Đảo hoang sơ Malaga tại Maine, Mỹ được bao phủ bởi cây xanh giữa vịnh Maine, gần như chẳng còn dấu tích gì của dân cư trên diện tích 161.000m2.
Hiện vẫn đang có nhiều tranh cãi về việc ai là người đặt chân tới đây đầu tiên vào thế kỷ 19. Nhưng dù là ai thì sau này đã có một nhóm ngư dân đánh bắt gần bờ xuất hiện, rồi dần dần tăng lên 42 người. Việc sinh sống trên đảo khá phổ biến thời bấy giờ, nhưng Malaga lại có nhiều biến cố hơn, vì đây là nơi duy nhất là cộng đồng đa chủng tộc tìm tới nương thân.
Lồng bẫy tôm hùm trên bờ biển "đảo ma" Malaga. |
Trong thời điểm kỳ thị chủng tộc ở mức đỉnh điểm, người Maine đã thổi bùng ngọn lửa đạo đức nhạy cảm đe dọa cuộc sống cộng đồng. Những ngườii gốc Scotland, da màu, Ireland, Yankee hay Bồ Đào Nha trên đảo khá nghèo, không kết hôn hợp pháp mà chỉ chung sống. Đó là điều không thể chấp nhận ở thời kỳ đó, và dĩ nhiên là một cái gai trong mắt.
Ngoài ra ở thời Victoria, nghỉ dưỡng trên đảo là thú vui của giới nhà giàu, nên chính quyền cho rằng những người da đen trên đảo sẽ làm "bẩn" cảnh quan và làm mất khách du lịch. Họ bị mô tả là "nghèo đói, ngu dốt, đáng ghê tởm, tà ác và là một nỗi ô nhục."
Sau này căng thẳng tăng lên, người dân Malaga bị cáo buộc loạn luân, đầu óc không bình thường và bị khuyết tật gen.
Thuyết ưu sinh phản khoa học phổ biến khắp nước Mỹ trong vài thập kỷ đầu thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một trong những hành vi "khoa học" sinh ra là cưỡng ép triệt sản khắp nơi trên nước Mỹ. Đa số nạn nhân đương nhiên là người da màu. Con số này khá lớn tại Maine (326 trường hợp từ 1925-1963), đặc biệt là ở Malaga. Thứ trưởng tư pháp Maine năm 1936 từng thừa nhận con số nhiều hơn thống kê do không ghi chép.
Nhưng như vậy chưa đủ. Sau cả trăm năm tranh chấp đất đai vì người chủ cũ không còn, hòn đảo chính thức thuộc về nhà nước và sớm sau đó những yếu tố này đã mở đường cho tai họa.
Hè năm 1911, Thống đốc Frederick Plaisted tới Malaga lần đầu và hứa với cư dân rằng họ sẽ không bị đuổi. 3 tuần sau, nhà nước ra tối hậu thư đòi thu hồi đất, yêu cầu người dân rời đi nếu không sẽ bị cưỡng chế và đốt nhà. Gần 1 năm sau, những ngôi nhà không còn ai, còn người dân chịu cảnh màn trời chiếu đất, vật vờ trên bờ, dưới nước liên tục vì không thể ở lại, nhưng cũng chẳng có nơi nào khác chấp nhận họ. Họ bị bệnh, mệt mỏi và chết. Một người chồng tìm bác sĩ và quay lại khi vợ đã chết trương vì bệnh với đàn con vây xung quanh.
Một số người khác bị bắt và giam giữ suốt đời dựa trên thước đo không đáng tin cậy về khả năng trí tuệ. Nhận thấy chưa triệt để, chính quyền tại đây còn đào tất cả mộ trong nghĩa trang, bỏ hài cốt vào năm giỏ lớn và chôn bừa tại một địa điểm nào đó. Nhưng riêng việc vận chuyển hài cốt cũng không đến nơi đến chốn, đã có những thi thể rơi xuống nước.
Việc loại bỏ cư dân một cách tàn nhẫn này không chỉ vì thuyết ưu sinh phân biệt chủng tộc, mà còn vì tham nhũng. Đảo này đã được bán lại cho bạn của thống đốc Plaisted năm 1913 để làm dự án nghỉ dưỡng, nhưng vì lý do nào đó mà công trình không thể khởi công.
Sau này, chính quyền rất cố gắng để xóa bỏ quá khứ, nhưng "ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Các thuật ngữ lấy từ tên đảo kiểu như "Malagites" nhằm chỉ những người có lối sống hỗn hợp sắc tộc không lành mạnh, hay "malago" chỉ người thiểu năng đã trở nên thông dụng.
Từ năm 2000, các nhà khảo cổ bắt đầu tới tìm lại quá khứ của đảo ma Malaga. Phác họa ban đầu về một cộng đồng dân cư đặc biệt bắt đầu xuất hiện. Năm 2010, thống đốc Baldacci tới thăm hòn đảo đã bày tỏ sự hối tiếc cho những bất công của người dân nơi đây với lời hứa chuộc lỗi. Với những nỗ lực tra cứu tài liệu, các nhà khảo cổ đã hình dung ra được đời sống của họ cả trăm năm trước.
Mời quý độc giả xem video Hiện tượng ma quỷ phá phách (nguồn Youtube):