Rùng rợn thí nghiệm tâm lý “đánh thức quỷ dữ” trong con người

Rùng rợn thí nghiệm tâm lý “đánh thức quỷ dữ” trong con người

(Kiến Thức) - Vào năm 1971, các nhà khoa học tại ĐH Stanford của Mỹ thực hiện thí nghiệm tâm lý rùng rợn nhằm tìm hiểu và đánh giá về hành vi của các cá nhân khác nhau trong vai trò tù nhân hoặc cai ngục.

 Thí nghiệm tâm lý nổi tiếng mang tên “Nhà tù Stanford” được thực hiện tại tầng hầm của ĐH Stanford, Mỹ năm 1971. Khi ấy, nhà khoa học Philip Zimbardo là người đứng đầu thí nghiệm.
Thí nghiệm tâm lý nổi tiếng mang tên “Nhà tù Stanford” được thực hiện tại tầng hầm của ĐH Stanford, Mỹ năm 1971. Khi ấy, nhà khoa học Philip Zimbardo là người đứng đầu thí nghiệm.
Mục đích của thí nghiệm là tìm hiểu và đánh giá về hành vi của các cá nhân khác nhau trong vai trò tù nhân hoặc cai ngục. Thí nghiệm cũng xem xét biểu hiện của mỗi cá nhân trong từng vai trò cụ thể.
Mục đích của thí nghiệm là tìm hiểu và đánh giá về hành vi của các cá nhân khác nhau trong vai trò tù nhân hoặc cai ngục. Thí nghiệm cũng xem xét biểu hiện của mỗi cá nhân trong từng vai trò cụ thể.
Theo đó, các nhà khoa học tại ĐH Stanford tuyển 24 người làm tình nguyện viên tham gia thí nghiệm về cuộc sống trong tù. Mỗi người được trả 15 USD/ngày trong 2 tuần.
Theo đó, các nhà khoa học tại ĐH Stanford tuyển 24 người làm tình nguyện viên tham gia thí nghiệm về cuộc sống trong tù. Mỗi người được trả 15 USD/ngày trong 2 tuần.
Số tình nguyện viên trên được chia làm 2 nhóm: nhóm đóng vai tù nhân và nhóm đóng vai cai ngục. Mỗi nhóm mặc trang phục theo đúng vai trò của mình và bắt đầu thí nghiệm trong nhà tù giả tại ĐH Stanford.
Số tình nguyện viên trên được chia làm 2 nhóm: nhóm đóng vai tù nhân và nhóm đóng vai cai ngục. Mỗi nhóm mặc trang phục theo đúng vai trò của mình và bắt đầu thí nghiệm trong nhà tù giả tại ĐH Stanford.
Trong ngày thí nghiệm đầu tiên, cả những người đóng vai cai ngục lẫn tù nhân đều cảm thấy bỡ ngỡ, lúng túng. Tuy nhiên, họ vẫn có thể giải quyết ổn thỏa tình hình dù không được đào tạo bài bản.
Trong ngày thí nghiệm đầu tiên, cả những người đóng vai cai ngục lẫn tù nhân đều cảm thấy bỡ ngỡ, lúng túng. Tuy nhiên, họ vẫn có thể giải quyết ổn thỏa tình hình dù không được đào tạo bài bản.
Sang đến ngày tiếp theo, các tù nhân được lệnh tổ chức cuộc nổi loạn. Khi ấy, các tình nguyện viên đóng vai cai ngục dùng đặc quyền của mình để trấn áp tù nhân bằng bạo lực hay lăng mạ phạm nhân.
Sang đến ngày tiếp theo, các tù nhân được lệnh tổ chức cuộc nổi loạn. Khi ấy, các tình nguyện viên đóng vai cai ngục dùng đặc quyền của mình để trấn áp tù nhân bằng bạo lực hay lăng mạ phạm nhân.
Kế đến, cai ngục giám sát chặt chẽ tù nhân khiến họ cảm thấy tuyệt vọng, áp lực, thậm chí là ghê tởm.
Kế đến, cai ngục giám sát chặt chẽ tù nhân khiến họ cảm thấy tuyệt vọng, áp lực, thậm chí là ghê tởm.
Người đóng vai tù nhân hoàn toàn nhập tâm vào thí nghiệm khi nhận dạng bản thân qua số tù trong trại giam chứ không phải tên họ của mình.
Người đóng vai tù nhân hoàn toàn nhập tâm vào thí nghiệm khi nhận dạng bản thân qua số tù trong trại giam chứ không phải tên họ của mình.
Sau 6 ngày, nhà khoa học Zimbardo cho dừng thí nghiệm vì nhiều tình nguyện viên đóng vai cai ngục cũng như tù nhân bị suy sụp tinh thần, đánh mất sự sáng suốt và có những hành động bạo lực, xâm phạm đến thân thể người khác.
Sau 6 ngày, nhà khoa học Zimbardo cho dừng thí nghiệm vì nhiều tình nguyện viên đóng vai cai ngục cũng như tù nhân bị suy sụp tinh thần, đánh mất sự sáng suốt và có những hành động bạo lực, xâm phạm đến thân thể người khác.
Sau khi những thông tin về thí nghiệm “Nhà tù Stanford” được tiết lộ, công chúng phản đối gay gắt bởi tính phi đạo đức của thí nghiệm và cái ác trong con người được "đánh thức".
Sau khi những thông tin về thí nghiệm “Nhà tù Stanford” được tiết lộ, công chúng phản đối gay gắt bởi tính phi đạo đức của thí nghiệm và cái ác trong con người được "đánh thức".
Mời độc giả xem video: Thí nghiệm thuốc chống ung thư từ bạc (nguồn: VTC14)

GALLERY MỚI NHẤT