác minh, hoàn thiện hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Những loại gỗ quý như ngọc được săn lùng ở Việt Nam

Một số loại gỗ quý, hiếm được coi như vàng, dùng chế tạo các sản phẩm nội thất với độ bền cao, giá trị thẩm mỹ lớn, có mùi hương đặc trưng. Song, những loại gỗ này gần như tuyệt chủng do bị khai thác quá mức.

Ngọc am

Ngọc am có tên khoa học là Cupressus funebris, thuộc nhóm 1A trong danh mục phân loại thực vật quý hiếm. Đây là loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim được các nhà thực vật xếp vào họ hoàng đàn.

Gỗ ngọc am khá cứng, thớ gỗ mịn, có màu vàng rực rỡ, mùi thơm dễ chịu, lưu hương lại lâu. Với độ bền và tính thẩm mỹ cao, gỗ ngọc am được chế biến thành các sản phẩm nội thất và được nhiều người ưa chuộng.

Ngọc am có hai 2 loại và vàng và đỏ, trong đó màu đỏ có mùi thơm đậm hơn. Ngọc am có đặc tính càng già càng thơm, phần gốc thơm hơn phần ngọn, vùi càng lâu dưới đất càng thơm. Gỗ ngọc am có hàm lượng tinh dầu cao được chiết xuất dùng làm mỹ phẩm và dược phẩm.

Dân gian lưu truyền, gỗ ngọc am có tác dụng chữa bệnh, tắm bằng bồn gỗ ngọc am giúp cơ thể thải độc tố, lưu thông khí huyết, ngăn ngừa rôm sảy, giúp tinh thần tỉnh táo...

Nhung loai go quy nhu ngoc duoc san lung o Viet Nam

Khối gỗ ngọc am hóa thạch đổi màu được tìm thấy dưới đáy sông Cầu (Ảnh: Tri Thức và Cuộc Sống)

Một công dụng khác khiến ngọc am được các đại gia ráo riết săn tìm bởi nó là một biểu tượng tâm linh. Các tượng gỗ, tượng thế, tràng hạt, gối đầu... được làm bằng gỗ ngọc am có tác dụng được cho rằng có thể đuổi tà khí, đón rước thịnh vượng về nhà, khi xưa chỉ bậc đế vương mới dám dùng.

Liên quan đến loại gỗ quý như ngọc này, Trí Thức Trẻ thông tin, mới đây, một người đàn ông Trung Quốc tình cờ tìm thấy một 'khúc gỗ khô' dưới sông. Sau khi mang về, thấy khúc gỗ hơi cứng và có tiếng kêu giòn khi gõ vào, người này đã chụp ảnh đăng lên mạng. Mọi người bảo đây là cây ngọc bích. Sau đó, người này liền mang khúc gỗ tới chuyên gia để thẩm định và được biết đây là một loại gỗ ngọc am - một báu vật thiên nhiên ban tặng, có giá trị lên đến hàng chục triệu nhân dân tệ (NDT).

Vẻ đẹp của gỗ ngọc am nằm ở hình dạng của nó "là gỗ mà không giống gỗ, giống như ngọc bích mà không phải ngọc bích". Sự hình thành của gỗ ngọc am phải mất hàng nghìn năm.

Vì sự quý hiếm nên ngọc am rất đắt đỏ, khởi điểm từ khoảng vài nghìn lên đến vài triệu NDT, đặc biệt có khối ngọc am được bán với giá 12,9 triệu NDT (tương đương hơn 46 tỷ đồng).

Ở Việt Nam, năm 2017, một khối gỗ ngọc am hóa thạch, có màu nâu và còn nguyên thớ gỗ được tìm thấy dưới đáy sông Cầu (Thái Nguyên) khiến dư luận xôn xao. Người sở hữu khối gỗ quý giá này là anh Vũ Đức Duân (thôn Xuân Đám, xã Đồng Liên, huyện Phú Bình.

Anh Duân cho báo giới biết, điều kỳ lạ là khối gỗ hóa thạch này khi đưa vào bóng tối nó chuyển thành màu đen, nhưng khi đem ra ánh sáng, một lúc sau lại chuyển thành màu vàng óng. Có người trả giá đến trăm triệu đồng nhưng chủ nhân khối gỗ quý này không bán.

Trầm hương

Trầm hương được mệnh danh là “gỗ của các vị thần”. Gỗ trầm hương được liệt kê vào danh mục nhóm một các loại gỗ quý hiếm của Việt Nam.

Theo những người am tường về trầm thì trầm hương được tích tụ nhiều nhất ở khu vực viết thương của cây bầu dó. Khi thân cây bầu dó bị tổn thương, cây sẽ tiết ra một loại nhựa để tự chữa lành. Theo thời gian, phần gỗ bị tổn thương được tích tụ dầu và trở thành một loại gỗ quý tỏa ra mùi hương thơm phức. Đó chính là kỳ nam, hay còn gọi là trầm hương.

Trầm hương có vị đắng, trọng lượng nhẹ, có thể nổi trên nước. Khi đốt trầm cho mùi hương nhẹ, khói trầm kết xoáy, tan nhanh trong không khí.

Trầm hương được đánh giá là một trong những vật phẩm quý giá bởi mùi hương tự nhiên, mộc mạc, linh thiêng và quý phái. Nhờ hương thơm đặc biệt nên trầm hương được sử dụng để làm hương tinh dầu và nước hoa.

Nhung loai go quy nhu ngoc duoc san lung o Viet Nam-Hinh-2

Bốn cây trầm khủng có giá hàng triệu USD trong một showroom ở Hà Nội (Ảnh: Dân Việt)

Loại trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Đây là một trong những nguyên liệu thô đắt nhất trên thế giới. Trầm hương được chưng cất thành tinh dầu, có thể có giá lên đến 80.000 USD/lít, được mệnh danh là "vàng lỏng".

Trầm hương đã trở thành một thành phần phổ biến trong một số loại nước hoa đắt tiền. Trầm hương loại hảo hạng có thể có giá tới 100.000 USD/kg (hơn 2,3 tỷ đồng).

Nhiều người sưu tầm trầm hương tiền tỷ. Khối trầm hương “hắc kỳ” của anh Nguyễn Văn Lợi ở Đông Anh, Hà Nội có trọng lượng hơn 3kg, gồm 1 tượng phật bà Quan âm cùng 3 thanh Kỳ nam đã hóa thạch. Báo Dân Việt cho hay, từng có khách trả giá tới hàng chục triệu USD/kg, nhưng chủ nhân của khối trầm không bán. Còn trong showroom của một đại gia tại quận Thanh Xuân - Hà Nội, có những khối trầm trị giá lên đến cả triệu USD.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông vua trầm đất Bắc, không phải cứ có tiền và muốn mua là được trầm hương mà còn phải có duyên.

Gỗ sưa

Từ xưa, người Trung Quốc rất chuộng gỗ sưa. Người ta quan niệm rằng, gia đình dù giàu có đến mấy, cuộc sống có vương giả đến mấy mà trong nhà không có vật dụng làm bằng gỗ sưa thì cũng chưa đạt đến đẳng cấp thượng lưu.

Tại Việt Nam, gỗ sưa được ví như vàng, nằm trong nhóm 1A - nhóm gỗ cực kỳ quý hiếm. Gỗ sưa gồm hai loại chính là gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng. Trong đó, sưa đỏ có giá trị cao hơn nhờ màu gỗ và hương thơm. Gỗ sưa đỏ có vân bốn mặt, mùi thơm thoảng như hương trầm. Còn sưa trắng chỉ có vân hai mặt và cũng không có mùi thơm.

Nhung loai go quy nhu ngoc duoc san lung o Viet Nam-Hinh-3

Một cây sưa đỏ có tuổi đời trên một trăm năm tuổi ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội). (Ảnh: Dân Trí)

Gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát lại không bay mùi hương, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt. Khi dùng làm điêu khắc, gỗ sưa có màu sắc đẹp, chịu va đập, cào xước tốt, đường vân như mây bay nước chảy, đại đa số có đường gân đen.

Gỗ sưa đỏ là nguyên liệu quý hiếm cho đồ gia dụng. Nó được dùng làm nội thất trang trí cao cấp như: bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài, tay vịn cầu thang, lộc bình…

Ông Nguyễn Văn Hùy, đại gia gỗ ở Đồng Kị, cho biết, vào thời kỳ gây “sốt”, 1 kg gỗ sưa trên thị trường có thể được trả giá 30 triệu đồng. Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên có giá hàng chục tỷ đồng, thậm chí có cây cổ thụ được trả giá cả trăm tỷ đồng.

Những năm gần đây, cơn sốt gỗ sưa ở Việt Nam không ngừng tăng nhiệt, các thương lái Trung Quốc lùng sục khắp nơi để tìm mua loại gỗ này. Hiện những cây gỗ sưa cổ thụ mọc trên rừng, trong tự nhiên còn rất ít, chỉ một số lượng ít ỏi còn sót lại trong các đình làng, miếu mạo và luôn được trông giữ cẩn thận.

Nhung loai go quy nhu ngoc duoc san lung o Viet Nam-Hinh-4

Đồ gỗ quý ngàn tuổi của đại gia Việt Nhiều đại gia Việt thể hiện đẳng cấp của mình bằng thú chơi những vật phẩm đồ gỗ siêu đắt đỏ. Những bộ bàn ghế, sập, phản, giường... của họ lên đến cả tỷ đồng.

Xe tải cơi nới gắn logo Soltech V, TS: Chủ DN bố trí người theo dõi... né Công an?

Công an huyện Gia Lâm cho biết, các doanh nghiệp, cá nhân có xe kinh doanh vận tải chở vật liệu xây dựng thường xuyên tìm cách đối phó, gây nhiều khó khăn trong việc phát hiện và xử lý.

Liên quan đến tình trạng nhiều trường hợp xe quá khổ, quá tải, tự ý cải tạo phương tiện dù bị lực lượng chức năng xử lý nhưng vẫn ngang nhiên chạy trên một số tuyến đường thuộc địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) như: Khu vực Dốc Lời ra đường Ỷ Lan và đê tả sông Hồng hướng ra Lý Thành Tông để về Hưng Yên, ngày 7/10/2022 Thượng tá Hoàng Xuân Trường - Phó Trưởng Công an huyện Gia Lâm đã có văn bản phản gửi đến Báo Tri thức và Cuộc sống.
Trong văn bản, ông Trường lý giải do huyện Gia Lâm đang trên đà phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án đường đang được triển khai, nâng cấp, mở rộng, đặc biệt thời gian gần đây có nhiều dự án mới xây dựng tại các địa bàn giáp ranh như quận Long Biên (Hà Nội), huyện Văn Giang (Hưng Yên) nên nhiều xe tải chở vật liệu xây dựng đi qua địa bàn huyện để phục vụ thi công các dự án. Điều này đã gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.