Rùng mình những hành tinh nguy hiểm nhất trong vũ trụ

Rùng mình những hành tinh nguy hiểm nhất trong vũ trụ

Vũ trụ luôn chứa đựng những điều bí ẩn và các nhà khoa học vẫn luôn nỗ lực không ngừng để khám phá vũ trụ. Vũ trụ cũng vô cùng đáng sợ, những hành tinh sau đây phần nào tái hiện được sự đáng sợ của vũ trụ.

1. Carbon planet: bề mặt  hành tinh loang lổ, là dấu tích của những bóng khí metan khổng lồ. Thời tiết trên hành tinh vô cùng khắc nghiệt với trời mưa dầu và nhựa đường. (Nguồn: Wikimedia Common)
1. Carbon planet: bề mặt hành tinh loang lổ, là dấu tích của những bóng khí metan khổng lồ. Thời tiết trên hành tinh vô cùng khắc nghiệt với trời mưa dầu và nhựa đường. (Nguồn: Wikimedia Common)
2. Hải vương tinh: trên Hải Vương tinh, người ta có thể thấy những luồng khí phản lực chuyển động liên tục quanh hành tinh với tốc độ đáng sợ. (Nguồn: ASTROMENO)
2. Hải vương tinh: trên Hải Vương tinh, người ta có thể thấy những luồng khí phản lực chuyển động liên tục quanh hành tinh với tốc độ đáng sợ. (Nguồn: ASTROMENO)
Tốc độ này gấp đôi tốc độ cần thiết để phá vỡ rào cản âm thanh và rõ ràng là vượt quá sức chịu đựng của con người. Nếu ai đó vô tình rơi xuống hành tinh này sẽ bị xé tan nhanh chóng bởi những luồng gió kinh hoàng và tan biến vĩnh viễn không để lại vết tích. (Nguồn: baomoi.com)
Tốc độ này gấp đôi tốc độ cần thiết để phá vỡ rào cản âm thanh và rõ ràng là vượt quá sức chịu đựng của con người. Nếu ai đó vô tình rơi xuống hành tinh này sẽ bị xé tan nhanh chóng bởi những luồng gió kinh hoàng và tan biến vĩnh viễn không để lại vết tích. (Nguồn: baomoi.com)
3. 51 Pegasi B: hành tinh có cấu tạo chủ yếu bằng Hydro và heli. Chảo lửa Bellerophon cùng với ánh sáng của nó luôn được duy trì ở nhiệt độ 1800 F (1000 độ C). Sức nóng khủng khiếp như vậy làm sắt trên hành tinh nóng chảy và bốc hơi, tạo ra những đám mây sắt khổng lồ. (Nguồn: VietNamNet)
3. 51 Pegasi B: hành tinh có cấu tạo chủ yếu bằng Hydro và heli. Chảo lửa Bellerophon cùng với ánh sáng của nó luôn được duy trì ở nhiệt độ 1800 F (1000 độ C). Sức nóng khủng khiếp như vậy làm sắt trên hành tinh nóng chảy và bốc hơi, tạo ra những đám mây sắt khổng lồ. (Nguồn: VietNamNet)
4. COROT exo-3b: cho đến thời điểm hiện tại, đây là hành tinh "đặc" lớn nhất và mật độ cao nhất được con người biết đến. Áp suất khí quyển lớn đến mức sẽ đè bẹp và nghiền nát bạn ngay lập tức. Nó sẽ tương đương với một vài con voi ngồi trên ngực hoặc đầu bạn! (Nguồn: genk.vn)
4. COROT exo-3b: cho đến thời điểm hiện tại, đây là hành tinh "đặc" lớn nhất và mật độ cao nhất được con người biết đến. Áp suất khí quyển lớn đến mức sẽ đè bẹp và nghiền nát bạn ngay lập tức. Nó sẽ tương đương với một vài con voi ngồi trên ngực hoặc đầu bạn! (Nguồn: genk.vn)
5. Mars- Hỏa tinh: trên sao Hỏa một trận bão bụi có thể phát triển trong một vài giờ và bao toàn bộ hành tinh trong vòng vài ngày. Chúng là những cơn bão bụi lớn nhất và mạnh nhất trong hệ mặt trời. Hỏa bụi xoáy tạo ra những hình tháp đạt chiều cao của đỉnh Everest với sức gió khoảng 300 km mỗi giờ. (Nguồn: tienphong.vn)
5. Mars- Hỏa tinh: trên sao Hỏa một trận bão bụi có thể phát triển trong một vài giờ và bao toàn bộ hành tinh trong vòng vài ngày. Chúng là những cơn bão bụi lớn nhất và mạnh nhất trong hệ mặt trời. Hỏa bụi xoáy tạo ra những hình tháp đạt chiều cao của đỉnh Everest với sức gió khoảng 300 km mỗi giờ. (Nguồn: tienphong.vn)
6. WASP-12b: đây là hành tinh nóng nhất từng được phát hiện. Nhiệt độ bề mặt của nó vào khoảng 4.000F (2.200 độ C). Nhiệt độ của nó bằng khoảng một nửa nhiệt độ bề mặt Mặt trời, và nóng gấp hai lần nhiệt độ của dung nham. (Nguồn: nasa.gov)
6. WASP-12b: đây là hành tinh nóng nhất từng được phát hiện. Nhiệt độ bề mặt của nó vào khoảng 4.000F (2.200 độ C). Nhiệt độ của nó bằng khoảng một nửa nhiệt độ bề mặt Mặt trời, và nóng gấp hai lần nhiệt độ của dung nham. (Nguồn: nasa.gov)
7. Jupiter – Mộc tinh: bề dày bầu khí quyển của mộc tinh gấp đôi chiều rộng của Trái đất. Nơi đây có những cơn gió cường độ 400mph và những “mê lộ sấm chớp’’ có cường độ gấp 100 lần trên Trái đất. Ẩn bên dưới bầu không khí đáng sợ và tối này là 25.000 dặm biển sâu chứa đầy hydro kim loại lỏng. (Nguồn: kenh 14.vn)
7. Jupiter – Mộc tinh: bề dày bầu khí quyển của mộc tinh gấp đôi chiều rộng của Trái đất. Nơi đây có những cơn gió cường độ 400mph và những “mê lộ sấm chớp’’ có cường độ gấp 100 lần trên Trái đất. Ẩn bên dưới bầu không khí đáng sợ và tối này là 25.000 dặm biển sâu chứa đầy hydro kim loại lỏng. (Nguồn: kenh 14.vn)
8. CoRoT-7b: Đất đá, bay hơi, ngưng tụ lại và gây ra những cơn mưa đá trên bề mặt đầy dung nham nóng chảy của hành tinh. Nhiệt này có thể gây ra núi lửa diện rộng trên bề mặt của hành tinh, với mức độ hoạt động mạnh mẽ hơn cả mặt trăng Io của sao Mộc. (Nguồn: VietNamNet)
8. CoRoT-7b: Đất đá, bay hơi, ngưng tụ lại và gây ra những cơn mưa đá trên bề mặt đầy dung nham nóng chảy của hành tinh. Nhiệt này có thể gây ra núi lửa diện rộng trên bề mặt của hành tinh, với mức độ hoạt động mạnh mẽ hơn cả mặt trăng Io của sao Mộc. (Nguồn: VietNamNet)
9. Venus – Kim tinh: là hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời. Nếu ở đây con người gần như ngay lập tức sẽ bị chết ngạt bởi khí độc. Và chưa hết, dù lực hấp dẫn ở đây chỉ khoảng 90% so với ở Trái đất, bạn vẫn sẽ bị nghiền nát bởi trọng lượng khổng lồ của bầu khí quyển. (Nguồn: VietNamNet)
9. Venus – Kim tinh: là hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời. Nếu ở đây con người gần như ngay lập tức sẽ bị chết ngạt bởi khí độc. Và chưa hết, dù lực hấp dẫn ở đây chỉ khoảng 90% so với ở Trái đất, bạn vẫn sẽ bị nghiền nát bởi trọng lượng khổng lồ của bầu khí quyển. (Nguồn: VietNamNet)
Mời quý độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ | VTV24.
tin tổng hợp

GALLERY MỚI NHẤT