Rùng rợn bộ tộc có hủ tục cắt đốt ngón tay khi người thân mất

Cho đến ngày nay, bộ tộc Dani ở Indonesia vẫn duy trì hủ tục cắt đốt ngón tay của người phụ nữ khi một người thân trong gia đình qua đời.

Rùng rợn bộ tộc có hủ tục cắt đốt ngón tay khi người thân mất
Bộ tộc Dani ở Indonesia vẫn giữ những hủ tục cực kỳ ghê rợn trong cuộc sống thường ngày. Họ sinh hoạt không khác gì con người ở thời kỳ đồ đá. Họ ướp xác tộc trưởng và những người phụ nữ trong gia đình đó sẽ phải chặt một ngón tay để thể hiện lòng thành kính. Hủ tục cắt đốt ngón tay rùng rợn đã tồn tại ở bộ tộc này từ hàng ngàn năm trước.
Phụ nữ Dani chịu rất nhiều thiệt thòi. Họ quán xuyến mọi chuyện trong gia đình, trong khi những người đàn ông khác lo việc săn bắn và về nhà hưởng thụ sự chăm sóc cũng như chẳng phải đụng tay làm việc gì. Khi gia đình có người mất, phụ nữ Dani phải tìm đường vào rừng, dùng rìu chặt một đốt ngón tay. Đôi khi, họ phải dùng đá có cạnh sắc, cắt mạnh vào đốt ngón tay tới khi đứt. Việc cứa đi cứa lại một vết thương khiến cơn đau càng kéo dài cũng như khiến ngón tay bị nát. Sau khi đốt tay đã đứt lìa khỏi ngón, người phụ nữ Dani sẽ dùng một loại lá cây rừng để cầm máu. Tuy nhiên, khả năng họ bị nhiễm trùng cũng như mắc phải các di chứng khác là rất cao.
Rung ron bo toc co hu tuc cat dot ngon tay khi nguoi than mat
Người phụ nữ Dani cắt bỏ đốt ngón tay như một cách để thể hiện nỗi đau khi người thân qua đời. 

Do tập tục rùng rợn này đã có từ hàng ngàn năm trước, tù trưởng và các chức sắc lớn trong làng vẫn giữ những tư tưởng truyền từ đời trước qua đời sau nên những người phụ nữ Dani chỉ biết nghe theo như một mệnh lệnh tối cao. Họ như những cư dân thời đồ đá, sống ẩn mình ở một thế giới riêng biệt và có lẽ sẽ không thay đổi tập tục của mình cho tới cả ngàn năm sau. Người dân nơi đây cho rằng chỉ có cắt đi đốt ngón tay trên cùng mới có thể bày tỏ được lòng đau xót, tiếc thương lẫn thành kính tới người đã khuất.

Dù vô cùng đau đớn và nguy hiểm, song phong tục này đã được người Dani duy trì trong hàng nghìn năm nay và không có ý định thay đổi hay bỏ đi.

Rung ron bo toc co hu tuc cat dot ngon tay khi nguoi than mat-Hinh-2
Nhà càng có nhiều người mất, họ càng phải cắt bớt thêm đốt tay.  

Không chỉ thực hiện việc loại bỏ một đốt ngón tay, người phụ nữ tộc Dani xưa kia còn phải cắt một bên tai hay các bộ phận khác trên cơ thể nếu gia đình họ có quá nhiều người thân qua đời. Trong suốt thời gian diễn ra nghi thức ma chay, họ phải trát bùn lên cơ thể, lên mặt và đưa người đã chết về nơi an nghỉ trong khi những vết thương vẫn còn rỉ máu.

Sau khi bị cắt ngón tay, những người phụ nữ Dani phải chịu nỗi đau thể xác lẫn tinh thần trong âm thầm. Khoảnh khắc họ vật lộn với ngón tay bị cụt đốt cũng không được để cho ai biết. Họ phải lao vào công việc nội trợ, chăm con ngay lập tức mà chẳng được dưỡng vết thương. Người phụ nữ Dani cho rằng nỗi đau thể xác này chẳng nhằm nhò gì so với việc mất đi người thân trong gia đình.

Rung ron bo toc co hu tuc cat dot ngon tay khi nguoi than mat-Hinh-3
Xác ướp trăm tuổi của Agat Mamete Mabel - thủ lĩnh từng cai trị bộ tộc khoảng 250 năm trước. 
Ngoài ra, người dân tộc Dani còn có một hủ tục ghê rợn khác là ướp xác người đã khuất. Họ từng có nghi thức ướp xác tù trưởng bằng cách hun khói từ 1 - 3 tháng, khiến xác của vị này chuyển màu đen bóng. Hiện nay, cách ướp xác đặc biệt này đã bị thất truyền và người Dani chỉ còn lưu giữ vài thi thể đặc biệt của những vị tù trưởng có công với tộc. Dù sống cách xa thế giới hiện đại nhưng người dân tộc này khá thân thiện với các du khách. Tuy nhiên, sự tiếp xúc này cũng không thể thay đổi được những hủ tục ghê rợn mà người phụ nữ Dani phải chịu.

Tận mục cuộc sống của tộc “người cá” cuối cùng trên Trái Đất

Bộ tộc Bajau nổi tiếng là tộc “người cá” cuối cùng trên thế giới. Họ có thể lặn sâu tới 60 mét xuống đáy biển để săn cá và bạch tuộc chỉ bằng những cây giáo tự chế.

Tận mục cuộc sống của tộc “người cá” cuối cùng trên Trái Đất
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat

Người Bajau là nhóm người du mục trên biển sinh sống nhờ việc đánh bắt hải sản. Theo ước tính, khoảng 1 triệu người Bajau sống ở Đông Nam Á, tập trung ở phía nam Philippines, Indonesia và Malaysia.

Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-2
Người Bajau được mệnh danh là tộc “người cá” cuối cùng trên thế giới vì họ là những thợ lặn và bơi lội tài ba nhất thế giới. Họ thường sống theo lối sống du cư trên biển và sử dụng những chiếc xuồng bằng gỗ nhỏ gọi là perahu.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-3
Trong khi người bình thường chỉ có thể nín thở dưới nước trong vài giây tới vài phút, người Bajau có thể lặn rất sâu, duy trì dưới nước tới 13 phút và ở độ sâu khoảng 60m dưới biển.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-4
Họ lặn nhiều lần trong vòng 8 giờ mỗi ngày, tức là họ dành khoảng 60% thời gian ở dưới nước. Họ thường lặn để bắt hải sản, tìm kiếm những nguyên liệu tự nhiên để làm đồ thủ công.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-5
Bộ tộc người cá Bajau có thể sống hàng tháng trời lênh đênh trên biển chỉ với một con xuồng perahu. 
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-6
Việc đi lại trên biển nên người Bajau đã xây nhà sàn và tập trung thành một làng nổi trên biển. Mực nước dưới chân nhà của họ có độ cao từ vài chục cm cho tới vài mét, tùy theo thời điểm thủy triều lên xuống.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-7
Ngôi làng của người Bajau chỉ cách thế giới văn minh khoảng 1 giờ đi biển, thế nhưng cuộc sống của họ vẫn mang tính hoang dã và du mục.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-8
Mỗi ngày, những người nhận nhiệm vụ săn bắt của bộ tộc Bajau sẽ xuống nước để bắt khoảng 1-8 kg cá, ốc và bạch tuộc…
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-9
Họ chỉ sử dụng kính lặn tự chế và không cần bình dưỡng khí, nhưng có thể thoải mái lặn sâu xuống 20m dưới biển trong vòng 5 phút.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-10
Thức ăn của người Bajau đơn giản là hải sản và chuối. Họ trộn tinh bột sắn với nước, lá khô rồi bôi lên mặt giống như một loại kem chống nắng.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-11
Thay vì học chữ, trẻ em Bajau được dạy cách bắt cá, bạch tuộc, tôm... Từ khi còn rất nhỏ, chúng đã có thể chèo thuyền thuần thục và biết cách săn bắt. Ảnh: IT. 

Lý do khiến bộ tộc du mục thích ăn thịt sống, uống máu tươi

Những người thuộc bộ tộc du mục Nenets ở vùng Bắc Cực của Nga vẫn duy trì tập tục ăn thịt sống, uống máu tươi của tuần lộc trong suốt hàng nghìn năm qua.

Lý do khiến bộ tộc du mục thích ăn thịt sống, uống máu tươi
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi

Nenets, hay Samoyeds, là một bộ tộc du mục sống ở vùng bán đảo Yamal, vùng Siberia, thuộc Bắc Cực, lãnh thổ nước Nga.

Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-2
Khu vực mà người Nenets sinh sống được mệnh danh là nơi “tận cùng thế giới”, quanh năm bao phủ tuyết trắng với nhiệt độ ban đêm có thể xuống dưới -50 độ C.
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-3
Nenets là một trong những bộ tộc sống du mục chăn nuôi tuần lộc hiếm hoi còn sót lại trên trái đất. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-4
Theo thống kê dân số mới nhất vào năm 2010, hơn 44.000 người Nenets đang sống tại Liên bang Nga. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-5
Người du mục Nenets di cư theo mùa cùng với đàn tuần lộc của họ, đi dọc theo các con đường du mục đã có từ rất xa xưa. Họ sống chủ yếu bằng công việc đánh cá, nuôi tuần lộc, săn thú. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-6
Thịt tuần lộc là một món ăn quan trọng trong chế độ ăn uống của người Nenets. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-7
Người du mục Nenets có thể ăn thịt sống, ướp lạnh hoặc luộc chín và uống máu tươi của một con tuần lộc mới mổ. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-8

Ngay từ khi còn nhỏ, người Nenets đã được học cách ăn thịt sống và uống máu tuần lộc để giữ ấm cho cơ thể.

Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-9
Với người Nenets, “tuần lộc là nhà của họ, là thức ăn, là sự ấm áp và là phương tiện di chuyển”. Dây thòng lọng bắt thú được làm bằng gân tuần lộc, dụng cụ và xe trượt tuyết làm bằng xương.
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-10
Bộ trang phục bằng da và lông thú giúp người Nenets chống chọi thời tiết giá lạnh ở vùng Bắc Cực. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-11
Nhờ những con tuần lộc mà họ có thể vượt qua những khoảng cách xa tới hàng nghìn cây số trong hành trình di cư ở vùng Cực Bắc. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-12
Những cỗ xe do tuần lộc kéo là phương tiện di chuyển chủ yếu của người Nenets. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-13
Các túp lều của người Nenets có hình nón, được gọi là “choom” hay “mya”, lợp bằng da tuần lộc nhằm giữ ấm và đối phó với khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt. Ảnh: Atlantic, DM. 

Cuộc sống của các bộ tộc biệt lập qua ống kính nhiếp ảnh gia

Để có cái nhìn rõ nét hơn về cuộc sống của các bộ tộc tách biệt với thế giới, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Jimmy Nelson đã đi vòng quanh thế giới và thực hiện bộ ảnh ý nghĩa.

Cuộc sống của các bộ tộc biệt lập qua ống kính nhiếp ảnh gia
Cuoc song cua cac bo toc biet lap qua ong kinh nhiep anh gia

Bộ ảnh về cuộc sống của các bộ tộc tách biệt với thế giới mang tên "Before They Pass Away" (Tạm dịch: Trước khi họ ra đi).

Cuoc song cua cac bo toc biet lap qua ong kinh nhiep anh gia-Hinh-2
Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Jimmy Nelson ghi lại hình ảnh về hơn 30 bộ tộc sống tách biệt với thế giới và mang đến cho chúng ta cơ hội khám phá các văn hóa thuộc về các tộc người sống tại nơi hẻo lánh và đang dần biến mất do sự phát triển của xã hội. Trong hình là bộ tộc Kazakhstan, Mông Cổ.
Cuoc song cua cac bo toc biet lap qua ong kinh nhiep anh gia-Hinh-3
Bộc tộc Huli, Indonesia - Papua New Guinea.
Cuoc song cua cac bo toc biet lap qua ong kinh nhiep anh gia-Hinh-4
Phụ nữ bộ tộc Himba ở Namibia.
Cuoc song cua cac bo toc biet lap qua ong kinh nhiep anh gia-Hinh-5
Bộ tộc Goroka ở Indonesia - Papua New Guinea.
Cuoc song cua cac bo toc biet lap qua ong kinh nhiep anh gia-Hinh-6
Nam giới thuộc tộc Asaro, Indonesia và Papua New Guinea.
Cuoc song cua cac bo toc biet lap qua ong kinh nhiep anh gia-Hinh-7
Những người thuộc tộc Kalam ở Indonesia và Papua New Guinea.
Cuoc song cua cac bo toc biet lap qua ong kinh nhiep anh gia-Hinh-8
Cuộc sống của tộc người Chukchi, Nga.
Cuoc song cua cac bo toc biet lap qua ong kinh nhiep anh gia-Hinh-9
Tộc người Tsaatan, Mông Cổ.
Cuoc song cua cac bo toc biet lap qua ong kinh nhiep anh gia-Hinh-10
Đàn ông bộ tộc Samburu ở Kenya.
Cuoc song cua cac bo toc biet lap qua ong kinh nhiep anh gia-Hinh-11
Tộc người Mursi, Ethiopia.
Cuoc song cua cac bo toc biet lap qua ong kinh nhiep anh gia-Hinh-12
Người Drokpa, Ấn Độ. Ảnh: Bored Panda. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.